DJI Air 2S là chiếc flycam được rất nhiều rất nhiều người dùng yêu thích kể từ khi ra mắt vào năm 2021. Nó cung cấp nhiều tính năng cao cấp gần giống như dòng Mavic cao cấp với mức giá dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên tính đến nay DJI Air 2S đã ra mắt được khoảng 2 năm và đó là một khoảng thời gian dài với công nghệ máy bay không người lái. Và mới đây, DJI đã cho ra mắt chiếc Air 3 – người kế nhiệm Air 2S với nhiều nâng cấp nổi bật. Hãy cùng Tokyo Camera so sánh DJI Air 2S vs DJI Air 3.
Thông số kỹ thuật của DJI Air 2S và DJI Air 3
DJI Air 2S | DJI Air 3 | |
Ngày ra mắt | 15.04.2021 | 25.07.2023 |
Trọng lượng | 595g | 720g |
Kích thước | 180×97×77mm (gập lại) 183×253×77mm (mở ra) |
207×100,5×91,1mm (gập lại) 258,8×326×105,8mm (mở ra) |
Loại pin | Lipo 3S | Li-ion 4S |
Dung lượng pin | 3750mAh | 4241mAh |
Thời lượng bay | 31 phút | 46 phút |
Tốc độ bay tối đa | 19m/s | 21m/s |
Camera | 1 camera | 2 camera: 24mm f/1.7 + 70mm f/2.8 |
Cảm biến | CMOS 1 inch 20MP | Camera medium tele: CMOS 1/1,3 inch 48MP Camera góc rộng: CMOS 1/1,3 inch 48MP |
Kích thước ảnh | 5472×3648 (3:2) 5472×3078 (16:9) |
8064×6048 |
Chế độ chụp | Single shot; Burst shooting; AEB; hẹn giờ; Smart Photo | Single shot; Burst shooting; AEB; hẹn giờ |
Độ phân giải video | 5.4K/30fps; 4K/60fps; 2,7K/60fps; 1080p/120fps | H.264/H.265; 4K/60fps; 2,7K/60fps; 1080p/60fps |
Chống rung | 3 trục | 3 trục |
Cảm biến vật cản | Hướng lên, xuống, trên, dưới | Hướng lên, xuống, trên, dưới, trái phải |
Truyền video | DJI O3 (12km) | DJI O4 (20km) |
Cản gió tối đa | 10,7m/s | 12m/s |
Ngôn ngữ thiết kế của DJI Air 2S so với DJI Air 3
So Sánh Trọng Lượng Và Kích Thước
- DJI Air 3: 720g | 207×100,5×91,1mm (gập lại) | 258,8×326×105,8mm (mở ra)
- DJI Air 2S: 595g | 180×97×77mm (gập lại) | 183×253×77mm (mở ra)
DJI Air 3 có thiết kế đôi nét tương đồng với những chiếc máy bay không người lái đời mới mới của hãng như DJI Mavic 3 Pro và Mini 3 Pro. Điều này đồng nghĩa là phần cánh mỏng hơn, phần gimbal màu đen và ít nhô ra để có thể chụp ảnh góc thấp.
DJI Air 3 lớn hơn Air 2S về cả kích thước gập lại và mở ra. Air 3 cũng nặng hơn Air 2S khoảng 125g, DJI Air 3 có trọng lượng 720g. Trọng lượng này sẽ khiến bạn gặp đôi chút bất tiện mỗi khi đem theo chiếc drone này đi tác nghiệp.
Dung Lượng Pin Và Thời Gian Bay
- DJI Air 2S: 3750mAh | 31 phút
- DJI Air 3: 4241mAh | 46 phút
Trọng lượng của DJI Air 3 nặng hơn Air 2S một phần đến từ viên pin có dung lượng 4241mAh cao hơn một chút so với Air 2S (3750mAh). Cụ thể, DJI Air 3 sẽ có thời lượng bay lên đến 46 phút cao hơn rất nhiều so với 31 phút trên DJI Air 2S. Thời gian sử dụng dài sẽ cho phép người dùng có thể tính toán sao cho flycam có thể ghi lại được những hình ảnh và thước phim sắc nét nhất.
Ngoài ra, DJI Air 3 cũng được cung cấp tính năng power accumulation function – cho phép người dùng chuyển toàn bộ điện năng từ sạc 3 pin sang tập trung sạc cho pin có năng lượng cao nhất.
Bộ Điều Khiển Tương Thích
Bộ điều khiển cũng là một điểm nâng cấp của DJI Air 3 so với người tiền nhiệm Air 2S. Nếu như trên Air 2S sẽ hỗ trợ bạn với bộ điều khiển DJI RC và DJI RC-N1. Thì trên DJI Air 3, bạn sẽ được hỗ trợ 2 điều khiển mới là DJI RC 2 và DJI RC-N2.
Giới thiệu sơ qua một chút thì, DJI RC 2 là phiên bản nâng cấp của bộ điều khiển DJI RC. Bộ điều khiển RC 2 sở hữu màn hình có kích thước 5,5 inch với độ phân giải Full HD và độ sáng 700 nit và hỗ trợ truyền dữ liệu DJI O4. Còn với điều khiển DJI RC-N2 có thời gian sạc rút ngắn hơn so với DJI RC-N1.
Lưu trữ
Cả DJI Air 3 và DJI Air 2S đều có dung lượng trong là 8GB cùng khe cắm thẻ nhớ micro SD. 8GB là con số không đủ để bạn có thể quay trong thời gian dài, đặc biệt là những chế độ ghi có độ phân giải cao. Vì vậy, đừng quên sử dụng thẻ SD mỗi khi bạn sử dụng cả hai chiếc flycam này nhé.
So sánh tính năng bay và điều khiển trên DJI Air 2S với DJI Air 3
Cảm biến vật cản đa hướng
- DJI Air 3: Hướng lên, xuống, trên, dưới, trái phải.
- DJI Air 2S: Hướng lên, xuống, trên, dưới.
Điểm nâng cấp đầu tiên mà chúng mình thấy đáng giá nhất trên DJI Air 3 so với các flycam dòng Air trước đó chính là hệ thống cảm biến vật cản đa hướng. Air 3 có các cảm biến tránh chướng ngại vật ở 4 góc, cũng như 2 cảm biến ở chân đế giống như DJI Mavic 3. Điều này cho phép cảm biến có thể cảm nhận đầy đủ vật cản ở 360 độ giúp bảo vệ flycam theo mọi hướng. Ngược lại, DJI Air 2S sẽ không có cảm biến trái phải nên bạn sẽ cần phải rất cẩn thận khi bay ngang.
Tốc độ bay tối đa và cản gió
Mặc dù trọng lượng của DJI Air 3 nặng hơn so với người tiền nhiệm của nó, nhưng Air 3 lại vượt trội hơn về mọi mặt. Cụ thể Air 3 có tốc độ bay lên và bay xuống hay bay ngang nhanh hơn Air 2S, đồng thời cản gió cũng tốt hơn. DJI Air 3 có thể cản gió ở mức 12m/s mạnh hơn khá nhiều so với 10,7m/s trên DJI Air 2S.
DJI đã tinh chỉnh chiếc flycam mới của mình để tránh xảy ra biến số nhất khi người dùng trải nghiệm bay. DJI Air 3 phản hồi với điều khiển nhanh, ổn định. Nó gần như có cùng khả năng cản gió như trên Mavic 3, điều này vô cùng ấn tượng bởi Air 3 nhỏ và nhẹ hơn rất nhiều.
Công Nghệ Truyền Sóng Mới – DJI O4
Công nghệ truyền tín hiệu hình ảnh DJI O4 mới nhất cũng được DJI trang bị cho chiếc Air 3. Với hệ thống DJI O4 cho phép flycam bay xa hơn cũng như xử lý nhiều từ ở các khu vực nhiều cây cối và tòa nhà tốt hơn. Nó cũng hỗ trợ truyền phát ở tốc độ bit cao hơn, lên đến 10MB/s ở độ phân giải 1080p/60fps. Tốc độ này cao hơn rất nhiều so với DJI Air 2S (1,5MB/s).
Thậm chí hệ thống truyền này còn tốt hơn cả Mavic 3 Pro, tốc độ truyền phát trên DJI Mavic 3 Pro chỉ ở tốc độ 5,5MB/s với điều khiển tiêu chuẩn và nếu bạn muốn đạt tốc độ 10MB/s bạn sẽ cần sử dụng bộ điều khiển DJI RC Pro.
Chất lượng hình ảnh bằng camera của DJI Air 2S vs DJI Air 3
Chất Lượng Chụp Ảnh Tĩnh Trên DJI Air 2S với DJI Air 3
Điểm nâng cấp rõ ràng nhất trên Air 3 đó chính là cụm camera kép và đây cũng là lần đầu tiên chúng ta được thấy thiết lập 2 camera ở một dòng flycam không phải Mavic. Nếu như vấn đề với cụm camera kép của Mavic 3 mà chúng mình mắc phải là 2 camera không có cùng độ phân giải khiến chất lượng hình ảnh cho ra không có sự nhất quán. Nhưng với DJI Air 3, cả hai camera đều có cảm biến CMOS 1/1,3 inch 48MP và đều có thẻ chụp ở cùng độ phân giải và tốc độ khung hình.
Phần camera chính trên Air 3 có độ dài tiêu cự tương đương 24mm, trong khi camera góc rộng có độ dài tiêu cự khoảng 70mm. Cả hai camera này có thông số khá giống với 2 camera trên DJI Mavic 3 Pro. Với việc sử dụng flycam để chụp ảnh đang dần trở thành xu hướng và với Air 3 sẽ giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn.
Chất Lượng Quay Video
Bạn có thể quay video 4K/60fps trên cả hai camera mà không bị crop cũng như quay slow-motion 4K/100fps và các cấu hình HLG và D-Log M. Màu sắc trên các cảnh quay từ DJI Air 3 cũng có một sự nhất quán tuyệt vời, giúp bạn có thể dễ dàng kết hợp những cảnh quay khi chỉnh sửa.
Video Review DJI Air 3 được Tokyo Camera thực hiện
Tuy nhiên, DJI Air 2S lại cung cấp chất lượng quay video ở độ phân giải 5,4K còn trên Air 3 thì chỉ là 4K mà thôi. Tuy nhiên, với cá nhân mình thì điều này không quá ảnh hưởng tới trải nghiệm sử dụng với Air 3. Đặc biệt khi cảm biến được sử dụng trên Air 3 có độ phân giải cao gấp đôi so với Air 2S.
Trong một vài thử nghiệm, chúng mình thấy những cảnh quay trên DJI Air 3 có chất lượng nhỉnh hơn nhờ tốc độ bit cao, độ sâu màu tốt cùng khả năng xử lý hình ảnh mượt mà hơn so với Air 2S. Độ chi tiết và sắc nét của hình ảnh và cảnh quay trên Air 3 cũng ấn tượng hơn nhiều so với Air 2S.
Tổng kết
Với những người đã và đang sử dụng chiếc DJI Air 2S thì sự ra mắt của DJI Air 3 là một sự nâng cấp đang chờ đợi. Air 3 có thời gian bay dài hơn và ghi lại được những thước phim đẹp hơn với hệ thống camera kép linh hoạt.
Tất nhiên, Air 3 vẫn chưa quá hoàn hảo khi lược bỏ đi khả năng quay 5.4K đã từng có trên Air 2S, nhưng bù lại bạn sẽ có thể quay slow-motion với độ phân giải 4K/100fps. Về khả năng truyền dẫn thì hệ thống DJI O4 sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm mượt mà ngang ngửa với chiếc Mavic 3 Pro.
Mặc dù là một chiếc flycam có kích thước nhỏ gọn nhưng Air 3 lại có thể cản gió ở mức 12m/s tốt hơn Mini 3 rất nhiều. Bên cạnh đó, cảm biến vật cản đa hướng sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho chiếc flycam của mình ở mọi tình huống cất cánh khác nhau. Trên đây là bài so sánh DJI Air 2S Vs DJI Air 3 của Tokyo Camera, bạn thích chiếc flycam nào hơn? Hãy để lại bình luận phía bên dưới để cùng thảo luận với bọn mình nhé.