Chụp ảnh phơi sáng: Kỹ thuật và cách thực hiện chi tiết

Phơi sáng (thuật ngữ tiếng Anh nhiếp ảnh là Exposure) là một yếu tố quan trọng trong quá trình chụp ảnh để từ đó có thể tạo ra được một bức ảnh với chất lượng hình ảnh và màu sắc đẹp mắt. Trong bài viết này, mời quý vị và các bạn cũng tham khảo về chụp ảnh phơi sáng, một số cách, kỹ thuật để chụp ảnh phơi sáng tạo ra những bức ảnh với hiệu ứng màu sắc, hình ảnh độc đáo.

Một số bức ảnh chụp phơi sáng theo những phong cách khác nhau - nguồn: Internet
Một số bức ảnh chụp phơi sáng theo những phong cách khác nhau – nguồn: Internet

Chụp ảnh phơi sáng là gì?

Chụp phơi sáng là cách gọi tắt của thuật ngữ chụp ảnh phơi sáng trong nhiếp ảnh. Đây là quá trình thu thập ánh sáng phản chiếu từ bối cảnh và chủ thể lọt vào cảm biến máy ảnh thông qua ống kính máy ảnhđộ mở của ống kính, từ đó bức ảnh được tạo ra. Độ phơi sáng của bức ảnh ảnh hưởng tới độ sáng và tối của bức ảnh. Dựa vào đó người chụp có thể đánh giá bức ảnh đó có bị thừa sáng hay thiếu sáng để cải thiện bức ảnh.

Tam giác phơi sáng trong nhiếp ảnh và ảnh hưởng tới chụp ảnh phơi sáng

Trong nhiếp ảnh, có ba thông số chủ đạo ảnh hưởng tới mức độ phơi sáng của ảnh, bao gồm: 

  • Tốc độ màn trập, 
  • Khẩu độ,
  • Chỉ số ISO của máy ảnh
Tam giác phơi sáng trong nhiếp ảnh

Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập được tính là khoảng thời gian màn trập của máy ảnh mở ra để đón ánh sáng,cho tới khi bấm nút chụp. Màn trập của máy ảnh mở càng lâu đồng nghĩa với lượng ánh sáng mà cảm biến máy ảnh nhận được càng lâu và nhiều.

Chi tiết hơn về tốc độ màn trập và ý nghĩa của tốc độ màn trập trong nhiếp ảnh mời quý vị và các bạn tham khảo trong bài viết: Về tốc độ màn trập của máy ảnh và ý nghĩa của tốc độ màn trập trong nhiếp ảnh.

Tốc độ màn trập ảnh hưởng tới độ phơi sáng của bức ảnh

ISO

ISO là đơn vị đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế. Khi giá trị ISO tăng, đồng nghĩa với độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh tăng, giúp bức ảnh thu được có độ sáng sáng hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc tăng ISO quá cao có thể dẫn đến nhiễu ảnh (thuật ngữ tiếng Anh gọi tắt là noise).

ISO - chỉ số phơi sáng ảnh hưởng tới sắc độ bức ảnh
ISO – chỉ số phơi sáng ảnh hưởng tới sắc độ bức ảnh

Khẩu độ

Khẩu độ là kích thước của lỗ khẩu ống kính, quyết định lượng ánh sáng vào cảm biến. Khẩu độ lớn (F số nhỏ) cho phép nhiều ánh sáng vào, tạo ra bức ảnh sáng hơn và hiệu ứng nền mờ (bokeh). Khẩu độ nhỏ (F số lớn) lại giúp bức ảnh sáng ít hơn và độ sâu trường ảnh rộng hơn.

Khẩu độ ống kính ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh

Các kiểu chụp ảnh phơi sáng phổ biến

Dựa theo kỹ thuật phơi sáng, hiện nay chúng ta có thể chia ra làm 4 kiểu chụp ảnh phơi sáng như sau:

  • Chụp phơi sáng quá mức, 
  • Chụp thiếu phơi sáng,
  • Chụp phơi sáng lâu,
  • Chụp phơi sáng kép

Chụp ảnh phơi sáng quá mức

Chụp ảnh phơi sáng quá mức (tiếng Anh gọi là Overexposure) là trường hợp chụp ảnh mà cảm biến của máy ảnh thu được nhiều ánh sáng lọt vào ống kính máy ảnh khiến cho tổng thể bức hình trở nên phơi sáng quá mức. Hiện tượng này dễ xảy ra trong quá trình bạn chụp ảnh mà khung hình của bạn có chủ thể, đối tượng là mặt trời hay chụp ngược sáng so với những nguồn phát ra ánh sáng.

Ảnh chụp phơi sáng quá mức cho hiệu ứng ánh sáng phù hợp với bối cảnh thơ mộng
Ảnh chụp phơi sáng quá mức cho hiệu ứng ánh sáng phù hợp với bối cảnh thơ mộng
Bức ảnh phơi sáng quá mức - overexposure từ góc độ khác, ánh sáng có phần nhẹ nhàng hơn
Bức ảnh phơi sáng quá mức – OverExposure từ góc độ khác, ánh sáng có phần nhẹ nhàng hơn

Chụp ảnh phơi sáng lâu

Chụp ảnh phơi sáng lâu (thuật ngữ tiếng Anh là Long Exposure) là một kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng bằng cách sử dụng tốc độ màn trập thấp. Khi màn trập của máy ảnh hay điện thoại mở ra trong một khoảng thời gian đủ lâu để thu được ánh sáng phản chiếu từ cảnh và sự vật trong thời gian đủ dài. Cách chụp ảnh phơi sáng lâu này phù hợp với chụp ảnh khi màn đêm buông xuống, đặc biệt là chụp bầu trời sau ban đêm. Kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng lâu cho phép bạn tạo ra những “vệt mờ” khi chụp vật đang chuyển động do tốc độ màn trập của máy ảnh thấp.

Lưu ý nhỏ: 

Vì chụp ảnh phơi sáng lâu dẫn đến tốc độ màn trập chậm, ảnh hưởng tới độ ổn định của khung hình mà cảm biến máy ảnh, camera điện thoại thu được. Vì vậy, bạn nên trang bị  tripod (hay còn gọi là chân máy ảnh) để chụp ảnh, nhằm hạn chế và giảm tối đa rung lắc có thể xảy ra khi màn trập máy ảnh đóng khi chụp phơi sáng lâu.

Chụp ảnh phơi sáng lâu tạo hiệu ứng ảo diệu cho bức ảnh
Chụp ảnh phơi sáng lâu tạo hiệu ứng ảo diệu cho bức ảnh

Chụp ảnh thiếu phơi sáng

Chụp ảnh thiếu phơi sáng (tiếng anh gọi là UnderExposure) là một kỹ thuật nhiếp ảnh bằng cách làm giảm độ sáng thu được từ ống kính máy ảnh tới cảm biến máy ảnh ít hơn so với mức thông thường. Khi chụp ảnh kiểu thiếu sáng, bức ảnh sẽ có sắc độ tối hơn chút. Đồng nghĩa với khả năng các chi tiết trên ảnh có thể khó coi hơn bỏi thiếu sáng. Ảnh thiếu phơi sáng thường được sử dụng để chụp những bức ảnh có phong cách u ám, trống trải hoặc kinh dị, gây tò mò, vv.

Chụp ảnh phơi sáng kép

Chụp ảnh phơi sáng kép (hay còn gọi là double exposure hay multiple exposure) là một kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng thông qua quá trình ghép hai hoặc nhiều bức ảnh có độ phơi sáng khác nhau thành một. Kỹ thuật này có thể được tiến hành ngay trên máy ảnh hoặc điện thoại thông qua các phần mềm hỗ trợ ghép ảnh trực tiếp trên thiết bị di động hoặc các phần mềm xử lý hậu kỳ.

Tiến hành cài đặt chế độ chụp ảnh phơi sáng trên máy ảnh

Trên máy ảnh, có các cách cài đặt như sau để bạn tùy chỉnh chụp phơi sáng:

Hiện nay, trên những dòng máy ảnh DSLR hay máy ảnh không gương lật (mirrorless) có một số tùy chỉnh cài đặt giúp người chụp ảnh có thể tùy chỉnh độ phơi sáng khi chụp ảnh phơi sáng, cụ thể:

Chế độ phơi sáng thủ công (Manual Exposure): Khi lựa chọn chụp ảnh ở chế độ phơi sáng thủ công, người chụp ảnh, nhiếp ảnh gia được giải phóng khỏi những ràng buộc về thiết lập các tùy chỉnh thông số quan trọng (3 yếu tố cấu thành tam giác phơi sáng) như: Tốc độ màn trập, khẩu độ, độ phơi sáng (ISO) tùy ý. Điều này cho phép nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể lựa chọn những thông số phù hợp với bối cảnh, môi trường, ánh sáng mà mình chuẩn bị chụp để tạo ra bức ảnh như ý hoặc theo kinh nghiệm cá nhân mà mình mong muốn.

Chế độ phơi sáng tự động – chế độ P (Programed Auto Exposure): ở chế độ này cảm biến máy ảnh kết hợp với phần mềm sẽ tự động nhận diện và thay đổi độ phơi sáng theo môi trường và bối cảnh người chụp ảnh. Tuy nhiên người chụp ảnh có thể điều chỉnh lại các thông số này trên bảng điều khiển.

Ngoài ra còn hai chế độ mà trước đây Tokyo Camera đã đề cập tới là:

Chế độ chụp Ưu tiên màn trập (Shutter Priority)

Chế độ chụp Ưu tiên khẩu độ (Aperture Priority)

Để hiểu rõ hơn về hai cách chụp ảnh phơi sáng trên, mời quý vị và các bạn tham khảo phần “Các chế độ chụp ảnh” trong bài viết: Về độ sâu trường ảnh và các cách thiết lập độ sâu trường ảnh thích hợp để chụp ảnh

Điều chỉnh EV giúp cân bằng độ sáng, bù trừ cho hai yếu tố khẩu độ và tốc độ màn trập
Điều chỉnh EV giúp cân bằng độ sáng, bù trừ cho hai yếu tố khẩu độ và tốc độ màn trập

Tùy chỉnh giá trị phơi sáng trên thiết bị nhiêp ảnh

Ngoài ra, việc sử dụng các ứng dụng hỗ trợ quá trình chụp ảnh, nhiếp ảnh bằng điện thoại và trên các dòng máy ảnh hiện đại đều có hỗ trợ tùy chỉnh giá trị phơi sáng (gọi tắt là EV – viết tắt của Exposure Value) còn gọi là tính năng bù sáng trong quá trình chụp ảnh. 

Chi tiết về tính năng bù sáng – EV trong máy ảnh và nhiếp ảnh mới quý vị và các bạn tham khảo thêm trong bài viết: Tìm hiểu về Đo Sáng, Bù sáng trong Nhiếp Ảnh

Làm sao để chụp ảnh có độ phơi sáng phù hợp

Thực tế mà nói, sẽ chẳng có một công thức nào hoàn hảo để chụp ảnh phơi sáng trong bất kỳ tình huống nào. Tuy nhiên, gợi ý dưới đây sẽ là thước đo mà bạn có thể dựa vào đó để điều chỉnh trong quá trình chụp ảnh sao cho có những bức ảnh phơi sáng tốt hơn.

Chụp ảnh phong cảnh ban ngày phơi sáng

Chụp ảnh phơi sáng phong cảnh ban ngày, lúc này nhiều ánh sáng nên tốc độ màn trập không nên để quá thấp, để ống kính và cảm biến máy ảnh có thể thu được ánh sáng nhiều sẽ vô tình gây khó khi chụp ảnh và lấy nét, đặc biệt là bức ảnh có những cảnh và vật đang di chuyển. Thay vì vậy, có thể chọn mở khẩu độ ống kính để thu ánh sáng tốt hơn.

Chụp ảnh chân dung phơi sáng

Để chụp ảnh chân dung phơi sáng, tương tự như với chụp ảnh phong cảnh phơi sáng nêu trên. Ta cần điều chỉnh khẩu độ, vì khẩu độ quyết định yếu tố độ sâu trường ảnh. Đặc biệt với chụp chân dung ta nên chọn những ống kính máy ảnh có khả năng mở khẩu lớn như khẩu f/1.4 hay f/2.8 để làm mờ hậu cảnh phía sau chủ thể. Ngoài ra, còn có những trọng số cần quan tâm khác như ISO và tốc độ màn trập để bù sáng cho khẩu độ thấp.

Thông qua bài viết về chụp ảnh phơi sáng, hy vọng Tokyo Camera sẽ góp phần nhỏ giúp quý vị và các bạn trong hành trình khám phá nhiếp ảnh và tim ra công thức chụp ảnh phơi sáng phù hợp cho mình.

Content Protection by DMCA.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook (8h-23h)
Chat Zalo (8h-23h)
Hotline Tư Vấn (8h-21h)