Top Máy Ảnh Film Cổ Điển Tốt Nhất Năm 2023 Cho Người Mới

Từng được cho là đã biến mất nhưng những năm gần đây với sự giúp sức của các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Tik Tok,… Máy ảnh film như đang dần quay trở lại với cuộc chơi. Nếu bạn mới bắt đầu chơi máy ảnh phim thì có lẽ bạn sẽ không nên bỏ qua bài viết top 11 máy ảnh film cổ điển tốt nhất của cho người mới chơi của Tokyo Camera.

1. Nikon FE – Chiếc máy ảnh film DSLR tốt nhất

Thông số nổi bật

  • Máy ảnh SLR
  • Định dạng film: 35mm
  • Năm ra mắt: 1978
  • Ống kính: Ngàm Nikon F
  • Kính ngắm: Quang học
  • Các chế độ: Ưu tiên khẩu độ, thủ công, Tự động
  • Người dùng phù hợp: Người có kinh nghiệm chơi máy film, người mới chơi
máy ảnh film
Nikon FE – Chiếc máy ảnh film DSLR tốt nhất

Lý do nên mua – nên tránh

Lý do nên mua:

  • Nhỏ gọn, giá cả phải chăng
  • Thiết kế đậm chất cổ điển
  • Dễ dàng sử dụng

Lý do nên tránh:

  • Tốc độ màn trập chậm

Nikon FE là chiếc máy ảnh SLR sử dụng film 35mm bán chuyên được sản xuất bởi Nikon tại Nhật Bản từ năm 1978 đến năm 1983. Nikon FE có chế độ ưu tiên khẩu độ và phơi sáng thủ công, khiến nó trở thành lựa chọn tốt cho những những người dùng muốn nâng cao trải nghiệm của mình và cả những người dùng nghiệp dư mới bắt đầu chơi máy ảnh phim. Màn trập của Nikon FE có phạm vi từ 1/1000 giây đến tối đa 8 giây, trong khi chế độ Bulb mode sẽ là không giới hạn. Tốc độ đồng bộ flash là 1/125 giây, trong khi ISO dao động từ 12 đến 3200.

Kính ngắm của Nikon FE hiển thị hình ảnh sáng và rõ ràng, qua đó sẽ đem đến cho người dùng cái nhìn đầy đủ về khung cảnh mình đang chụp. Hiện tại thì Nikon FE vẫn là một chiếc máy SLR có thể hoạt động tốt với thiết kế đẹp mắt và phù hợp với những người dùng mới bắt đầu tìm hiểu về máy ảnh film.

2, Máy ảnh film Canon AE-1

Thông số nổi bật

  • Máy ảnh SLR
  • Năm ra mắt: 1976
  • Định dạng film: 35mm
  • Ống kính: Ngàm Canon FD
  • Kính ngắm TTL quang học
  • Chế độ: Shutter-priority, manual
  • Người dùng phù hợp: Người mới chơi, người sưu tầm
máy ảnh film giá rẻ
Máy ảnh film Canon AE-1

Lý do nên mua – nên tránh

Lý do nên mua:

  • Thiết kế cổ điển
  • Điều khiển màn trập điện tử

Lý do nên tránh:

  • Hoàn thiện phần nhiều từ nhựa

Cấu trúc bằng nhựa của Canon AE-1 giúp cho giá thành của chiếc máy ảnh phim này vô cùng phải chăng. Phù hợp với những người mới bắt đầu chơi  máy film hoặc những người sưu tầm. Màn trập của Canon AE-1 là màn trập điện tử cổ điển. Điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ giúp tiết kiệm năng lượng hơn đồng thời mang lại khả năng ổn định cao hơn so với các cửa chớp vận hành bằng cơ học

Canon AE-1 sử dụng ngàm ống kính FD, sau này được thay thế bằng ngàm ống kính EF, mặc dù bạn vẫn có thể sử dụng ngàm FD bởi có bộ chuyển đổi. Một điều đặc biệt nữa trên chiếc máy ảnh phim này đó là Canon AE-1 (ở một vài biến thế về sau) có thêm chế độ phơi sáng tự động.

3. Máy ảnh phim Olympus OM-1

Thông số nổi bật

  • Máy ảnh SLR
  • Năm ra mắt: 1972
  • Định dạng film: 35mm
  • Ống kính: Ngàm Olympus
  • Kính ngắm TTL quang học
  • Chế độ: manual
  • Người dùng phù hợp: Người mới chơi, người sưu tầm
máy ảnh film cho người mới bắt đầu
Máy ảnh phim Olympus OM-1

Lý do nên mua – nên tránh máy ảnh film Olympus OM-1

Lý do mua:

  • Kích thước và trọng lượng nhỏ
  • Kính ngắm lớn
  • Vận hành hoàn toàn bằng cơ học

Lý do nên tránh:

  • Chỉ có phơi sáng thủ công

Những năm 1970 là thời kỳ hoàng kim của những chiếc máy ảnh SLR sử dụng phim 35mm và một trong những mẫu máy ảnh hàng đầu khi đó là Olympus OM-1. Đây là một chiếc máy ảnh SLR được hoàn thiện hoàn toàn thủ công. Cùng thời với Olympus OM-1 đó là chiếc OM-2 đắt tiền hơn và OM-10 với vật liệu chính từ nhựa rẻ hơn và có bổ sung các chế độ phơi sáng tự động. Olympus OM-1 được thiết kế bởi các nhóm sản xuất PEN và PEN F, những mẫu đã truyền cảm hứng cho các mẫu PEN kỹ thuật số ngày nay.

Về ngoại hình, OM-1 rất nhỏ so với các máy ảnh SLR và thời điểm đó, nhưng nó vẫn có kính ngắm quang học lớn. Thậm chí có màn hình lấy nét có thể hoán đổi cho nhau. Tốc độ cửa trập trên OM-1 được điều chỉnh thông qua một vòng xoay trên ống kính. Phía trên máy sẽ có một nút xoay lớn để điều chỉnh ISO.

4. Máy ảnh film Nikon F5

Thông số nổi bật của máy ảnh film Nikon F5

  • Máy ảnh SLR
  • Năm ra mắt: 1996
  • Định dạng film: 35mm
  • Ống kính: Ngàm Nikon F
  • Kính ngắm TTL quang học
  • Chế độ: manual
  • Người dùng phù hợp: Người đã có kinh nghiệm, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
Máy ảnh film Nikon F5
Máy ảnh film Nikon F5

Lý do nên mua – nên tránh

Lý do nên mua:

  • Độ bền bỉ danh nổi tiếng
  • Tự động lấy nét ấn tượng
  • Tốc độ màn trập tối đa 1/8000 giây

Lý do nên tránh:

  • Trọng lượng nặng
  • Không có đo sáng khi dùng ống kính manual

Nikon F5 là chiếc máy ảnh SLR sử dụng film chuyên nghiệp cuối cùng được hãng sản xuất. Dù đã được ra mắt từ năm 96 nhưng cho đến nay Nikon F5 vẫn là một sự lựa chọn tốt nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh film tiên tiến có các chế độ lấy nét tự động, khẩu độ và ưu tiên cửa trập tuyệt vời. Cũng như vẫn có thể sử dụng những ống kính thủ công. F5 cũng có thể tự động đọc tốc độ film của bạn để giúp hạn chế việc quay ISO thủ công. Với tất cả những công nghệ cao cấp ở thời bấy giờ thì bạn sẽ phải chấp nhận một thân máy có phần nặng nề, hạn chế đi khả năng di động. Tuy không thích hợp cho việc đem theo khi đi du lịch thì Nikon F5 cũng từng lạ một trợ thủ đắc lực với các công việc liên quan đến nhiếp ảnh thời bấy giờ.

5. Pentax ME Super

Thông số nổi bật của máy ảnh film Pentax ME Super

  • Máy ảnh SLR
  • Năm ra mắt: 1979
  • Định dạng film: 35mm
  • Ống kính: Ngàm Pentax K
  • Kính ngắm TTL quang học
  • Chế độ: Manual / Aperture priority
  • Người dùng phù hợp: Người mới chơi, người sưu tầm
máy ảnh slr
Máy ảnh Pentax ME Super

Lý do nên mua – nên tránh

Lý do nên mua:

  • Chế độ Aperture priority (Ưu tiên khẩu độ)
  • Điều khiển cơ học
  • Chế độ 1/125 trược khi hết pin
  • Kính ngắm lớn

Lý do nên tránh:

  • Phần nút xoay và nút bấm có phần hơi rẻ tiền

Pentax ME Super là một sản phẩm phù hợp với đa số những người dùng ở thời điểm bấy giờ. Máy được điều khiển hoàn toàn thủ công giúp cho những người dùng chuyên nghiệp có thể thỏa sức sáng tạo. Bên cạnh đó, Pentax ME Super vẫn có chế độ bán tự động tuyệt vời dành cho những người mới bắt đầu chụp ảnh film. Điều này đảm bảo rằng dù bạn là ai thì cũng có thể chụp được những bức ảnh đẹp với chiếc máy ảnh phim này.

Máy sử dụng ngàm ống kính Pentax K quen thuộc của hãng cho phép bạn có thể tháo lắp để thay đổi ống kính một cách nhanh chóng. Với trọng lượng cực nhẹ và thiết kế rất trực quan khi sử dụng, đây có thể được xem là một trong những chiếc máy ảnh SLR 35mm tốt nhất từng được sản xuất.

6. Máy ảnh film Pentax K1000

Thông số nổi bật

  • Máy ảnh SLR
  • Năm ra mắt: 1976
  • Định dạng film: 35mm
  • Ống kính: Ngàm Pentax K
  • Kính ngắm TTL quang học
  • Chế độ: Manual
  • Người dùng phù hợp: Người mới chơi, người sưu tầm
máy ảnh film giá rẻ
Máy ảnh film Pentax K1000

Lý do nên mua – nên tránh

Lý do nên mua:

  • Thiết kế cổ điển đẹp mắt
  • Giá rẻ

Lý do nên tránh:

  • Chỉ có chế độ Manual
  • Không có chế độ hẹn giờ chụp

Pentax K1000 là chiếc máy ảnh nổi tiếng nhờ sự cắt giảm chi phí và tối giải máy ảnh vào thời điểm đó. Có thể xem đây là chiếc máy ảnh DSLR rẻ nhất của Pentax và thậm chí còn bị loại bỏ đi tính năng hẹn giờ chụp, xem trước độ sâu trường ảnh. Pentax K1000 là một chiếc máy ảnh hoàn toàn thủ công và mặc dù nó sẽ cần pin cho phần đồng hồ đo nhưng màn trập cơ của máy sẽ có thể hoạt động mà không cần pin.

Rất nhiều thế hệ sinh viên yêu thích chiếc Pentax K1000 bởi chi phí thấp, chụp đơn giản nhưng vô cùng bền bỉ. K1000 sử dụng ngàm ống kính Pentax K vẫn được áp dụng cho các mẫu máy ảnh của hãng cho đến hiện nay (mặc dù đã có một số sửa đổi về lấy nét tự động).

7. Nikon FM2

Thông số nổi bật của máy ảnh film Nikon FM2

  • Máy ảnh SLR
  • Năm ra mắt: 1982
  • Định dạng film: 35mm
  • Ống kính: Ngàm Nikon F
  • Kính ngắm TTL quang học
  • Chế độ: Manual
  • Người dùng phù hợp: Người đã có kinh nghiệm, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
máy ảnh film là gì
Máy ảnh phim Nikon FM2

Lý do nên mua – nên tránh

Lý do nên mua:

  • Độ bền bỉ nổi tiếng
  • Hoạt động không cần pin
  • Tốc độ màn trập tối đa: 1/4000 giây

Lý do nên tránh:

  • Mức giá đắt hơn so với các đối thủ

Nikon FM2 được ra mắt vào thời điểm các nhà sản xuất khác đang tung ra những chiếc máy ảnh SLR nhỏ và rẻ hơn cùng phần màn trập điện tử mới mẻ. Do đó, chiếc máy ảnh này có phần cổ điển hơn. Nhưng vẻ ngoài cổ điển đó lại là điểm ăn khách nhất trên chiếc máy này, bên cạnh là độ bền bỉ đỉnh cao giúp cho Nikon sản xuất nó cho đến tận năm 2001.

Nikon FM2 có thể hoạt động hoàn toàn bằng cơ mà không cần đến pin, bạn sẽ chỉ cần dùng pin để phần đồng hồ đo sáng bên trong hoạt động. Tốc độ màn trập tối đa 1/4000 giây và phần thân máy được hoàn thiện bằng hợp kim đồng-nhôm-silic bền bỉ khiến nó được các nhà sưu tầm săn đón.

8. Canon Canonet G-III QL17

Thông số nổi bật

  • Máy ảnh SLR
  • Năm ra mắt: 1972
  • Định dạng film: 35mm
  • Ống kính: Cố định 40mm f1.7
  • Kính ngắm Optical rangefinder
  • Chế độ: Manual / Shutter priority
  • Người dùng phù hợp: Người đã có kinh nghiệm, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
máy ảnh film cho người mới bắt đầu
Máy ảnh phim Canon Canonet G-III QL17

Lý do nên mua – nên tránh

Lý do nên mua:

  • Kính ngắm tuyệt vời
  • Ngoại hình đẹp mắt
  • Được hoàn thiện chắc chắn

Lý do nên tránh:

  • Hiệu suất đo sáng khó đoán
  • Khó lấy nét

Nếu bạn đang tìm mua một chiếc máy ảnh để làm một món đồ trang trí hoặc có thiết kế đẹp thì đừng bỏ lỡ Canonet G-III QL17. Đây có thể được xem là chiếc máy ảnh đẹp nhất của Canon với thiết kế cổ điển, nhỏ gọn nhưng lại được hoàn thiện cực kỳ chắc chắn.

Vẻ ngoài hào nhoáng nhưng chất lượng hình ảnh trên Canonet G-III QL17 cũng vô cùng tuyệt vời với ống kính cố định 40mm f1.7. Tuy nhiên, chiếc máy này hơi khó để lấy nét và khả năng đo sáng cũng khá khó đoán. Điều này sẽ đòi hỏi đến một người dùng máy film chuyên nghiệp và kỹ tính hơn để sử dụng chiếc máy này.

9. Máy ảnh film Leica M6

Thông số nổi bật

  • Máy ảnh  Rangefinder
  • Năm ra mắt: 1964
  • Định dạng film: 35mm
  • Ống kính: Ngàm Leica M
  • Kính ngắm Optical rangefinder
  • Chế độ: Manual
  • Người dùng phù hợp: Người đã có kinh nghiệm, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
máy film
Máy ảnh film Leica M6

Lý do nên mua – nên tránh

Lý do nên mua:

  • Thiết kế và hoàn thiện tuyệt vời
  • Nhỏ gọn và bền bỉ

Lý do nên tránh:

  • Mức giá đắt đỏ

Những mẫu máy ảnh rangefinder của Leica luôn khiến bạn sẽ cần mất một khoảng thời gian nhất định để có thể làm quen và thành thạo nó. Đặc biệt là phần lấy nét trên máy ảnh này, để nó có thể hoạt động nhanh và chính xác bạn sẽ mất một khoảng thời gian nhất định. Nhưng một khi đã thành thạo thì Leica M6 sẽ là chiếc máy ảnh giúp bạn tạo ra những bức hình tuyệt vời.

Leica là một hãng máy ảnh nổi tiếng về sự đắt đỏ và để sở hữu Leica M6 bạn cũng sẽ phải bỏ ra một mức giá không hề mềm. Tuy nhiên, sở hữu thân máy mới chỉ là một nửa của vấn đề. Bạn sẽ cần phải mua những ống kính Leica cũng có giá cao không kém. Và tất nhiên, về cơ bản thì M6 sẽ đáp ứng gần như tất cả các nhu cầu của bạn với một chiếc máy ảnh film. Nhưng ngoài công dụng về mặt chuyên môn thì việc sở hữu một chiếc Leica trong tủ máy ảnh cũng là một ý nghĩa rất to lớn với anh em mê máy máy film.

10. Canon AF35ML

Thông số nổi bật của máy ảnh film Canon AF35ML

  • Máy ảnh  Rangefinder
  • Năm ra mắt: 1983
  • Định dạng film: 35mm
  • Ống kính: cố định 40mm f/1.9
  • Kính ngắm Optical rangefinder
  • Chế độ: Manual
  • Người dùng phù hợp: Người đã có kinh nghiệm, người mới chơi
máy ảnh film canon
Máy ảnh Canon AF35ML

Lý do nên mua – nên tránh

Lý do nên mua:

  • Khá dễ tìm ở thời điểm hiện tại
  • Tương đối rẻ
  • Khẩu độ rộng
  • Sử dụng pin AA

Lý do nên tránh:

  • Tiếng chụp khá ồn
  • Kính ngắm nhỏ
  • ISO tối đa 400

Canon AF35ML là một chiếc máy ảnh sử dụng film 35mm giá rẻ có thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi để chụp ảnh nhanh mà không cần thực hiện quá nhiều thao tác. Mặc dù đây không phải chiếc film nổi bật, nhưng nó lại có những điểm độc đáo riêng.

Canon AF35ML có chất lượng hình ảnh rõ nét và nhất quán, đồng thời với ống kính cố định có khẩu độ f/1.9 và đèn flash tích hợp, nó cũng rất hợp lý khi bạn chụp ảnh vào ban đêm. Có thể đây không phải là một chiếc máy giúp bạn có thể chụp những bức ảnh mang đậm tính nghệ thuật nhưng nếu để giải trí thì Canon AF35ML là một lựa chọn không tồi.

11. Leica MA

Thông số nổi bật của máy ảnh film Leica MA

  • Máy ảnh Rangefinder
  • Năm ra mắt: 2014
  • Định dạng film: 35mm
  • Ống kính: Ngàm Leica M
  • Kính ngắm Optical rangefinder
  • Chế độ: Manual
  • Người dùng phù hợp: Người đã có kinh nghiệm
máy ảnh chụp film
Máy ảnh Leica MA

Lý do nên mua – nên tránh

Lý do nên mua:

  • Hoàn thiện tuyệt vời
  • Nhỏ gọn và bền bỉ

Lý do nên tránh:

  • Không dễ làm quen
  • Mức giá khá cao

Những chiếc máy ảnh Rangefinder của Leica luôn là một sự tranh cãi bởi mức giá quá cao cho một mẫu máy ảnh đã ra mắt từ lâu như Leica MA. Tất nhiên, đối với những fan của Leica thì mỗi chiếc máy ảnh của hãng đều là những tác phẩm nghệ thuật đạt đến sự hoàn hảo. Tất nhiên, bạn sẽ mất một thời gian để làm quen với những chiếc máy ảnh ảnh Leica dòng M.

Với những chiếc máy ảnh Rangefinder của Leica việc lấy nét luôn là một công đoạn cần phải học hỏi một thời gian thì mới có thể thao tác nhanh và chính xác được. Về chi phí thì ngoài việc bỏ ra một số tiền không nhỏ để sở hữu phần thân máy MA thì bạn cũng sẽ mất thêm kha khá vì những ống kính của Leica cũng đắt tiền không kém.

Content Protection by DMCA.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook (8h-23h)
Chat Zalo (8h-23h)
Hotline Tư Vấn (8h-21h)