Fujifilm X-T50 vs X-T30 II: Lựa Chọn Nào Cho Người Mới?

Nếu như Fujifilm X-T50 và X-T5 sở hữu quá nhiều điểm chung khiến người dùng không khỏi phân vân khi lựa chọn, X-T50 vs X-T30 II lại là một câu chuyện khác hoàn toàn. Liệu những nâng cấp trên Fujifilm X-T50 so với người tiền nhiệm có đủ tạo ra khác biệt để bạn lựa chọn hay không? Hãy cùng TokyoCamera so sánh Fujifilm X-T50 vs X-T30 II để có thêm góc nhìn chi tiết nhất.

Thông số kỹ thuật của Fujifilm X-T50 và X-T30 II

Fujifilm X-T50 Fujifilm X-T30 II
Ngày ra mắt 16/05/2024 01/09/2021
Cảm biến APS-C X-Trans CMOS 5 HR 40.2MP APS-C X-Trans CMOS 4 26.1MP
Dải ISO ISO 125 – 12800 (mở rộng đến 64 – 51200) ISO 160 – 12800 (mở rộng đến 80 – 51200)
Ngàm Fujifilm X Mount Fujifilm X Mount
Ổn định hình ảnh Sensor-shift Image Stabilization Không
Màn hình 3 inch, nghiêng 3 inch, nghiêng
Kính ngắm EVF 2360 nghìn điểm EVF 2360 nghìn điểm
Chụp liên tiếp 8.0fps (20.0fps màn trập điện tử) 8.0fps (30.0fps màn trập điện tử) 
Độ phân giải video tối đa 6K – 6240 x 4160 4K (DCI) – 3840 x 2160
Tốc độ khung hình video tối đa 120fps 120fps
Kích thước 124 x 84 x 49mm 118 x 83 x 47 mm
Trọng lượng 438g 383g
Thay thế cho Fujifilm X-T30 II Fujifilm X-T30

So sánh ưu – nhược điểm Fujifilm X-T50 vs X-T30 II

X-T50 X-T30 II
Ưu điểm
IBIS 7 stop Thiết kế đẹp mắt
Quay video 6K/30p Cầm nắm thoải mái
Vòng xoay Film Simulation Giả lập màu phim tương tự X-T4
Cảm biến độ phân giải lớn Video 4K không crop
Nhược điểm
Giá cao Không có IBIS
Màn hình chỉ lật (không xoay) Màn hình chỉ lật (không xoay)
Không chống chịu thời tiết Phím bấm chưa tối ưu
Thời lượng pin không cải thiện Chỉ là bản cập nhật nhỏ từ X-T30

Thiết kế của Fujifilm X-T50 và X-T30 II

Thiết kế thân máy Fujifilm X-T50 vs X-T30 II

Máy ảnh X Series của Fujifilm luôn được “gọt giũa” theo phong cách cổ điển, hướng tới ngách thị trường người dùng mang tâm lý hoài cổ đang ngày càng mở rộng. X-T50 không đi ngược lại xu hướng đó, nhưng kết hợp với một số đường nét hiện đại hơn. Trong khi X-T30 II có thiết kế vuông vắn, thì người kế nhiệm của nó lại có xu hướng bo tròn, với các góc cạnh vuốt cong và phần trên thon gọn mềm mại, thổi một làn gió mới cho thiết kế của Fujifilm.

fujifilm x-t50 vs x-30 ii
X-T30 II vẫn là thiết kế vuông vức cổ điển đậm chất cơ khí của Fujifilm
fujifilm x-t50 vs x-30 ii
Thiết kế của Fujifilm X-T50 có phần mềm mại hơn

Hệ thống điều khiển trên X-T50 vs X-T30 II

Các nút điều khiển trên thân máy vẫn rất dồi dào, ngoại trừ vòng xoay Drive đã được thiết kế cho mục đích khác trên X-T50 – chọn chế độ Mô phỏng phim (Film Simulation). X-T30 II cung cấp 18 bộ mô phỏng phim thông qua menu màn hình cảm ứng. X-T50 cung cấp đến 20 giả lập, trong đó có 11 tuỳ chọn có thể truy cập thông qua nút xoay Film Simulation riêng biệt. Có ba nấc xoay tuỳ chỉnh cho phép lưu cài đặt màu sắc của người dùng, cộng với cài đặt Tự động – mặc dù không có tùy chọn để bạn tự đặt công thức trên nút xoay.

fujifilm x-t50 vs x-30 ii
Fujifilm X-T30 II có hệ thống vòng xoay điều khiển quen thuộc của dòng X-T
fujifilm x-t50 vs x-30 ii
Fujifilm X-T50 được tích hợp vòng xoay Film Simulation mới

Có thể khẳng định, các vòng xoay trên thân máy đều hướng tới một nhóm đối tượng rõ ràng. Trong khi nút xoay chế độ Drive của X-T30 II hữu ích hơn nhiều đối với những người đam mê nhiếp ảnh thuần tuý, việc nâng tầm và tích hợp Film Simulation vào trải nghiệm chụp ảnh nói chung đã giúp những chế độ sáng tạo này có thể truy cập ngay lập tức đối với người mới bắt đầu, thông qua những vòng xoay “cơ khí” trực quan đại diện cho tính thẩm mỹ cổ điển. Thay vì những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Fujifilm đang đặt cược vào sự hấp dẫn của X-T50 đối với những nhà sáng tạo nội dung Gen Z, “thế lực” đã khiến X100V trở thành một cơn sốt càn quét mạng xã hội thời gian qua.

Kích thước, trọng lượng của hai mẫu máy

Dòng X-T “2 số” của nhà Fujifilm luôn giữ được phong độ về kích thước nhỏ gọn vừa vặn với hầu hết người dùng, và X-T50 cũng như X-T30 II không phải là ngoại lệ.

Fujifilm X-T50 có kích thước bên ngoài là 124 x 84 x 49mm và nặng 438g (bao gồm cả pin). Fujifilm X-T30 II có số đo là 118 x 83 x 47 mm và nặng 383g (bao gồm cả pin).

Có thể thấy, Fujifilm X-T30 II rõ ràng là máy ảnh nhỏ hơn đáng kể trong hai máy ảnh. Thân máy hẹp hơn 6mm, ngắn hơn 1mm và mỏng hơn 2mm so với Fujifilm X-T50.

fujifilm x-t50 vs x-30 ii
Hai máy đều có kích thước nhỏ gọn, X-T30 II là thân máy phù hợp hơn cho du lịch

Trọng lượng là một yếu tố quan trọng khác, đặc biệt là khi quyết định chọn máy ảnh mà bạn muốn mang theo bên mình cả ngày. Fujifilm X-T30 II nhẹ hơn 55g so với Fujifilm X-T50 nhưng sự khác biệt sẽ khó nhận ra hơn khi sử dụng thực tế.

Tựu chung lại, X-T30 II là máy ảnh có kích thước thân thiện hơn với du lịch và đủ gọn gàng để giữ trong túi hàng ngày. Là cỗ máy mạnh mẽ hơn hẳn, X-T50 vẫn đảm bảo tính di động tốt, mặc dù đánh đổi một chút về kích thước và trọng lượng: dài hơn X-T30 II 5.6 cm và nặng hơn 55g. Về bản chất, nó là một chiếc X-T5 mini, với thân máy bằng nhựa và không có lớp chống chịu thời tiết.

Màn hình và kính ngắm

Giống như X-T30 II, X-T50 có màn hình cảm ứng nghiêng, không có tính linh hoạt của màn hình xoay lật hoàn toàn (như màn hình trên Fujifilm X-S20). Tuy nhiên, độ phân giải đã được nâng cấp từ 1.62 triệu điểm lên 1.84 triệu. Cả hai đều có chung EVF 2.36 triệu điểm cho chất lượng hiển thị sắc nét và màu sắc tách bạch rõ ràng.

fujifilm x-t50 vs x-30 ii
Màn hình và kính ngắm của X-T30 II vẫn đủ dùng nhưng có phần lép vế hơn X-T50
fujifilm x-t50 vs x-30 ii
Màn hình của X-T50 được nâng cấp về độ phân giải

So sánh Fujifilm X-T50 vs X-T30 II về chất lượng hình ảnh

Chất lượng ảnh tĩnh

Dù đã ra mắt từ lâu, song Fujifilm X-T30 II không làm bạn thất vọng về chất lượng hình ảnh, với cảm biến APS-C 26,1MP và bộ xử lý X-Processor 4 y hệt như trên X-T4 (và X-T30). Ảnh tĩnh có độ sắc nét vừa phải dễ chịu, mang lại chi tiết rất tốt, độ nhiễu thấp và dải động đẹp trong nhiều tình huống.

fujifilm x-t50 vs x-30 ii
Chất ảnh mềm mại như film của X-T30 II được kế thừa từ mẫu flagship X-T4 với các tuỳ chỉnh chuyên sâu cho tệp JPEG

X-T50 lại là một bản nâng cấp vô cùng hoành tráng, sử dụng cảm biến X-Trans 5 40MP và X-Processor 5 mạnh mẽ kế thừa từ Fujifilm X-T5 (và X100VI). Kết quả là một chiếc máy ảnh chụp ảnh tĩnh đáng kinh ngạc đối với một mẫu máy APS-C. Mặc dù độ phân giải cao hơn dẫn đến nhiều nhiễu hơn ở mức ISO cao, nhưng điều này là không quá đáng kể. Bạn cũng có được khả năng cắt xén linh hoạt với các điểm ảnh bổ sung đó, lý giải cho sự hiện diện của bộ chuyển đổi tele kỹ thuật số cho độ phóng đại 1.4x và 2x ngay trên máy.

fujifilm x-t50 vs x-30 ii
Hình ảnh được chụp bởi Fujifilm X-T50 có chi tiết và dải động tốt. Ảnh: Piero Percoco
fujifilm x-t50 vs x-30 ii
Màu sắc được tái tạo mượt mà, sống động với X-T50

Chất lượng video

Hiệu suất video cũng cho thấy sự cải thiện đáng kể. Trong khi chất lượng video 4K được quay bởi X-T30 II đã là khá tốt, X-T50 có thể quay đến 6K/30p. Nó cũng tăng tốc độ khung hình 4K lên 60p, tăng thời gian quay 4K/30p từ 30 lên 60 phút và bổ sung hỗ trợ cho Apple ProRes RAW. Thêm vào đó, nó cung cấp khả năng ghi hình nội bộ 4:2:2 10-bit, vượt trội so với tuỳ chọn ghi hình ngoài trên X-T30 II qua HDMI. Không cần phải bàn cãi, X-T50 thực sự là một máy ảnh hybrid mạnh mẽ hơn cho video.

Khả năng lấy nét của Fujifilm X-T50 và X-T30 II

Hệ thống lấy nét theo pha trên Fujifilm X-T30 II hoạt động tốt, cung cấp AF kết hợp với theo dõi khuôn mặt và mắt đáng tin cậy. X-T50 vẫn cho thấy bước nhảy vọt, khi sử dụng hệ thống lấy nét tự động hỗ trợ bởi AI mới nhất của Fujifilm để phát hiện chính xác động vật, phương tiện, con người và nhiều chủ thể khác. Đây là bản nâng cấp toàn diện và một lần nữa, đưa X-T50 gần hơn về mặt hiệu suất với X-T5.

fujifilm x-t50 vs x-30 ii
Khả năng lấy nét và theo dõi chủ thể của X-T30 II khá đáng tin cậy ngay cả với các đối tượng chuyển động. Ảnh: Minoru Kobayashi
fujifilm x-t50 vs x-30 ii
X-T50 là mẫu máy có hiệu suất lấy nét và theo dõi chủ thể cho ảnh và video sánh ngang với các mẫu máy chuyên nghiệp

Khả năng chụp liên tục của hai mẫu máy

Cả X-T30 II và X-T50 đều có hiệu suất chụp liên tục tương tự nhau: 8fps với màn trập cơ học và lên đến 20fps khi sử dụng màn trập điện tử. Điểm mà X-T50 có lợi thế là tốc độ phơi sáng thực tế của màn trập điện tử khi có thể chụp trong 1/180.000 giây, nhanh gấp nhiều lần so với 1/32.000 của X-T30 II và đưa X-T50 ngang hàng với máy ảnh chuyên nghiệp.

Một điểm bất ngờ là mẫu máy “có tuổi” – X-T30 II lại có thể đạt tốc độ lên tới 30fps khi sử dụng màn trập điện tử, với mức crop 1.25x, trong khi X-T50 trẻ trung hơn lại hụt hơi với tốc độ tối đa chỉ 20fps, chấp nhận mức crop 1.29x. Dù vậy, X-T50 lại tỏa sáng ở độ bền bỉ với bộ đệm lớn cho phép chụp đến 168 ảnh JPG ở tốc độ tối đa, so với chỉ 29 ảnh của X-T30 II.

fujifilm x-t50 vs x-30 ii
X-T30 II lại chiếm ưu thế về tốc độ chụp tối đa dù không thể duy trì được lâu

So sánh thời lượng pin

Sử dụng cùng viên pin NP-W126S cũ, thời lượng sử dụng thực tế không cho thấy khác biệt ở cả hai máy ảnh. Fujifilm đánh giá X-T30 II và X-T50 có thể chụp được 390 khung hình tối đa. Một mặt, thật ấn tượng khi mẫu máy mới hơn cung cấp hiệu suất được cải thiện mà không làm giảm tuổi thọ. Mặt khác, thật đáng tiếc khi X-T50 không sử dụng pin NP-W235 mạnh mẽ hơn, vốn giúp X-T5 có thời lượng pin chụp được 580 lần.

fujifilm x-t50 vs x-30 ii
Không được nâng cấp về pin, X-T50 vẫn giữ được thời lượng sử dụng tương tự người tiền nhiệm dù có hiệu năng vượt trội

So sánh khả năng ổn định hình ảnh trong thân máy

Một thiếu sót đáng chú ý của X-T30 II – và X-T30 trước đó – là tính năng ổn định hình ảnh trong thân máy (IBIS). Đây không phải là một vấn đề lớn đối với chụp ảnh tĩnh, đặc biệt là khi kết hợp với ống kính được ổn định. Nhưng nó đã hạn chế sức hấp dẫn đối với quay video cầm tay. Bạn sẽ cần đến chân máy hoặc gimbal để tránh cảnh quay rung hoặc ảnh thiếu sáng, mờ nhoè, vốn khiến những setup nhỏ gọn bỗng chốc trở nên cồng kềnh.

fujifilm x-t50 vs x-30 ii
IBIS là một cải tiến đáng giá trên X-T50

Điều đó thay đổi với X-T50. Thừa hưởng mọi công nghệ từ X-T5, nó cũng bao gồm hệ thống IBIS 5 trục, có thể bù tới 7 điểm dừng. Điều đó giúp nó có khả năng “chống đỡ” một lượng lớn chuyển động của máy ảnh trong quá trình phơi sáng và ghi hình. Đây là lần đầu tiên tính năng ổn định hình ảnh trong thân máy xuất hiện trên máy ảnh Fujifilm X-T cấp thấp và nó tạo ra sự khác biệt đáng kể.

Trong thử nghiệm, Fujifilm X-T50 có thể cho ra hình ảnh tương đối ổn định với các ống kính không tích hợp chống rung quang học. Mặc dù vẫn còn đôi chút chuyển động ngoài ý muốn khi ghi hình và di chuyển, IBIS thực sự là một cứu cánh đáng giá. Nếu có sự kết hợp với một ống kính Fujifilm có OIS, hiệu quả chắc chắn sẽ còn ấn tượng hơn nhiều cho video handheld.

Mức giá của Fujifilm X-T50 vs X-T30 II

Dù cùng nằm trong phân khúc tầm trung, sơ cấp, hai mẫu máy này có sự chênh lệch đáng kể về mức giá. Sau khi được công bố tại sự kiện X Summit ngày 16/05/2024, mẫu X-T50 đã lên kệ vào tháng 6/2024 với mức giá khởi điểm $1,399 cho thân máy. Tại các nhà phân phối chính hãng như TokyoCamera, mức giá của mẫu máy này dao động quanh mốc 34.990.000 đồng.

Trong khi đó, Fujifilm X-T30 II được ra mắt vào 02/09/2021, với mức giá cho thân máy khoảng $900. Các nhà phân phối tại Việt Nam đang bán phiên bản chỉ bao gồm thân máy với mức giá khoảng 24,990,000 đồng.

Dễ nhận thấy mức tăng giá rõ rệt của X-T50 so với X-T30 II. Nếu như Fujifilm X-T30 II có thể trong tầm với của đối tượng người dùng mới với chi phí tương đối dễ chịu thì X-T50 với mức giá cao gấp rưỡi cho thấy đây là một khoản đầu tư cần đắn đo hơn nhiều.

Dù có những cải tiến rõ rệt về thông số và cấu hình, thật khó để gợi ý X-T50 cho người những người mua mới, nhất là khi so sánh với các đối thủ có mức giá vô cùng cạnh tranh như Canon EOS R10 hay Sony A6700.

Tổng kết

Nhìn chung, Fujifilm X-T50 là mẫu máy ảnh mirrorless tốt hơn X-T30 II. Máy có cảm biến sắc nét hơn, lấy nét tự động thông minh hơn và quay video ở độ phân giải cao hơn. Máy cũng được hưởng lợi từ tính năng ổn định hình ảnh trong thân máy và bộ xử lý nhanh hơn.

Tuy nhiên, vẫn có những tồn tại đáng tiếc. Máy không có pin mới nhất và sử dụng cùng EVF với X-T30 II. Máy có hiệu suất tiên tiến nhưng cũng có vòng xoay mô phỏng phim kỳ lạ, thay vì vòng xoay Drive mode mà hầu hết những nhiếp ảnh gia sẽ yêu thích.

Với mức giá đắt hơn khoảng 50% so với X-T30 II, X-T50 không còn là máy ảnh cho người mới chơi. Đối với những người đam mê, X-T50 được coi là phiên bản X-T5 rẻ hơn, với thân máy bằng nhựa, không có lớp chống chịu thời tiết và tốc độ chụp liên tục chậm hơn. Nếu bạn có thể làm quen với vòng xoay Mô phỏng phim, bạn thực sự sẽ có được một món hời. Nhưng đối với những người mua máy ảnh Fujifilm đầu tiên, X-T30 II có lẽ hợp lý hơn về mặt tài chính. Đây là một chiếc máy ảnh có giá trị tuyệt vời, với hiệu suất ổn định, thiết kế đẹp mắt và kích thước thân thiện với du lịch.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có được cái nhìn chi tiết về hai mẫu máy Fujifilm X-T50 và X-T30 II để đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình. Nếu đang tìm kiếm máy ảnh Fujifilm, bạn hãy liên hệ với TokyoCamera để có mức giá ưu đãi nhất nhé.

Content Protection by DMCA.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook (8h-23h)
Chat Zalo (8h-23h)
Hotline Tư Vấn (8h-21h)