Dải nhạy sáng hay còn gọi là dải động (dynamic range) tối đa của máy ảnh là một trong những tính năng quan trọng nhất khi chụp ảnh để có thể phơi sáng chính xác. Ngoài việc sở hữu máy ảnh có dải nhạy sáng cao, bạn có thể cải thiện khả năng chụp ảnh của mình bằng cách hiểu dải động ảnh hưởng đến độ phơi sáng của ảnh như thế nào. Hãy cùng TokyoCamera tìm hiểu dynamic range là gì và những cách tối đa hoá dải động để thu được những bức ảnh ấn tượng hơn.
Dynamic range là gì trong nhiếp ảnh
Trong nhiếp ảnh, dải nhạy sáng là tỷ lệ tương phản giữa tông màu tối nhất và sáng nhất mà máy ảnh có thể chụp được trong một lần phơi sáng. Dải động tối đa là phạm vi ánh sáng lớn nhất mà cảm biến máy ảnh kỹ thuật số hoặc dải phim có thể chụp được. Dải động được đo bằng số lượng stop hay EV (exposure value). Mỗi stop tăng lên biểu thị mức độ sáng thu được tăng gấp đôi. Trong khi mắt người có thể nhìn thấy dynamic range (dải động) lên đến 20 stops, ngay cả máy ảnh DSLR và máy ảnh mirrorless cao cấp cũng chỉ có thể đạt khoảng 14 stops.
Vì sao nên nắm được dải nhạy sáng là gì?
Hiểu được dynamic range của máy ảnh là một kỹ năng thiết yếu để tránh mất chi tiết trong ảnh của bạn. Một số cảnh có dải nhạy sáng rất rộng với độ tương phản mạnh giữa vùng sáng nhất và tối nhất, vượt quá khả năng thu nhận của máy ảnh. Nếu không có cách để thu hẹp dải nhạy sáng của cảnh, bạn có thể phải lựa chọn giữa việc mất chi tiết vùng sáng (biến các vùng sáng hơn của ảnh thành màu trắng) hoặc làm bệt vùng tối (biến các vùng tối hơn của ảnh thành màu đen). Dải động rộng hơn cho phép bạn lưu giữ nhiều hơn các điểm sáng và tối.
Vấn đề với hình ảnh có dải nhạy sáng rộng là gì?
Dải động trở thành vấn đề khi các khung cảnh có độ tương phản cao, như cảnh hoàng hôn, ảnh chân dung ngược sáng hoặc cảnh nội thất có cửa sổ. Nếu sự khác biệt giữa điểm sáng nhất và tối nhất quá lớn thì bạn có thể thay đổi sự cân bằng bằng cách “nâng” vùng tối – có thể bằng cách phản chiếu ánh sáng bằng tấm phản quang hoặc sử dụng đèn flash.
Nhưng nếu không thể thực hiện được điều này, thì bạn sẽ cần phải chọn xem chi tiết vùng sáng hay vùng tối quan trọng hơn. Khi chụp cảnh hoàng hôn, điều này có nghĩa là chụp các chi tiết tiền cảnh dưới dạng hình bóng (silhouette) thay vì cố gắng ghi lại chi tiết trong bóng tối. Khi chụp nội thất, điều này có nghĩa là phơi sáng theo ánh sáng trong nhà (và để khu vực cửa sổ bị cháy sáng).
Biểu đồ biểu diễn dải dynamic range là gì?
Tìm được sự cân bằng phù hợp giữa sáng và tối sẽ tạo ra những hình ảnh đẹp hơn, vì vậy hãy nắm rõ giới hạn của máy ảnh. Bạn có thể thử chụp các chi tiết sáng và tối trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau, sau đó quan sát biểu đồ độ sáng (histogram), mà bạn có thể xem trên màn hình LCD của máy ảnh. Biểu đồ này sẽ biểu diễn các điểm ảnh bạn chụp ở mỗi mức cường độ. Nếu biểu đồ có các đỉnh nhọn dồn về bên trái hoặc bên phải và một khoảng lõm xuống ở giữa, thì hình ảnh có vẻ đang vượt quá dải động của máy ảnh.
Bên cạnh đó, hầu hết phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop, Lightroom, Capture One đều cho phép hiển thị histogram của ảnh để hỗ trợ bạn đưa ra những quyết định về ánh sáng trong quá trình hậu kỳ.
Bạn có thể tìm hiểu về biểu đồ histogram chi tiết hơn qua bài viết trên trang web của TokyoCamera.
Các phương pháp tối ưu dynamic range để chụp ảnh đẹp hơn
Bất kể khả năng của máy ảnh, sẽ đến lúc bạn gặp phải một bối cảnh vượt quá dynamic range của nó. Khi bạn đã hiểu rõ máy ảnh của mình và cụ thể hơn là những hạn chế, bạn sẽ biết cách ứng biến cho phù hợp. Khi nói đến dải nhạy sáng, có nhiều điều bạn có thể làm, nhưng chúng có thể được tóm tắt thành ba lựa chọn:
- Tránh độ tương phản
- Giảm độ tương phản
- Tận dụng độ tương phản.
Phương pháp lựa chọn bối cảnh có dải nhạy sáng thuận lợi là gì?
Trước khi tính đến các giải pháp kỹ thuật, bạn có thể thử thay đổi góc chụp theo hướng và cường độ của ánh sáng, cũng như điều chỉnh bố cục hợp lý để hạn chế các đối tượng có độ sáng quá cao hoặc quá thấp trong khung hình. Các bối cảnh chụp xuôi sáng hoặc ánh sáng chiếu xiên một chút thường sẽ có dải dynamic range hài hoà hơn, trong khi chụp ảnh ngược sáng và hướng thẳng vào các nguồn sáng mạnh như mặt trời sẽ tạo ra độ tương phản gay gắt, khiến dynamic range trở nên không thể kiểm soát. Dù vậy, chụp ảnh ngược sáng cũng có thể tạo nên những hiệu ứng thị giác vô cùng ấn tượng nếu được sắp đặt có ý đồ.
Đây là phương pháp được khuyến khích cho người mới bắt đầu, giúp luyện tập, nâng cao con mắt quan sát, cảm nhận ánh sáng và kỹ năng lựa chọn góc chụp. Sự kiên nhẫn và tính toán tỉ mỉ chính là yếu tố phân biệt các nhiếp ảnh gia với người chụp ảnh thông thường. Bằng cách chụp ảnh ở khu vực ít tương phản hơn, bạn sẽ không phải đối phó với các điểm sáng và bóng tối cực độ. Chụp ảnh ở bãi biển vào một ngày nắng là một ví dụ tuyệt vời về cảnh có độ tương phản cao.
Nếu là một nhiếp ảnh gia thiên về chân dung, bạn có thể:
- Đặt chủ thể vào bóng râm
- Tránh chụp ảnh dưới ánh nắng giữa trưa khi trời sáng nhất
- Chụp ảnh với mặt trời ở phía trước chủ thể để khuôn mặt của họ và hậu cảnh có độ sáng hài hoà.
Phương pháp giảm độ tương phản để kiểm soát dải nhạy sáng là gì?
Bạn sẽ thấy rằng nếu vùng tối sáng hơn, hoặc vùng sáng tối hơn, hoặc cả hai, thì dải nhạy sáng của cảnh sẽ nhỏ hơn. Do đó, máy ảnh của bạn sẽ dễ dàng ghi lại chính xác cả vùng sáng và vùng tối mà không làm sáng quá mức hoặc thiếu sáng vùng tối.
Sử dụng đèn flash máy ảnh hoặc đèn flash, LED bổ sung sẽ giúp thêm sáng vào vùng tối nhất của ảnh, giúp sự phân bổ ánh sáng giữa vùng sáng và tối đồng đều hơn, thu hẹp dải nhạy sáng mà máy ảnh của bạn cần chụp. Giải pháp này lý tưởng cho ảnh chụp cận cảnh như chân dung hay tĩnh vật, vì đèn flash và đèn bổ sung sẽ không giúp ích khi chụp cảnh ở xa.
Có hai cách để giảm dải động của cảnh:
Làm sáng bóng tối:
- Sử dụng tấm phản quang để phản chiếu ánh sáng trở lại phần tối của cảnh
- Sử dụng đèn flash ngoài máy ảnh (tốt nhất là trên máy ảnh) để chiếu sáng phần tối của cảnh
- Chụp ở định dạng RAW và đẩy thanh trượt Shadows lên trong quá trình hậu kỳ
- Điều chỉnh trong quá trình hậu kỳ bằng phần mềm chỉnh sửa như Lightroom
Các nhiếp ảnh gia chụp sản phẩm và chân dung sẽ điều chỉnh ánh sáng trong studio và tại địa điểm chụp bằng cách sử dụng tấm phản quang (hắt sáng) và đèn flash để chiếu sáng chủ thể hoặc lấp đầy bóng tối.
Làm tối vùng sáng:
- Sử dụng bộ tản sáng hoặc chặn để giảm một số ánh sáng
- Sử dụng kính lọc ND có độ chuyển để làm tối bầu trời quá sáng
- Chụp ở định dạng RAW (thay vì JPEG) và điều chỉnh thanh trượt Highlights xuống trong quá trình hậu kỳ
Thách thức với nhiếp ảnh chân dung ngoài trời là bầu trời sáng hơn đáng kể so với đất và chủ thể. Các nhiếp ảnh gia phong cảnh thường sử dụng kính lọc mật độ trung tính GND để giảm dải động của cảnh, cho phép chụp được cả bầu trời và đất rõ ràng. Tuy nhiên, điều này gần như sẽ không hiệu quả đối với các nhiếp ảnh gia chân dung vì nó sẽ làm cho nửa trên của chủ thể tối đi. Vì vậy, đối với nhiếp ảnh chân dung, tốt nhất là tránh đưa bầu trời vào ảnh để bầu trời không bị phơi sáng quá mức hoặc lựa chọn thời điểm ánh sáng dịu nhẹ và tìm một hướng sáng thuận hơn.
Phương pháp tận dụng dải nhạy sáng của máy ảnh là gì?
Điều chỉnh thông số máy ảnh để tối ưu dynamic range
Máy ảnh DSLR và mirrorless hiện đại có cài đặt phơi sáng mà bạn có thể sử dụng để tối ưu hóa ảnh trong các điều kiện ánh sáng khác nhau, chẳng hạn như chụp ảnh ban đêm hoặc ánh nắng mặt trời chói chang. Ngoài ra, sử dụng cài đặt ISO tối ưu cũng có thể mở rộng một chút dynamic range của máy ảnh để giúp chụp các cảnh có độ tương phản cao. Mức ISO “đẹp” này không nhất thiết phải là mức ISO thấp nhất mà máy ảnh có thể thiết lập, thay vào đó, con số sẽ khác nhau tuỳ vào mẫu máy bạn sử dụng và thường nằm trong khoảng từ 100-800.
Chụp ảnh RAW để bảo toàn dynamic range
Chụp ở định dạng raw của máy ảnh là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn có dải nhạy sáng tối đa để sử dụng. RAW thường là tệp 12 hoặc 14 bit (tùy thuộc vào máy ảnh), tương ứng với 4096 – 16.384 mức độ sáng trên mỗi kênh màu. Ngược lại, jpeg là tệp 8 bit, chỉ chứa 256 mức độ sáng.
Độ sâu bit cao hơn trong tệp RAW tương ứng với dải dynamic range lớn hơn và vô cùng hữu ích nếu bạn cần khôi phục các chi tiết bị phơi sáng quá mức hoặc thiếu sáng. Định dạng này cũng rất quan trọng khi chỉnh sửa hình ảnh của bạn, vì file RAW chịu được các chỉnh sửa “mạnh tay” hơn trong khi jpeg sẽ nhanh chóng bị “vỡ” màu và gây ra hiện tượng vệt (banding) xấu xí ở các vùng chuyển màu sau khi chỉnh sửa độ tương phản và màu sắc.
Chế độ high dynamic range
Chụp ảnh high dynamic range là gì? Có thể nói, high dynamic range (gọi tắt là HDR) bao gồm việc chụp một tấm ảnh với nhiều mức phơi sáng khác nhau thông qua điều chỉnh f-stop trên máy ảnh của bạn. (f-stop điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua ống kính) Bạn nên sử dụng chân máy để giữ bố cục hình ảnh giống hệt nhau trong mỗi lần chụp. Chụp một bức ảnh với f-stop ở cài đặt bình thường (0 EV), sau đó chụp một hoặc vài bức thiếu sáng ở các mức độ khác nhau (-1 đến -3 EV) và một hoặc vài bức ảnh thừa sáng (1 đến 3 EV).
Sau đó, sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh để ghép các bức ảnh lại với nhau. High Dynamic Range đôi khi là tùy chọn duy nhất và để tạo ra một bức ảnh phơi sáng đầy đủ khi bối cảnh có độ chênh lệch giữa vùng sáng và tối quá lớn, nhưng nhược điểm của nó là bạn không thể sử dụng nó trên các đối tượng chuyển động.
Top máy ảnh có dynamic range tốt
Lợi thế của máy ảnh có dải dynamic range rộng là gì?
Thông thường, các máy ảnh có dải nhạy sáng tốt sẽ phù hợp cho chụp ảnh thiếu sáng cũng như chụp ảnh trong các điều kiện ánh sáng khó khăn khác. Dynamic range cũng chính là khả năng hạn chế nhiễu xuất hiện trong vùng tối và clipping ở vùng sáng. Nhờ đó, bạn sẽ giữ được nhiều chi tiết ở highlights và shadows hơn để có hình ảnh hài hoà với độ chuyển giữa các vùng màu sắc và ánh sáng mượt mà như được tận mắt chiêm ngưỡng những khung cảnh đó bằng mắt thường.
Do giới hạn của vật lý, các máy ảnh có cảm biến lớn sẽ thu sáng tốt hơn và do đó có dynamic range rộng hơn các máy ảnh có cảm biến nhỏ. Dù vậy, mức giá để sở hữu những trang bị tối tân đó không bao giờ là dễ chịu. Sau đây là tổng hợp các mẫu máy có dynamic range vượt trội theo từng kích thước cảm biến khác nhau để bạn có cái nhìn khách quan và đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Máy ảnh full-frame có dynamic range tốt nhất
Nikon D850 – Mẫu DSLR trường tồn cùng năm tháng
Nikon D850 là một mẫu máy ảnh “khủng long” với cảm biến 45.7MP. Chất lượng hình ảnh không tì vết và dải dynamic range là tất cả những gì mà Nikon tự hào về nó. Chiếc DSLR ra mắt vào năm 2017 này có dải động cực rộng đến 14.8 stop – con số kỷ lục chưa có mẫu full-frame nào xô đổ được bất chấp sự xuất hiện của các đàn em đến từ Nikon và các đối thủ khác. Nó hoạt động tốt trong điều kiện thiếu sáng, với nhiều tùy chọn ống kính để lựa chọn. Tuy nhiên, nó cồng kềnh hơn đáng kể so với các tùy chọn mirrorless như Canon EOS R6 Mark II và thiếu IBIS.
Sở hữu ngay Nikon D850
Điểm mạnh:
- Mạnh mẽ & nhiều công nghệ tiên tiến
- Cảm biến CMOS full-frame 45,7MP có dynamic range rộng
- Quay phim tua nhanh thời gian 8K
- Kết nối đầy đủ với Bluetooth & SnapBridge
- Độ phân giải tuyệt đẹp & hiệu suất ISO tuyệt vời.
Điểm yếu:
- Mức giá đắt
- Ứng dụng iOS không dây khó sử dụng.
Sony A7R IV – Máy ảnh mirrorless độ phân giải cao
Với cảm biến 61MP, bạn giống như có một chiếc kính hiển vi cho máy ảnh – mọi chi tiết nhỏ đều nổi bật! Không có gì là bất ngờ khi dải nhạy sáng 14.7 stop của máy ảnh này cho phép chụp cảnh với chi tiết sống động, ngay cả trong những tình huống ánh sáng khó khăn. Điều này đặc biệt có lợi nếu bạn là nhiếp ảnh gia phong cảnh và kiến trúc. Cùng với đó, EVF mới giống như TV HD cho mắt bạn và các nút xoay mang lại cảm giác phản hồi đã tay hơn đáng kể giúp a7R IV là một lựa chọn sáng giá cho các tay máy cứng cựa.
Sở hữu ngay Sony A7R IV
Điểm mạnh:
- Cải tiến rõ rệt so với Sony A7R III
- Focus Tracking hoàn hảo
- 61 Megapixel ghi lại chi tiết đáng kinh ngạc
- Máy ảnh có dải nhạy sáng tốt cho ảnh phong cảnh
- Nhẹ/Bền/Cực kỳ di động.
Điểm yếu:
- Thao tác và sử dụng menu có thể khó khăn với người mới
- Độ phân giải lớn mang đến nhiều nhiễu hơn.
Canon EOS R5 – Máy ảnh full-frame trung cấp cho mọi nhu cầu
Điều đáng chú ý ở Canon EOS R5 là khả năng lấy nét tự động cực kỳ chính xác, gần giống như máy ảnh có “thần giao cách cảm” với bạn – vô cùng tuyệt vời cho những người đam mê chụp ảnh chân dung. Chất lượng hoàn thiện của chiếc máy ảnh Canon này chắc chắn như xe tăng, thách thức mọi điều kiện thời tiết. Hơn hết, chất lượng hình ảnh và dải dynamic range đến 14.6 stop thực sự tuyệt đẹp, là những gì bạn cần để đưa bức ảnh của mình đến gần hơn với những tác phẩm nghệ thuật trong phòng trưng bày.
Sở hữu ngay Canon EOS R5
Điểm mạnh:
- Thông số kỹ thuật hàng đầu về ảnh và video
- Tính năng ổn định hình ảnh tích hợp ấn tượng
- Video HDR và chế độ chụp ảnh độ phân giải cao
- Kính ngắm điện tử sáng rõ và có dải động tốt.
Điểm yếu:
- Dễ bị quá nhiệt khi hoạt động liên tục
- Mức giá cao hơn nhiều đối thủ trong phân khúc máy ảnh full-frame trung cấp.
Máy ảnh crop có dải nhạy sáng tốt nhất
Sony A6400 – Máy ảnh APS-C quốc dân
Sony Alpha A6400 có cảm biến CMOS APS-C Exmor 24.2MP cho dải dynamic range 13.6 stop. Sony đã mở rộng giới hạn ISO của máy ảnh mới lên mức 102.400, so với mức 51.200 của A6500 (dải ISO gốc của A6400 là 100-32.000). Cùng với đó, các điều chỉnh về cảm biến và bộ xử lý giúp Sony A6400 tái tạo màu sắc trung thực và sống động hơn.
Sở hữu ngay Sony A6400
Dải nhạy sáng của A6400 cũng là rất ấn tượng so với những gì có thể mong đợi ở một cảm biến APS-C. Thử nghiệm ISO invariance cho thấy cảm biến của Sony A6400 thể hiện rất tốt, khi hình ảnh thu được ở mức ISO 100 và điều chỉnh vùng tối lên 5 stop phơi sáng khi hậu kỳ sẽ tương đương với hình ảnh được chụp ở mức ISO 3200. Khả năng xử lý độ nhiễu và ISO này hứa hẹn sẽ giúp các nhiếp ảnh gia thoải mái phơi sáng ở mức ISO thấp hơn để giữ được hoàn toàn chi tiết trong vùng highlight.
Điểm mạnh:
- Tự động lấy nét theo dõi chủ thể cực kỳ tốt
- Chất lượng hình ảnh tuyệt vời trong hầu hết mọi tình huống chụp
- Tùy chọn tùy chỉnh điều khiển rộng
- Kích thước khá nhỏ gọn và chất lượng xây dựng tốt.
Điểm yếu:
- Thiết kế thân máy lỗi thời khiến trải nghiệm người dùng kém hơn
- Thiết lập điều khiển ngoài hộp được cấu hình kém
- Màn hình LCD 16:9 cung cấp diện tích hiển thị nhỏ cho ảnh tĩnh 3:2
- Chức năng điều khiển trên màn hình cảm ứng khá hạn chế
- Không có ổn định hình ảnh trong thân máy.
Ricoh GR III – Trợ thủ cho nhiếp ảnh gia đường phố
Nhiếp ảnh đường phố là cuộc chơi của những yếu tố bất ngờ và dải dynamic range 13.7 stop của GR III sẽ giúp bạn thể hiện con mắt nghệ thuật của mình trong bất cứ điều kiện ánh sáng nào. Bên cạnh đó, chiếc máy ảnh bỏ túi này cũng có thể dễ dàng đồng hành với bạn trong những chuyến du lịch, thám hiểm để ghi lại từ những khoảnh khắc vui vẻ đến mọi phong cảnh hùng vĩ nhất.
Sở hữu ngay Ricoh GR III
Điểm mạnh
- Chi tiết hình ảnh rất tốt
- Hệ thống giảm rung hiệu quả
- Trải nghiệm sử dụng mượt mà
- Thân máy nhỏ, chắc chắn
- Độ nhiễu hình ảnh thấp ở ISO vừa phải.
Điểm yếu
- Thời lượng pin tệ
- Tự động lấy nét có thể tốt hơn
- Tối góc ngay cả ở khẩu độ nhỏ hơn
- Màn hình LCD không nghiêng
- Quay video tương đối kém.
Canon EOS M50 Mark II – Vẫn ngon so với giá tiền
Với 13.4 stop, M50 Mark II vẫn chưa là gì khi so sánh về dải dynamic range, nhưng ở mức giá này, bạn sẽ nhận được một khoản đầu tư xứng đáng. Cảm biến 24.1 megapixel và định dạng C-RAW giúp bạn giảm đến 40% dung lượng ảnh trong khi vẫn đảm bảo các chi tiết được giữ nguyên vẹn. Bên cạnh đó, kích thước nhỏ gọn biến đây thành một chiếc máy ảnh làm vlog trong mơ, cùng với các tuỳ chọn video 4K và chức năng ổn định tích hợp giúp bạn vận hành mượt mà. Trong tầm giá của nó, dải dynamic range và các tính năng hỗ trợ hữu ích bạn có thể tận dụng thực sự là một món hời.
Sở hữu ngay Canon EOS M50 Mark II
Điểm mạnh:
- EVF cao cấp
- Thích hợp cho cả người mới bắt đầu và người dùng nâng cao
- Màn hình cảm ứng lớn có thể xoay
- Quay video 4K UHD.
Điểm yếu:
- Tuỳ chọn ống kính khá hạn chế
- Lấy nét không quá nhanh và không có các tính năng thông minh của dòng máy EOS R.
Action camera có dải nhạy sáng tốt nhất
DJI Osmo Action 5 Pro – Chất lượng hình ảnh tối ưu
Được thiết kế dựa trên Hero 13 Black của GoPro, DJI Osmo Action 5 Pro là một action camera tích hợp nhiều tính năng thời thượng so với mức giá. Chống nước ở 20m, nó có thể hoạt động ở độ sâu gấp đôi so với độ sâu (không lắp vỏ) của GoPro. Với phạm vi nhiệt độ hoạt động rộng hơn, đây là lựa chọn tốt nhất để quay trong mọi điều kiện. Chúng tôi cũng khen ngợi giao diện của nó khi thử nghiệm: Action 5 Pro nhỏ và nhẹ, với màn hình cảm ứng ở mặt trước và mặt sau sắc nét và rõ ràng.
Sở hữu ngay DJI Osmo Action 5 Pro
Được tuyên bố sở hữu dynamic range lên đến 13.5 stop, những gì mà Osmo Action 5 Pro thể hiện là khá thuyết phục. Ghi hình ở độ phân giải 4K với profile D-Log M cho hình ảnh sắc nét và đầy đủ chi tiết trong nhiều điều kiện từ ban ngày đến ban đêm, trên cạn và cả dưới nước. Người dùng có thể đẩy những thước phim được quay bởi Osmo Action 5 Pro đến giới hạn “tuyệt đối điện ảnh” trong quá trình hậu kỳ.
Điểm mạnh:
- Dải nhạy sáng và chi tiết tốt
- Màn hình OLED kép sắc nét
- Chống nước ở độ sâu 20m mà không cần hộp đựng
- Tuổi thọ pin dài
- Hoạt động tuyệt vời với DJI Mic 2.
ĐIểm yếu:
- Không có tùy chọn video 5.3K+
- Chế độ SuperNight chưa thực sự ấn tượng.
Insta360 Ace Pro 2 – Chất lượng video tuyệt hảo
Giống như Ace Pro bản gốc, video 8K là điểm thu hút sự chú ý của Ace Pro 2: đây là một trong số ít action camera có thể quay ở độ phân giải đó, giờ đây ở tốc độ khung hình lên tới 30 khung hình/giây. Tuy nhiên, các bài review Insta360 Ace Pro 2 cho thấy quay 8K không phải là trải nghiệm hoàn hảo. Bạn không có được mức ổn định hình ảnh cao nhất, cũng không hỗ trợ cấu hình màu I-log phẳng và quá nhiệt có thể là một vấn đề. Điều gây ấn tượng hơn là hiệu suất tổng thể của Ace Pro 2 vẫn cho thấy đây là action camera toàn diện.
Sở hữu ngay Insta360 Ace Pro 2
Đây là một mẫu máy nhỏ, nhẹ nhưng chắc chắn. Màn hình cảm ứng lật lên 2.5 inch của nó không phải là hữu ích nhất nếu bạn cần nhanh chóng chuyển từ chế độ quay trước sang quay sau, nhưng nó cung cấp góc nhìn rộng hơn khi quay một mình. Kết quả video 4K tỏ ra tuyệt vời và chất lượng cảnh quay thiếu sáng vô cùng ấn tượng đối với một action camera, với hỗ trợ I-log hữu ích để phân loại màu trong hậu kỳ. Hiệu suất ổn định hình ảnh cũng tuyệt vời, khiến đây trở thành một lựa chọn rất linh hoạt.
Điểm mạnh
- Quay video 8K đầy chi tiết và sống động
- Chất lượng hình ảnh thiếu sáng tốt
- Âm thanh ấn tượng từ micro tích hợp
- Hoạt động trơn tru với ứng dụng di động Insta360.
Điểm yếu
- Hơi cồng kềnh và nặng hơn so với đối thủ cạnh tranh
- Chất lượng bản lề vẫn chưa đủ cứng cáp
- Có các lựa chọn thay thế rẻ hơn từ các đối thủ.
GoPro Hero 13 Black – Làm chủ ánh sáng trong khung hình
Giống như hầu hết các sản phẩm chủ lực gần đây của GoPro, Hero 13 Black không phải là bản nâng cấp hoàn toàn so với người tiền nhiệm. Nó có cùng cảm biến, độ phân giải video và tỷ lệ khung hình 8:7 hữu ích, cùng tính năng ổn định HyperSmooth hàng đầu và thông số kỹ thuật chống thấm nước giống như Hero 12 Black – và Hero 11 Black trước đó. Vì vậy, nếu bạn đã sở hữu một trong hai action camera toàn diện đó, thì không nhất thiết phải nâng cấp. Nhưng dựa trên review GoPro Hero 13 Black, có một số nâng cấp khiến đây trở thành lựa chọn hàng đầu của bạn.
Sở hữu ngay GoPro Hero 13 Black
Nổi bật nhất trong số đó là một loạt các Mod ống kính và kính lọc ND mới. Những thứ này gắn vào một giá đỡ được thiết kế lại trên 13 Black, có thể phát hiện phụ kiện nào được gắn vào và điều chỉnh cài đặt cho phù hợp, mở khóa ngay lập tức các tùy chọn quay chụp sáng tạo. Nhiều người dùng cũng hưởng ứng sự bổ sung của giá đỡ từ tính, cũng như cải thiện thời lượng pin và tản nhiệt. Chế độ Burst Slo-Mo cũng cung cấp cho bạn tùy chọn quay 400 khung hình/giây ở độ phân giải 720p, mặc dù các clip được xử lý tương đối chậm. Dù những cải tiến này không mang tính cách mạng, nhưng tất cả đều góp phần biến Hero 13 Black trở thành camera hành động GoPro hoàn thiện nhất cho đến nay.
Điểm mạnh
- Nhiều phụ kiện tuyệt vời, bao gồm cả hệ thống Lens Mod tự động phát hiện mới
- Tuổi thọ pin và tản nhiệt được cải thiện
- Video 5.3K chất lượng tuyệt vời
- Ứng dụng Quik khá tốt để chỉnh sửa nhanh.
Điểm yếu
- Cảm biến và độ phân giải video không thay đổi so với người tiền nhiệm
- Chất lượng hình ảnh của đối thủ Insta360 vẫn tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu
- Thời gian xử lý cần thiết cho video chuyển động chậm
- Chi phí bổ sung cho Lens Mod tăng lên.
Tổng kết
Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã nắm được dynamic range là gì và hiểu cách tận dụng dải nhạy sáng cho ảnh chụp của mình. Hãy nhớ rằng, một bức ảnh tốt phải xuất phát từ ánh sáng tốt, trước khi tính đến các giải pháp thiết bị và hậu kỳ. Hãy tiếp tục thực hành, thử nghiệm và học hỏi từ những sai lầm để cải thiện kỹ năng của bạn.