Cách xử lý màu sắc (Color science) của các hãng máy ảnh luôn là đề tài “nóng” được đưa ra bàn luận giữa các nhiếp ảnh gia!
Một trong những điểm mạnh thường được nhắc tới nhiều nhất của máy ảnh Fujifilm. Là thứ được các nhiếp ảnh gia sử dụng dòng máy này nhắc tới với niềm tự hào ‘sâu sắc’ là khả năng xử lý màu sắc. Mọi người cho rằng màu sắc ảnh của Fujifilm là vượt trội so với hãng khác. Nhưng với tôi thì điều này không đúng cho lắm vì khi sử dụng các máy ảnh của hãng tôi luôn phải chỉnh sửa lại trong quá trình hậu kỳ.
Chiếc Fujifilm X-T2 là một trong những chiếc máy đáng sở hữu nhất khi nó được ra mắt. Với những tính năng như tốc độ lấy nét nhanh. Cảm biến độ phân giải cao và có cả khả năng quay video cao cấp. Điểm mà tôi cảm thấy chưa hài lòng với nó lại chính là cách tái tạo màu sắc. Luôn ngả về hướng màu tím (magenta). Yếu điểm này càng hiện rõ hơn khi so sánh với dòng máy kế nhiệm X-T3 với màu sắc đã được chỉnh sửa rất nhiều.
Ảnh chụp từ Fujifilm XT-3 (trên) và Fujifilm X-T2 (dưới)
Bức ảnh trên so sánh màu sắc của X-T2 và X-T3 trong điều kiện studio. Ta có thể thấy được rằng X-T3 cho màu sắc đúng và cũng đẹp mắt hơn rõ rệt so với dòng máy tiền nhiệm. Tuy vậy đối với tôi, X-T3 vẫn cho màu ảnh xấu và không có gì đáng để khen cả.
Fujifilm vs. Sony
Tôi không biết nên đặt Fujifilm hay Sony lên ngôi vị số 1 trong việc… tái tạo màu ảnh kém. Cả 2 hãng đều có những chiếc máy tuyệt vời với nhiều tính năng hiện đại. Nhưng Sony thì luôn bị người dùng phàn nàn về việc tái tạo màu da (đặc biệt cần thiết trong chụp ảnh chân dung). Còn Fuji thì luôn “thiêu thiếu một chút gì đó”.
Sony a7R III + Zeiss Batis 85mm f/1.8
Fujifilm X-T3 + 56mm f/1.2
2 bức ảnh trên được chuyển đổi bằng Lightroom và chiếc được chụp từ Fujifilm. Nhìn khá là xấu xí. Ảnh có một chút ám xanh nhẹ khiến nó không bắt mắt. Thậm chí còn không bằng được màu sắc của Sony. Mặc dù Sony không phải là một hãng nổi tiếng về khoản này.
Sony a7R III + Batis 85mm f/1.8
Fujifilm X-T3 + 56mm f/1.2
Người dùng máy Fuji sẽ nói rằng máy của họ tương thích tốt hơn với phần mềm chỉnh sửa Capture One so với Lightroom. Điều đáng tiếc là Capture One cũng không thể sửa được hết những vấn đề về màu khi trong 2 bức ảnh phía trên. Ảnh từ X-T3 vẫn không thực sự đẹp với màu đỏ bị làm nhạt và kém bắt mắt so với ảnh từ Sony.
Fujifilm có khá nhiều những profile màu để người dùng điều chỉnh màu sắc. Nhưng mỗi cái lại đi về một hướng khác nhau. Ví dụ như màu Velvia thì có độ tương phản và độ đậm màu sắc đẩy lên quá cao. Nó giống như việc một người mới làm quen với nhiếp ảnh. Và đẩy thanh độ đậm trong Lightroom lên hết cỡ vậy.
Fujifilm vs. Canon
Khi so sánh với những máy từ Canon thì sự khác biệt trở nên rõ ràng hơn. Vì Canon từ trước đến nay luôn được các nhiếp ảnh gia đánh giá cao về vấn đề màu sắc. Trong bức ảnh phía dưới, Canon 5DS R cho màu sắc đúng với thực tế. Trong khi đó Fujifilm GFX 50 lại bị ám màu tím và xanh khá nhiều. Màu da từ GFX 50 nhìn rất nhợt nhạt, thiếu sức sống.
Fujifilm GFX 50 + 63mm f/2.8 với màu Provia
Canon 5DS R + Sigma 50mm f/1.4
Có một cách hữu hiệu để sửa lại sự sai khác về màu sắc trong những máy Fujifilm đó là sử dụng tấm bảng màu mẫu (Color checker). Để làm được điều này bạn cần có bảng màu ColorChecker. Tạo một profile màu trong Capture One thông qua Lumariver. Mỗi khi chụp trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Hãy chụp một tấm ảnh với bảng màu. Sau đó áp dụng profile khi hậu kỳ đã tạo cho tất cả những ảnh trong buổi chụp đó.
Fujifilm GFX 50 + 63mm f/2.8 sau khi đã được chỉnh màu bằng bảng màu mẫu, thậm chí còn đẹp hơn cả Canon!
Fujifilm vs. Fujifilm
Không cần so với những hãng khác, bằng cách so sánh những ảnh được chụp từ máy Fujifilm với nhau. Ta cũng có thể thấy được vấn đề về màu sắc. 2 bức ảnh dưới đây đều được chụp bằng máy Fujifilm GFX 100 cùng ống kính 120mm f/4.0 Macro. Điểm khác biệt là một được chụp ở chế độ thông thường (single shot). Một ở chế độ độ phân giải cao Pixel shift.
GFX100 + 120mm Macro ở chế độ chụp thông thường
GFX100 + 120mm Macro ở chế độ chụp độ phân giải cao Pixel shift
Với Pixel shift máy sẽ di chuyển cảm biến để chụp được đầy đủ màu sắc cho 1 điểm nhận sáng thay vì phải sử dụng phép nội suy từ các điểm sáng lân cận, nhờ đó mà việc cân bằng trắng luôn luôn chính xác. Và ta có thể thấy được sự khác biệt khi mà ảnh chụp thông thường có một lớp màu tím phủ lên (thấy rõ nhất ở vân gỗ trên bàn) còn ảnh Pixel shift thì chính xác hơn.
Cũng với công nghệ Pixel shift trên dòng máy Hasselblad H6D 400c thì sự khác biệt về màu sắc là gần như không có, chứng minh rằng khả năng nội suy để “đoán” màu sắc trên thực tế của Fujifilm hiện nay là còn thua kém so với những hãng khác.
Lời kết
Bài viết này không phải để “ném đá” Fujifilm hay những fan của họ, mà chỉ để đưa ra những ví dụ để cho thấy rằng khả năng tái tạo màu sắc của các máy Fuji là chưa hoàn hảo và còn cần điều chỉnh trong tương lai. Fujiflm là một hãng rất chăm chỉ nghe ý kiến của người dùng để liên tục nâng cấp sản phẩm của mình và đây là lý do tại sao tôi cảm thấy thoải mái trong việc phê bình những điểm còn bất cập của họ.
Fujifilm đã tạo ra rất nhiều sản phẩm tuyệt vời trong thời gian gần đây, một ví dụ điển hình là chiếc GFX 100S. Tôi tin rằng nếu như họ có thể sửa được vấn đề màu sắc thì trong tương lai Fujifilm sẽ trở thành nhà sản xuất máy ảnh cao cấp hàng đầu trên thị trường.
(Bài viết là chia sẻ của nhiếp ảnh gia kiến trúc Usman Dawood từ Sonder Creative)