Mới đây, DJI đã cho ra mắt chiếc flycam mới thuộc dòng Air mới nhất mang tên DJI Air 3. Hãy cùng Tokyo Camera review DJI Air 3, chiếc flycam dòng Air đầu tiên có 2 camera.
Tổng quan về DJI Air 3
DJI Air 3 là chiếc máy bay không người lái mới nhất của DJI, sở hữu nhiều nâng cấp hơn so với DJI Air 2S. DJI đã nâng cấp khả năng ghi hình trên Air 3 nhưng vẫn duy trì cho nó một thế kể nhỏ gọn.
Review DJI Air 3
Nâng cấp nổi bật nhất ở DJI Air 3 chính là hệ thống camera kép hỗ trợ độ phân giải 5.1K và zoom lai 10x. Tính năng này cho phép bạn chụp ảnh và quay video có độ phân giải cao với chất lượng tuyệt vời. Chế độ Waypoint Flight là một tính năng mới lần đầu tiên xuất hiện trên dòng Air của DJI. Bên cạnh đó, một tính năng mới lần đầu tiên xuất hiện trên DJI Air 3 đó là chức năng power accumulation function. Flycam cũng trang bị một số công cụ sáng tạo mới như LightCut và Tilt-Shift Effect cho phép bạn linh hoạt chỉnh sửa cảnh quay hơn.
Review DJI Air 3 – Ưu, nhược điểm
Ưu Điểm | Nhược Điểm |
Cụm camera kép | Sạc chậm |
Chất lượng hình ảnh tốt | Theo dõi đối tượng có độ trễ |
Thời lượng sử dụng dài | |
Cảm biến đa hướng | |
Nhiều tính năng mở rộng |
Thông số kỹ thuật của DJI Air 3
- Trọng lượng: 720g
- Kích thước: 207×100,5×91,1mm (gấp lại) | 258,8×326×105,8mm (mở ra)
- Thời gian sử dụng tối đa: Khoảng 46 phút
- Camera góc rộng: FOV: 82°, 24mm, f/1.7, 1m đến ∞
- Camera medium tele: FOV: 35º, 70mm, f/2.8, 3m đến ∞
- ISO video: 100-6400, D-log/HLG: 100-1600, video: 100-12800
- ISO ảnh tĩnh: 100-6400 (12MP), 100-3200 (48MP)
- Kích thước ảnh: 8064×6048
- Độ phân giải video: H.264/H.265; 4K/60fps; 1080p/60fps
- Quay video slow-motion: 4K/100fps; 1080p/200fps
- Độ phân giải quay dọc: 2,7K/60fps; 1080p/60fps
Review DJI Air 3 – Ngôn ngữ thiết kế
Kích thước và trọng lượng
DJI Air 3 sở hữu phần khung chắc chắn, nhỏ gọn với trọng lượng khoảng 720g cùng kích thước khi mở cánh khoảng 258,8×326×105,8mm và có thể gấp gọn lại 207×100,5×91,1mm. Nếu so sánh với chiếc DJI Mavic Air 2, Air 3 nặng hơn đôi chút nhưng bù lại bạn sẽ có chất lượng hình ảnh tuyệt vời từ cụm camera kép.
Pin và thời gian sử dụng
Việc trọng lượng khá nặng của DJI Air 3 một phần đến từ viên pin 4.241mAh có trọng lượng khoảng 267g. Với viên pin có dung lượng cao này cho phép bạn sử dụng Air 3 trong khoảng 46 phút nhiều hơn khoảng 48% so với người tiền nhiệm Air 2. Bạn sẽ mất khoảng 60 phút để sạc đầy viên pin này.
Tuy nhiên, trên DJI Air 3 có một tính năng lần đầu tiên mà chúng mình thấy đó là power accumulation function – cụ thể tính năng này sẽ cho phép bạn chuyển toàn bộ điện năng từ sạc 3 pin sang tập trung sạc cho pin có năng lượng cao nhất.
Review DJI Air 3 – Bộ điều khiển tương thích
Đây không hẳn là tính năng trên Air 3 nhưng chúng mình đây sẽ là điểm mới đáng chú ý đi kèm với chiếc flycam tầm trung này. DJI Air 3 sẽ được bán ra cùng với 2 chiếc điều khiển mới DJI RC 2 và DJI RC-N2.
DJI RC 2 được trang bị anten gấp khác biệt khá nhiều so với những mẫu điều khiển khác của DJI. DJI RC 2 sở hữu cân nặng khoảng 416g nặng hơi khá nhiều so với người tiền nhiệm (380g). RC 2 vẫn sẽ sở hữu màn hình có kích thước 5,5 inch cùng độ phân giải 1080p và độ sáng 700nit. Mình vẫn đánh giá đây là một màn hình có chất lượng hiển thị tốt trong điều kiện sáng vừa phải hoặc tối. Còn nếu bạn sử dụng nó trong một ngày nắng to thì sẽ rất khó nhìn. Về màu sắc thì điều khiển DJI RC 2 có màu xám giống như Air 3 tạo cảm giác rất cao cấp khi nhìn vào.
Bên cạnh điều khiển hiện đại RC 2 thì DJI cũng cho giới thiệu bộ điều khiển RC-N2, người kế nhiệm của chiếc RC-N1.
Tính năng bay trên DJI Air 3
Cảm biến đa hướng và ActiveTrack 5.0
Nếu bạn đã quen sử dụng các máy bay không người lái của DJI thì bạn sẽ cảm thấy rất dễ khi sử dụng Air 3. DJI Air 3 không tạo ra quá nhiều tiếng ồn như chiếc DJI Mavic 3 Pro hay tiếng rít như DJI FPV.
Cũng giống như các máy bay không người lái trước đây của DJI, Air 3 cũng sẽ có ba chế độ bay:
- Chế độ Sport (thể thao): cung cấp tốc độ tối đa 68,3km/h khi tắt tính năng tránh va chạm, sẽ rất hữu ích khi bạn đang bắt nét vào một đối tượng chuyển động nhanh.
- Chế độ Normal (bình thường): tốc độ chậm hơn, với tính năng tránh va chạm đa hướng.
- Chế độ Cine: đây là chế độ bay chậm nhất để giúp bạn ghi lại những thước phim đậm chất điện ảnh nhất.
ActiveTrack 5.0 – theo dõi chủ thể được hỗ trợ bằng AI hoạt động vô cùng ổn định. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp khả năng này có đôi chút hơi chậm khi khung hình có quá nhiều người.
Khả năng cản gió
Khả năng cản gió trên DJI Air 3 vô cùng ấn tượng khi có thể cản gió ở tốc độ 27 dặm/giờ nhưng với những thử nghiệm thì nó có thể cản gió có tốc độ 35 dặm/giờ. Tuy nhiên, khi ở tốc độ gió cao tính năng RTH sẽ không thể hoạt động ổn định.
APAS 5.0 và RTH (Advanced Return To Home)
Trên Air 3 được trang bị đầy đủ tính năng giúp bạn có thể bay flycam an toàn nhất có thể. Cảm biến chướng ngại vật đa hướng (lần đầu tiên xuất hiện trong dòng Air) kết hợp với APAS 5.0 của DJI giúp bạn không phải lo lắng khi bay trong những môi trường khó khăn.
Khi tính năng tránh va chạm được bật, DJI Air 3 có thể phanh hoặc tránh né chướng ngại vật mà nó phát hiện được. Để đảm bảo an toàn hơn, Advanced Return to Home sẽ có thể quét trong phạm vi 200m để có thể tính toán đường bay về an toàn nhất.
Review DJI Air 3 – Truyền dẫn DJI O4
Air 3 sử dụng hệ thống truyền dẫn DJI O4 cung cấp khả năng truyền dẫn trực tiếp ở độ phân giải 1080p/60fps ở khoảng cách lên tới 20km.
Chất lượng hình ảnh và video trên DJI Air 3
Camera kép (góc rộng và tele tầm trung)
DJI Air 3 sở hữu hai camera đều có kích thước cảm biến CMOS 1/1,3 inch. 2 camera bao gồm một camera góc rộng độ dài tiêu cự tương đương 24mm và một camera tele tầm trung tương đương 70mm. Cùng khả năng thu phóng 3x.
Cả hai camera đều hỗ trợ chụp ảnh với độ phân giải 48MP, đem đến hình ảnh chân thực và chi tiết. Một điều đáng quan tâm đó là cả hai camera này đều có khẩu độ cố định lần lượt là f/1.7 với ống kính góc rộng và f/2.8 với ống kính tele tầm trung. Khẩu độ cố định sẽ rất ổn định khi bạn chụp ảnh tĩnh nhưng nếu bạn quay video thì sẽ không thể điều chỉnh khẩu độ của mình và bạn nên chuẩn bị những bộ lọc ND để có thể chuẩn bị khi ánh sáng thay đổi.
Ví dụ, khi bạn quay video lúc mặt trời mọc. Với khẩu độ cố định, mức độ ánh sáng tăng nhanh có nghĩa là mình cất cánh mà không có kính lọc ND. Sau đó khoảng 5 phút khi mặt trời mọc, mình phải hạ cánh để gắn thêm kính lọc ND8 và 10 phút sau mình phải đổi sang ND16.
Review DJI Air 3 – Tính năng Waypoint Flight
Việc bổ sung tính năng Waypoint Flight vào dòng Air cụ thể là trên DJI Air 3 là một sự nâng cấp đáng khen của nhà DJI. Tính năng này cho phép flycam Air 3 sẽ bay lại đúng lộ trình mà chúng mình đã bay ở những lần trước đó. Việc này cho phép các bạn có thể quay những thước phim tại cùng một chặng bay mà không cần điều khiển quá nhiều.
Review DJI Air 3 – Hiệu suất quay video và chụp ảnh tĩnh
DJI Air 3 có kích thước cảm biến khá tương đồng với DJI Mini 3 Pro, do đó chất lượng hình ảnh trên chiếc flycam này vô cùng tuyệt vời. Cả hai camera đều cho phép chụp ảnh tĩnh với độ phân giải 12MP hoặc 48MP ở định dạng RAW hoặc JPEG. Bên cạnh đó, DJI Air 3 cũng cung cấp đầy đủ các chế độ chụp ảnh tiêu chuẩn như: Single Shot (chụp 1 lần), Burst Shooting (chụp liên tục), AEB và hẹn giờ.
Hướng dẫn sử dụng DJI Air 3
Về khả năng quay video, cả hai camera đều có thể quay video 4K ở tốc độ 60 khung hình/giây, 1080p/60fps. Bạn cũng có thể quay slow-motion trên với chất lượng 4K/100fps và 1080p/200fps. Ngoài ra, DJI Air 3 sẽ có khả năng quay video dọc với độ phân giải 2,7K ở tốc độ 60 khung hình/giây và Full HD cũng ở tốc độ tương tự.
Tổng kết
DJI Air 3 là một chiếc flycam sở hữu khả năng quay chụp mạnh mẽ nhờ camera kép. Với việc nâng độ phân giải của camera tele bằng với camera chính sẽ mở ra những thước phim đậm chất điện ảnh. Tất nhiên, mức giá của Air 3 có đôi phần nhỉnh hơn so với Mini 3 Pro nhưng đổi lại bạn sẽ có thêm các tùy chọn sáng tạo, cùng với cụm camera kép ổn định và bay ổn định hơn.
Chất lượng hình ảnh và cảnh quay có đôi phần lép vế so với DJI Mavic 3 Pro. Nhưng mức giá của Air 3 thấp hơn đáng kể, linh hoạt hơn và cung cấp các tính năng tương tự như Waypoint Flight và cảm biến chướng ngại vật đa hướng. Bên cạnh đó, nếu đặt lên bàn cân với Mini 3 Pro thì Air 3 vượt trội hơn nhờ tùy chọn D-Log M.
Ngoài ra, Air 3 cũng được hỗ trợ với 2 bộ điều khiển mới DJI RC-N2 và nổi bật là DJI RC 2 hỗ trợ công nghệ truyền sóng DJI O4. Trên đây là bài review DJI Air 3 của Tokyo Camera, bạn nghĩ sao về chiếc flycam dòng Air đầu tiên của DJI được trang bị 2 camera. Hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!