Ở bài viết này, TokyoCamera sẽ chỉ ra những điểm khác biệt giữa Canon EOS R50 V và PowerShot V1, để bạn có thể lựa chọn chiếc máy quay vlog phù hợp nhất với mình nhé.
Canon EOS R50 V là một máy ảnh mirrorless ống kính rời trong khi Canon PowerShot V1 là một máy ảnh compact với ống kính zoom tích hợp; ngoài đó ra, chúng dường như có chung nhiều tính năng. Tuy nhiên, chúng cũng có nhiều khác biệt hơn bạn nghĩ.
Kích thước và tính di động của Canon EOS R50 V và PowerShot V1
Nhìn vào hình ảnh ở trên, có thể thấy PowerShot V1 và EOS R50 V không khác nhau nhiều ở kích thước thân máy.
Tuy nhiên, gắn ống kính theo bộ RF-S14-30mm f/4-6.3 IS STM PZ 180g vào EOS R50 V làm thêm khoảng 62mm chiều sâu, nâng tổng trọng lượng lên xấp xỉ 550g. Con số đó chỉ chênh lệch khoảng 124g so với PowerShot V1 chỉ nặng hơn 426g.
Ống kính của Canon EOS R50 V và PowerShot V1
Ống kính zoom tích hợp của PowerShot V1 lý tưởng cho những ai muốn có một chiếc máy ảnh kiểu “all-in-one”.
Trong khi đó, EOS R50 V cho phép bạn hoán đổi ống kính để chụp cùng một cảnh theo nhiều cách khác nhau. Thậm chí bạn còn có thể tạo video 3D chất lượng cao với các ống kính đặc biệt như RF-S3.9 f/3.5 STM Dual Fisheye.
Trở lại với ống kính cố định trên Canon PowerShot V1 và ống kính kit của EOS R50 V. Cả 2 ống kính này đều phủ dải tiêu cự cực rộng đến tiêu chuẩn. Điều này đủ để chụp ảnh selfie, quay video selfie, làm vlog, và chụp cận cảnh sản phẩm, cũng như chụp cảnh hàng ngày.
Tuy nhiên, PowerShot V1 có thị trường rộng hơn RF-S14-30mm f/4-6.3 IS STM PZ, và cũng zoom xa nhiều hơn. Chế độ crop 1.4x của nó cho phép bạn ghi lại ảnh tĩnh với thị trường tương đương 23-71mm trên máy ảnh full-frame.
Dải tiêu cự tương đương full-frame như sau:
Canon EOS R50 V + RF-S14-30mm f/4-6.3 IS STM PZ | Canon PowerShot V1 | |
Ảnh tĩnh (Tương đương full-frame) |
22,4-48mm | 16-50mm 23-71mm (chế độ crop 1.4x) |
Video (Tương đương full-frame) |
22,4-48mm | 17-52mm |
Ngoài ra, khả năng zoom điện tử trên ống kính kit Canon RF-S14-30mm f/4-6.3 IS STM PZ và Canon PowerShot V1 cũng vô cùng mượt mà.
Ống kính theo bộ RF-S14-30mm f/4-6.3 IS STM PZ có hệ thống zoom bằng môtơ cho phép zoom mượt mà, nhất quán với nhiều khả năng kiểm soát. Bạn có thể vận hành nó bằng cần zoom trên EOS R50 V, giống như cách bạn vận hành zoom trên một máy ảnh compact như PowerShot V1.
Hoặc, bạn chỉ cần xoay vòng zoom khi tự quay phim. Tốc độ zoom có thể được cài đặt thành “Fast” hoặc “Slow”, với khả năng tinh chỉnh thêm lên đến 15 mức tốc độ.
Các nút chức năng điều khiển
EOS R50 V có thiết kế ưu tiên video ấn tượng thuận tiện cho người dùng chủ yếu quay video: Phần bánh xe điều chỉnh chế độ của nó chuyển đổi giữa các chế độ video khác nhau, và các nút chuyên dụng cho phép truy cập một chạm vào các chế độ màu và livestream (phát trực tiếp). Phải truy cập chế độ ảnh tĩnh thông qua màn hình cảm ứng.
Với PowerShot V1 mang tính truyền thống hơn: nó có bánh xe điều chỉnh chế độ PASM cổ điển và công tắc chuyển chế độ ảnh/video.
Khả năng quay dọc và livestream
Canon EOS R50 V có nhiều tính năng video và livestream hơn so với PowerShot V1:
- Ngàm gắn chân máy dọc bổ sung cho ngàm đáy thông thường.
- Nút phím tắt Livestream.
- Nút “REC” thứ hai ở phía trước trong tầm với dễ dàng khi bạn tự quay phim.
- Hỗ trợ livestream ở chế độ 4K/60fps có crop (cắt xén) khi được sử dụng làm webcam thông qua kết nối USB-C hoặc HDMI + bộ chuyển đổi. (PowerShot V1: lên đến Full HD/30fps)
- Hỗ trợ livestream nhiều máy ảnh thông qua ứng dụng streaming di động Live Switcher.
Trong khi đó, PowerShot V1 cho phép livestream qua kết nối mạng LAN không dây mà không cần PC.
Các cách livestream/gọi video trên R50 V và PowerShot V1
Canon EOS R50 V | Canon PowerShot V1 | |
Trực tiếp từ camera (không có PC) | Không | Có |
Thông qua PC + USB-C (kết nối UVC/UAC) |
4K/60fps (có crop) | 1080p/30fps |
Ứng dụng Camera Connect | Có | Có |
HDMI | Có | Không |
Ứng dụng di động Live Switcher (nhiều máy ảnh) |
Không | Có |
Thời gian quay video và nhiệt độ
Cả hai máy ảnh đều được thiết kế với hệ thống kiểm soát nhiệt cho phép ghi hình livestream, phỏng vấn dài, và nội dung định dạng dài khác. EOS R50 V có khung thân máy bên trong đúc bằng magie với cơ chế tản nhiệt tuyệt vời tương tự như các máy ảnh thuộc hệ thống Cinema EOS.
Trong khi đó, PowerShot V1 được trang bị quạt làm mát phân tán sự tích tụ nhiệt.
Thời gian quay video trên Canon EOS R50 V và PowerShot V1 cũng sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào nguồn điện mà bạn sử dụng.
Thời lượng ghi liên tục với nguồn điện bên ngoài
Canon EOS R50 V | Canon PowerShot V1 | |
1080p/120fps hoặc 100fps | Lên đến 1 tiếng | Không rõ |
4K/25fps hoặc 30fps | Lên đến 2 tiếng | Hơn 2 tiếng |
4K/60fps (crop) | Lên đến 2 tiếng | Hơn 2 tiếng |
Thời gian hoạt động tối đa với pin LP-E17
Canon EOS R50 V | Canon PowerShot V1 | |
4K/30fps hoặc 25fps | 1 tiếng 10 phút | 1 tiếng 10 phút |
1080p/30fps hoặc 25fps | 2 tiếng 20 phút (Tối đa 120 phút mỗi lần quay) |
1 tiếng 25 phút |
Lưu ý:
1: Nhiệt độ xung quanh: 23°C / Ghi hình trên màn hình/ RF50mm F1.8 STM/ Ghi vào thẻ/ Wi-Fi: Không sử dụng/ Nguồn điện: DR-E18+AC-E6N, không có nguồn qua USB
2: Nhiệt độ xung quanh: 30°C/ Chụp màn hình/ Wi-Fi: không sử dụng/ Nguồn cấp USB-C
3: Nhiệt độ xung quanh: 23°C / Movie Servo AF: Tắt
Chức năng trên Canon EOS R50 V và PowerShot V1
Các chế độ thân thiện với người mới bắt đầu và các tính năng tiện lợi
Mặc dù cả hai máy ảnh đều có 14 thiết lập cài đặt sẵn cho Color Filtercho phép bất kỳ ai dễ dàng thay đổi màu sắc và tâm trạng của video, tính năng này khả dụng cho cả ảnh tĩnh và video trên EOS R50 V, nhưng chỉ dành cho video trên PowerShot V1.
Tuy nhiên, trên EOS R50 V cũng có hai chế độ mới độc đáo:
- Chế độ Ghi Hình Chuyển Động Chậm và Nhanh (S&F) mang đến một cách trực quan để tạo phim chuyển động chậm và nhanh bằng cách cho phép người dùng chọn cả tốc độ khung hình ghi và tốc độ phát lại.
- Chế độ Cinema View thay đổi tỉ lệ khung hình và tốc độ khung hình thành tỉ lệ 2.35:1 và 25p/23.98p dành cho điện ảnh, và có thể được kết hợp với Color Filter để tự động tạo ra các bộ phim như điện ảnh.
Trong khi đó, PowerShot V1 có filter ND 3 stop tích hợp, tránh việc các video của bạn bị cháy sáng vào những ngày nắng. Nó cũng có chế độ Subject Tracking IS mới của Canon, chế độ này tính đến vị trí của đối tượng khi cắt xén trong quá trình ổn định hình ảnh.
Các tính năng chung trên Canon EOS R50 V và PowerShot V1
- Quay time-lapse
- Quay HDR PQ
- Creative filter
- Quay Smooth Skin
- Films For Close-Up Demos
- Focus bracketing (ảnh tĩnh)
Các chế độ nâng cao
Cả hai máy ảnh cũng hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung nâng cao với các tính năng như quay Canon Log 3 và 10-bit 4:2:2.
Tuy nhiên, EOS R50 V có nhiều tính năng hơn để phục vụ cho quy trình làm việc nâng cao, với các tính năng tích hợp với hệ thống Cinema EOS như:
- Định dạng ghi XF-AVC S và XF-HEVC S theo tiêu chuẩn ngành
- Hỗ trợ LUT (Bảng Tra Cứu) và Ảnh Tùy Chỉnh
Người dùng EOS R50 V cũng có tùy chọn quay video Full HD/120fps có âm thanh. Những cảnh quay này phát lại ở tốc độ 120fps, và có thể được làm chậm trong quá trình xử lý hậu kỳ để tạo ra video chuyển động chậm với âm thanh ấn tượng.
14 Color Filter khả dụng ở chế độ video trên PowerShot V1, và ở cả chế độ ảnh và video trên EOS R50 V.
Hệ thống âm thanh
Chắc chắn khi anh em lựa chọn Canon EOS R50 V và PowerShot V1, sẽ luôn quan tâm đế khả năng thu âm của 2 chiếc máy này.
EOS R50 V: Hệ thống âm thanh phức tạp
EOS R50 V cung cấp khả năng ghi âm nâng cao hơn. Nó ghi lại dãy tương phản 24 bit rộng hơn, và hứa hẹn mang lại âm thanh rõ ràng hơn với hệ thống khử ồn 3 micrô giúp giảm tiếng ồn truyền động không mong muốn từ máy ảnh.
Bạn có thể đồng thời ghi âm lên đến 4 nguồn âm thanh độc lập, cho phép kiểm soát tốt hơn việc chỉnh sửa âm thanh hoàn hảo cho những hệ thống âm thanh sống động và phức tạp.
PowerShot V1: Âm thanh ngoài trời trong trẻo
Trong khi khả năng ghi âm 2 kênh, 16 bit của PowerShot V1 mang tính cơ bản hơn, chúng đủ để làm vlog và sáng tạo nội dung video cơ bản. Bông chắn gió đi kèm giúp đạt được âm thanh trong trẻo hơn ngay cả khi ghi âm ngoài trời bằng micro tích hợp.
Cả EOS R50 V và PowerShot V1 đều ghi âm ở định dạng LPCM (linear pulse code modulation – biến tần mã xung tuyến tính) lossless không nén.
Khả năng lấy nét tự động trên Canon EOS R50 V và PowerShot V1
Cả hai máy ảnh đều có hệ thống lấy nét tự động (AF) Dual Pixel CMOS AF II, sử dụng thuật toán học sâu để hỗ trợ phát hiện và theo dõi đối tượng.
Phiên bản lấy nét tự động trên EOS R50 V mạnh mẽ và dễ tùy biến hơn, với nhiều đối tượng có thể phát hiện hơn và chế độ Register People Priority, hữu ích để ưu tiên những người cụ thể khi chụp ảnh tĩnh hoặc quay video trong cảnh đông người.
“Dual Pixel CMOS AF II for PowerShot V1” của PowerShot V1 là một phiên bản đơn giản hóa cho các máy ảnh compact. Đó là đủ cho hầu hết các tình huống làm vlog, sáng tạo nội dung, và quay phim/chụp ảnh du lịch.
Những khác biệt chính trong hệ thống lấy nét tự động trên cả 2 chiếc máy:
Canon EOS R50 V | Canon PowerShot V1 | |
Các chế độ vùng AF | 7 chế độ vùng AF (Spot/ 1-point/ Expand AF area (5 điểm)/ Expand AF area (9 điểm)/ Flexible Zone AF x 3/ Whole area AF) |
5 chế độ vùng AF (Spot/ 1-point/ Flexible Zone AF x 3/ Whole area AF) |
Chủ thể có thể phát hiện | Con người Động vật (chó, mèo, chim, ngựa) Phương tiện (xe thể thao và xe máy, máy bay, và xe lửa) |
Con người Động vật (chó và mèo) |
Phạm vi bao phủ AF tối đa | 100% x 100% (Có thể khác nhau đối với một số ống kính) |
90% x 90% |
Register People Priority | Có | Không |
Lấy nét thủ công | Có | Không |
Trên PowerShot V1, có thể lấy nét tự động trên 90% x 90% diện tích hình ảnh so với 100% x 100% trên EOS R50 V.
Kích thước cảm biến trên Canon EOS R50 V và PowerShot V1
Cảm biến APS-C của EOS R50 V lớn hơn khoảng 40% so với PowerShot V1, mang lại lợi thế cho nó trong các cảnh thiếu sáng. Cả hai đều lớn hơn đáng kể so với cảm biến loại 1 inch trên các mẫu máy compact tầm trung như Sony ZV-1, ZV-1 II, DJI Osmo Pocket 3 hay mới đây nhất là Fujifilm X half.
Khả năng chụp ảnh tĩnh trên Canon EOS R50 V và PowerShot V1
Hai chiếc máy ảnh này có chung nhiều tính năng chụp ảnh tĩnh, với 4 điểm khác biệt chính:
Tự động lấy nét
như đã đề cập trong ở trên, EOS R50 V có nhiều tính năng AF hơn và phạm vi bao phủ AF lớn hơn.
Tốc độ chụp liên tục
PowerShot V1 có khả năng chụp liên tục nhanh hơn.
Tốc độ chụp liên tục tối đa (xấp xỉ) | Canon EOS R50 V | Canon PowerShot V1 |
Màn trập điện tử | 15fps | 30fps |
Màn trập cơ học (V1)/ Màn trập điện tử 1st curtain shutter (R50 V) |
12fps | 15fps |
Tốc độ màn trập nhanh nhất
PowerShot V1 có tốc độ màn trập tối đa cao hơn ở chế độ màn trập điện tử, nhưng khi không sử dụng màn trập điện tử, thì ngược lại.
Canon EOS R50 V | Canon PowerShot V1 | |
Màn trập điện tử | 1/8000 giây | 1/16.000 giây (Chỉ ở chế độ Tv hoặc M. Ở chế độ P hoặc Av, hoặc trong khi chụp focus bracketing, tốc độ màn trập tối đa là 1/8000 giây.) |
Màn trập điện tử 1st curtain shutter (R50 V) | 1/4000 giây | 1/2000 giây |
Bạn nên mua Canon EOS R50 V hay PowerShot V1
Bạn nên mua Canon EOS R50 V nếu bạn là một người dùng đã có kinh nghiệm và cần một chiếc máy ảnh hybrid có các tính năng quay phim chuyên nghiệp tiệp cận dòng máy quay cine.
EOS R50 V phong phú tính năng, ưu tiên quay video cung cấp giá trị tuyệt vời cho những người sáng tạo nội dung video nghiêm túc bất kể trình độ kinh nghiệm là gì. Với sự kết hợp các chế độ sáng tạo thân thiện với người mới bắt đầu cùng với các chức năng tương tự như Cinema EOS tiên tiến hơn, nó thuộc về người mới dùng máy ảnh cũng giống như đối với một nhà làm phim giàu kinh nghiệm hơn.
Bạn nên mua Canon PowerShot V1 nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung ưa thích sự nhỏ gọn, đơn giản.
PowerShot V1 là một chiếc máy ảnh “all-in-one” tiện lợi cho những ai thích có một thiết lập đơn giản hơn nhưng vẫn mong muốn hiệu suất và khả năng điều khiển tùy biến.