Đằng sau sự thành công của bức hình sét đánh trúng bức tượng chúa Jesus

Một nhiếp ảnh gia đã bất chấp nguy hiểm để đối mặt với thời tiết mưa bão sắp tới trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ghi lại khoảng 500 kiểu ảnh phơi sáng khác nhau. Mục đích cuối cùng là tạo ra một tác phẩm – đó là bức ảnh sét đánh độc nhất vô nhị.

Nhiếp ảnh gia Fernando Braga tuần trước đã vô tình chụp lại được khoảnh khắc sét đánh vào tượng chúa Jesus cao nhất tại Brazil. Trong điều kiện trời mưa gió bất ngờ đổ bộ vào bờ biển Rio de Janeiro.

Sự cống hiến quên mình vì nghệ thuật đã được đền đáp khi nhiếp ảnh gia này bắt đầu thực hiện “sứ mệnh” của mình. Ông nhất quyết phải thực hiện một điều gì đó thực sự đặc biệt. Và sau ba giờ đồng hồ đối mặt với các vấn đề thời tiết cực đoan. Cuối cùng vị nhiếp ảnh gia này đã thu lại được một bức hình gây ấn tượng, cho thấy sức mạnh của mẹ thiên nhiên phi thường tới nhường nào.

Bức ảnh chụp tia sét đánh trúng vào vùng đầu của bức tượng cao tới 38m. Đã tạo ra một cảnh tượng hiếm hoi (có thể coi là có một không hai). Bức ảnh và video này ghi lại khoảnh khắc thu hút lượng người xem lên tới 3.156 lượt bình luận, 168,000 lượt thích cùng 20 triệu.

Người sáng tạo ra bức hình độc nhất này – Fernando Braga đã phải thốt lên: “Đây là thứ ánh sáng thần thánh!!!”. Bức ảnh này được chụp lại vào ngày 10-2-2023, được nhiếp ảnh gia này chia sẻ lại trên Instagram của mình.

Cảnh timelapse ghi lại quá trình nhiếp ảnh gia Braga ghi lại hình ảnh chụp búc tượng bị sét đánh
Cảnh timelapse ghi lại quá trình nhiếp ảnh gia Braga ghi lại hình ảnh chụp búc tượng bị sét đánh

Quá trình tạo ra bức ảnh ngàn năm có một

Braga cho biết, ông đã phải đứng ngoài trời mưa suốt 3 tiếng đồng hồ, chỉ để ghi lại những khoảnh khắc hoàn hảo như thế này. Vì đây là yêu cầu được nhiều người hứng thú và tò mò, nên Braga còn quay lại video ở chế độ timelapse (quay chụp nhanh) cảnh sét đánh trúng bức tượng Chúa với 500 tấm ảnh đã qua xử lý khác nhau. Ngoài ra, ông còn đổi ống kính liên tục trong suốt quá trình quay chụp.

Ông Braga đã phải thực hiện quá trình quay chụp bắt đầu từ 16h (địa phương) và kết thúc vào khoảng 20h30’ cùng ngày. Tia set trong bức hình được ghi lại vào lúc khoảng 18h55’

Braga cho biết:” Tôi đã mất không biết bao nhiêu ngày tháng tập dượt để chuẩn cho bị cho khoảnh khắc này. Cuối cùng thì vẫn là công cốc. Tuy nhiên, đừng bao giờ từ bỏ”, vị nhiếp ảnh gia gạo cội chia sẻ Sau suốt 3 tiếng đồng hồ chụp 500 tấm ảnh phơi sáng khác nhau đẻ có được bức ảnh huyền thoại để lại cho đời.

Thiết bị ghi hình giúp hoàn thiện tác phẩm

Braga cho biết, máy ảnh Nikon D800 với hai ống kính máy ảnh 70-200mm f/2.8 và 70mm f/8 đã được ông sử dụng. Để ghi lại tkhoảnh khắc này một cách chân thực và sắc nét. Ngoài ra, bức ảnh độc đáo này được chụp ở tốc độ màn trập 13 giây và ISO 100.

Nguồn: ZingNews

Nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button