Sau bao chờ đợi thì mới đây, Sigma đã cho ra mắt chiếc ống kính zoom 18-50mm f/2.8 DC DN dành cho dòng máy ảnh mirrorless Canon EOS R.
Canon là một hãng sở hữu khá nhiều mẫu máy ảnh cảm biến APS-C xuất sắc có thể kể đến những đại diện dòng R như Canon EOS R7, Canon EOS R10 và Canon EOS R50. Tuy nhiên, một số nhiếp ảnh gia đã chỉ trích hãng bởi mức giá của ống kính ngàm RF nguyên bản rất cao và khá khó tiếp cận đối với những người dùng không phải làm nghề. Tuy nhiên, giờ đây Canon đã “cởi mở” hơn với các hãng sản xuất ống kính ngàm RF bên thứ ba, Sigma là lá cờ đầu trong chuyện này.
Ra mắt Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN – Thông tin mới nhất
Ống kính Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN C cung cấp độ dài tiêu cự tương đương khoảng 29-80mm và khẩu độ f/2.8 nhanh, không đổi, Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN cực kỳ phù hợp với nhiều tác vụ chụp ảnh khác nhau bao gồm du lịch, phong cảnh và cả chân dung.
Ống kính 18-50mm f/2.8 DC DN C không phải là mới, nó đã tạo được sự hấp dẫn trên các mẫu máy ảnh ngàm Sony E và Leica L. Tuy nhiên, trên Canon thì đó sẽ là một món hời. Người dùng có cơ hội được sử dụng ống kính full-frame trên máy ảnh cảm biến crop, giúp loại bỏ các lợi thế tiềm ẩn về kích thước, trọng lượng và chi phí của kính APS-C nguyên bản.
Tính đến thời điểm hiện tại, Canon chỉ có ba ống kính RF-S: RF-S 10-18mm f/4.5-6.3 IS STM, RF-S 18-150mm f/3.5-6.3 IS STM và RF-S 55- 210mm f/5-7.1 IS STM. Chúng không phải là ống kính tồi nhưng có khẩu độ khá chậm. Về mặt kỹ thuật, một số ống kính Dual Fisheye cũng đang được phát triển nhưng ở bài viết này chúng ta sẽ không đề cập đến nó.
Cũng bởi vì Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN C đã có mặt trên thị trường một vài năm rồi nên các tính năng, thông số hay cả hiệu suất thực tế của chiếc ống kính này bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở mọi kênh thông tin. Nhưng vì đây là phiên bản đầu tiên của chiếc ống kính này mang ngàm RF trứ danh, nên chúng mình sẽ nhắc lại đôi nét đặc trưng của Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN dưới đây.
Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN C là chiếc ống kính nhỏ và nhẹ nhất trong phân khúc trong một vài năm gần. Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN chỉ nặng khoảng 300g và dài 74,5mm. Nó cũng tương thích với các filter có kích thước 55mm, màng chắn 7 là khẩu. Về cấu tạo quang học, nó được cấu thành từ 13 thấu kính chia làm 10 nhóm, trong đó bao gồm ba thấu kính phi cầu đúc bằng thủy tinh có độ chính xác cao.
Về khả năng lấy nét tự động thì Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN được trang bị động cơ lấy nét stepping motor hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn hiệu suất lấy nét tự động nhanh, chính xác và hoàn toàn yên tĩnh. Giống như rất nhiều ống kính hiện đại dành cho máy ảnh không gương lật, Sigma đã chế tạo ống kính 18-50mm f/2.8 DC DN C dành cho video, hứa hẹn khả năng lấy nét ổn định và mượt mà cho các cảnh chuyển động. Hơn nữa, ống kính Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN C có thể lấy nét ở khoảng cách tối thiểu từ 12,1cm đến 30cm trong phạm vi zoom của nó và tỷ lệ phóng đại tối đa là 1:2,8 đến 1:5.
Hình ảnh mẫu được chụp từ Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN C
Mức giá và phiên bản
Hiện nay bạn có thể đặt mua ống kính Sigma 18-50mm f/2.8 DC DN (Canon RF) tại TokyoCamera để có được mức giá ưu đãi nhất.
Đây chắc chắn không phải chiếc ống kính duy nhất mà Sigma chế tạo dành cho máy ảnh mirrorless cảm biến APS-C của Canon. Sigma cho biết rằng các ống kính 10-18mm f/2.8, 16mm f/1.4, 23mm f/1.4, 30mm f/1.4 và 56mm f/1.4 DC DN Contemporary sẽ có ngàm RF vào mùa thu này. Tamron cũng sẽ đưa ống kính ASP-C 11-20mm f/2.8 của mình lên máy ảnh ngàm RF vào khoảng năm 2024. Đến cuối năm nay, hệ thống ống kính Canon RF-S sẽ ở trạng thái tốt và có mức giá dễ tiếp cận hơn đáng kể so với cuối năm 2023.