Ở bài đánh giá này, hãy cùng Tokyo Camera đánh giá máy ảnh Nikon D7000. Một chiếc máy ảnh DSLR ra mắt từ năm 2010 nhưng vẫn đầy sức mạnh khi sử dụng ở thời điểm hiện tại. Nikon D7000 là chiếc máy ảnh DSLR tầm trung của NIkon với cảm biến CMOS DX với độ phân giải 16,2MP và bộ xử lý EXPEED 2 mạnh mẽ.
Đánh giá máy ảnh Nikon D7000 Ưu, Nhược điểm
Ưu Điểm | Nhược Điểm |
Chất lượng hình ảnh tuyệt vời với độ nhạy ISO tốt | Xuất ảnh chậm |
Thiết kế dễ sử dụng | Liveview không hiển thị cài đặt |
Chất lượng quay video tốt | Lấy nét yếu và không ổn định |
Thông số kỹ thuật của Nikon D7000
- Ngày ra mắt: 30.11.2010
- Loại máy ảnh: Máy ảnh mirrorless
- Cảm biến: APS-C 16MP
- ISO: 100 – 6400 ( mở rộng đến 25600)
- Độ sâu màu: 14 bit
- Ngàm ống kính: Nikon F
- Màn hình loại cố định 3 inch
- Kính ngắm quang học
- Độ phóng đại: 0,95x
- Chụp liên tiếp 6 khung hình/giây
- Độ phân giải quay video: Full HD
- Pin: EN-EL15
- Trọng lượng: 780g (có pin và thẻ nhớ)
- Kích thước: 132x105x77mm
Đánh giá máy ảnh Nikon D7000 – Ngôn ngữ thiết kế
Kích thước và trọng lượng của Nikon D7000
Nếu cấu tạo, Nikon D7000 là sự kết hợp giữa Nikon D90 và Nikon D300. Phần mặt trên và mặt sau của D7000 được làm bằng vật liệu hợp kim magie, trong khi các bộ phận ở mặt trước và mặt dưới là nhựa. Điều này sẽ giúp máy ảnh vẫn vô cùng chắc chắn mà không bị tăng thêm trọng lượng.
Nếu so sánh với D90 thì D7000 chỉ nặng hơn chiếc máy ảnh là từ nhựa này chỉ khoảng 70g. Nikon D7000 nặng khoảng 780g đã bao gồm cả pin và thẻ nhớ. Với cấu tạo này giúp cho D7000 sở hữu khả năng chống chịu thời tiết vô cùng ấn tượng khi máy có thể kháng bụi và hơi ẩm xâm nhập vào trong máy.
Đánh giá Hệ thống nút bấm của Nikon D7000
Bảng điều khiển phía trước vẫn sở hữu thiết kế điển hình của Nikon, với phần đĩa lệnh phía trước và sau quen thuộc cho phép bạn có thể kết hợp xoay và nhấn nút để tăng tốc độ chụp. Trên đĩa lệnh bạn sẽ có 9 tùy chọn bao gồm các chế độ sáng tạo, ưu tiên khẩu độ, ưu tiên màn trập và manual.
Bên cạnh đĩa lệnh là phần shoe có thể kết nối với các phụ kiện bên ngoài, cùng với đó là phần màn hình LCD nhỏ, cho biết các cài đặt đã chọn hiện đang hoạt động mà bạn không cần phải sử dụng đến màn hình chính.
Các nút chuyên dụng để thay đổi đo sáng và phơi sáng (+/- 5EV) nằm ngay phía trước, trong khi các nút cho phép cài đặt ISO và cài đặt chất lượng hình ảnh bằng một lần nhấn nằm ở bên trái màn hình LCD ở phía sau.
Màn hình và kính ngắm
Màn hình LCD của Nikon D7000 có kích thước đường chéo khoảng 3 inch nhưng phần bản lề của D7000 là loại cố định nên bạn sẽ không thể xoay luật như các màn hình trên những chiếc máy ảnh hiện đại.
Màn hình LCD này có độ phân giải 921 nghìn điểm ảnh cho phép bạn có thể nhìn lại những hình ảnh và cảnh quay ghi bằng D7000 vô cùng rõ ràng. Tuy nhiên, độ phân giải này lại không quá sắc nét khi bạn xem ở dưới điều kiện thời tiết quá nắng.
D7000 được tích hợp kính ngắm quang học, giúp bạn có thể dễ dàng chụp dưới ánh sáng mặt trời hoặc trong các tình huống khác khiến bạn khó khăn khi xem hình ảnh trên màn hình LCD. Kính ngắm có độ bao phủ 100% và tỉ lệ phóng đại 0,64x. Phạm vi bao phủ lên đến 100% đảm bảo rằng những gì bạn nhìn thấy trong kính ngắm khi chụp khớp với những gì bạn sẽ nhận được sau khi chụp.
Pin và lưu trữ, kết nối
Nikon D7000 sử dụng pin EN-EL15 cho phép bạn chụp được 1050 bức ảnh theo tiêu chuẩn CIPA. Nếu xét về thời lượng pin trung bình của các dòng máy ảnh DSLR khi đó chỉ ở tầm 943 bức ảnh, thì thời lượng pin của D7000 vô cùng ấn tượng. Nhưng nếu bạn cần quay chụp dài ngày thì vẫn nên cần có những viên pin dự phòng.
Nikon D7000 được trang bị khe cắm thẻ nhớ đôi hỗ trợ các thẻ SD/SDHC/SDXC. Ngoài ra, bạn có thể kết nối Nikon D7000 với các thiết bị tương thích qua cổng HDMI hoặc cổng USB 2.0 (480 Mbit/giây).
Đánh giá máy ảnh Nikon D7000 – Chất lượng ảnh tĩnh
Đánh giá máy ảnh Nikon D7000 – Cảm biến và bộ xử lý
Nikon D7000 sử dụng cảm biến CMOS ASP-C có kích thước 23,6 x 15,7 mm và độ phân giải 16MP, bên cạnh đó là bộ xử lý Expeed 2. Điều này cho phép bạn có thể chụp ở độ phân giải tối đa 4928 x 3264 pixel với tỷ lệ khung hình là và 3:2. D7000 có dải nhạy ISO gốc từ 100 – 6400, có thể tăng lên 25600 và có thể lưu tệp ở định dạng ảnh RAW, điều này cho phép bạn xử lý phần hậu kỳ dễ dàng hơn.
Chụp liên tục
Hiệu suất chụp liên tục của D7000 chúng mình đánh giá là nằm ở khoảng giữa chiếc D90 và D300S. D7000 có thể chụp ở tốc độ 6 khung hình/giây và có thể chụp liên tiếp như thế ở 100 bức ảnh JPEG (nhưng tốc độ khung hình sẽ không nhất quán). Tốc độ này trên D7000 nhanh hơn D90 khoảng 1,5 khung hình/giây nhưng kém xa so với con số 8 khung hình/giây mà chúng mình tìm thấy trên D300S + tay cầm MB-D10.
Bộ đệm của D7000 cũng nhỏ hơn D300S. Chúng mình ra ngay cả khi kết nối với thẻ nhớ tốc độ cao, máy cũng không thể chụp liên tục được nhiều hơn 32 ảnh ở tốc độ khung hình tối đa.
D7000 khá nhanh nhưng so với các đối thủ ở cùng thời điểm đó thì máy chưa phải là hàng đầu. Canon EOS 60D có thể chụp với tốc độ 5,3 khung hình/giây cực kỳ ổn định. Thậm chí, Pentax K5 có thể chụp 20-30 ảnh JPEG chất lượng cao ở tốc độ 7 khung hình/giây. Dưới đây sẽ là một số dữ liệu về khả năng chụp liên tục khi chúng mình đánh giá máy ảnh Nikon D7000:
- JPEG (Fine): 22 bức ảnh ở tốc độ 6fps.
- JPEG (Normal): 32 bức ảnh ở tốc độ 6fps
- Ảnh RAW: 10 bức ảnh ở tốc độ 6fps
- Ảnh RAW + JPEG (Fine): 10 bức ảnh ở tốc độ 6fps
Đánh giá Nikon D7000 – Khả năng lấy nét tự động
D7000 có thể lấy nét tự động ở mức 39 điểm lấy nét và khi sử dụng chúng mình nhận thấy nó rất giống với hệ thống lấy nét 51 điểm trên D3000S, gần như không cảm nhận thấy 12 điểm lấy nét đã lược bỏ.
Độ chính xác của AF (auto focus) trên D7000 rất cao, ở cả chế độ AF-S và AF-C. Cụ thể, D7000 nó có thể theo dõi chính xác các đối tượng chuyển động xung quanh khung AF 39 điểm của nó. Tuy nhiên, chúng mình thấy rằng tốc độ lấy nét tự động trên D7000 phụ thuộc khác nhiều vào ống kính được sử dụng cùng và chúng mình khuyên bạn nên sử dụng ống kính zoom có độ dài tiêu cự khoảng 18-105mm. Trong điều kiện ánh sáng yếu, độ chính xác của AF bắt đầu bị ảnh hưởng tùy thuộc vào lượng ánh sáng xung quanh.
Dải động ISO
Dải động ISO trên Nikon D7000 có đôi nét tương đồng với các mẫu máy ảnh DX khác như D90, D300S. Một điểm khác biệt khác biệt khác lớn giữa D7000 và các máy ảnh DX và FX khác đó là độ ISO cơ bản trên các máy ảnh DSLR sẽ ở mức 200 nhưng Nikon D7000 lại sử dụng mức ISO cơ bản là 100.
Đánh giá máy ảnh Nikon D7000 – Chất lượng hình ảnh
Trong điều kiện chụp bình thường. D7000 có thể chụp được những bức ảnh có chất lượng vô cùng ấn tượng. Khi bạn cài đặt ISO ở mức 100 đến 6400, Nikon D7000 đem đến chất lượng hình ảnh gần như giống với D7100.
Ở độ nhạy thấp hơn, máy ảnh cho ra những bức ảnh JPEG với màu sắc vô cùng tự nhiên. Ở cấp độ pixel, hình ảnh có độ soft nhất định cùng với độ sắc nét giúp quá trình xử lý hậu kỳ dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể loại bỏ một số chi tiết khỏi hình ảnh của mình bằng cách chuyển đổi các tệp RAW nhưng sự khác biệt đối với cá ảnh JPEG bên ngoài chỉ thực sự hiển thị ở độ phóng đại 100%.
Bất kể bạn chụp ảnh RAW hay JPEG thì Nikon D7000 vẫn thể hiện được mình là một chiếc máy ảnh cực kỳ tốt ở khả năng chụp ảnh tĩnh.
Đánh giá máy ảnh Nikon D7000 – Chất lượng video
Quay video Full HD
Với Nikon D7000, bạn có thể quay video ở độ phân giải cao nhất 1920 x 1080 ở tốc độ 24 khung hình/giây và lưu ở định dạng MPEG-4 và H.264. Xét ở thời điểm hiện tại thì độ phân giải quay video trên chiếc máy ảnh này không phải là quá ấn tượng. Nhưng nhìn chung những cảnh quay ở mức Full HD trên D7000 diễn ra vô cùng mượt mà ở tốc độ ấn tượng.
Khả năng lấy nét tự động khả dụng trong khi quay video và tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO đều có thể được đặt thủ công nếu bạn muốn (khẩu độ phải được đặt trước khi bắt đầu quay). Bạn cũng có thể thực hiện một số cảnh chỉnh sửa video cơ bản trong máy ảnh như cắt các clip hay chọn và lưu các khung hình riêng lẻ.
Kết nối âm thanh
Nikon D7000 có micro Mono tích hợp và loa Mono. Ngoài ra, Nikon D7000 cũng có một cổng hỗ trợ micro bên ngoài để bạn có thể ghi âm thanh chất lượng cao hơn. Đáng tiếc là nó không có cổng tai nghe.
Review Nikon D7000 – Chất lượng video
Các thao tác để có thể quay video trên Nikon D7000 vô cùng đơn giản. Gạt công tắc ở mặt sau của máy ảnh để chuyển sang chế độ live view, sau đó nhấn nút quay phim màu đỏ để bắt đầu và dừng quay. Tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO thường được đặt tự động, nhưng nếu bạn bật cài đặt quay phim thủ công trong menu bạn sẽ có thể điều chỉnh khẩu độ trước khi quay. Tuy nhiên, việc sử dụng màn hình cố định trên D7000 khiến việc quay phim trở nên khó khăn hơn một chút so với các máy ảnh sử dụng bản lề xoay lật.
Video được quay trên Nikon D7000
Khi trải nghiệm quay video ở độ phân giải Full HD, D7000 có thể tạo ra các cảnh quay có chuyển động mượt mà ngang bằng với các máy ảnh cùng loại. Với cảm biến APS-C, Nikon D7000 chỉ có thể tạo ra những cảnh quay có độ sâu trường ảnh rất nông mà các máy ảnh như Nikon D3 hoặc các máy ảnh DSLR khác cung cấp. Micro bên trong khá dễ bị nhiễu bởi gió và nếu bạn muốn nâng cao trải nghiệm âm thanh của những thước phim thì nên sử dụng thêm micro ngoài.
Tổng kết
Nikon D7000 là một chiếc máy ảnh ấn tượng được tích hợp rất nhiều tính năng để làm hài lòng mọi người đam mê nhiếp ảnh. Cảm biến với độ phân giải 16,2MP của nó đem đến hiệu suất tuyệt vời ở các mức ISO thấp và cao, cung cấp các chi tiết trong vùng tối và vùng sáng thậm chí còn tốt hơn khi so sánh với các máy ảnh DSLR Nikon thế hệ trước.
D7000 sở hữu cấu trúc chắc chắn hơn, tốc độ chụp cao hơn, hệ thống lấy nét tự động 39 điểm mới, khả năng phim 10080p, khe cắm thẻ nhớ kép và khả năng điều khiển tốt hơn giup cho D7000 sẽ là bản nâng cấp tuyệt vời. Trên Nikon D7000 bạn sẽ tìm được một vài tính năng của mẫu máy cao cấp Nikon D300S hoặc các mẫu máy DSLR cao cấp hơn. Ví dụ như khả năng tinh chỉnh lấy nét tự động trên ống kính (AF Fine Tune), khả năng sử dụng ống kính lấy nét thủ công cũ hơn.
Về hiệu suất lấy nét tự động của D7000 vô cùng ấn tượng với những tình huống chụp ảnh tốc độ nhanh, máy vẫn có thể bắt nét chính xác. Tuy nhiên, khi chụp trong điều kiện thiếu sáng khả năng AF trên Nikon D7000 sẽ có một chút trục trặc.
Trên đây, là bài đánh giá máy ảnh Nikon D7000 của Tokyo Camera. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chiếc máy ảnh DSLR ra mắt từ năm 2010 này.