Là bộ phận đặc biệt quan trọng và giá trị cao trong một chiếc máy ảnh, camera của điện thoại cao cấp. Tuy nhiên cảm biến máy ảnh có nhiều kích thước tiêu chuẩn khác nhau khiến người dùng khó hiểu. Bài viết này, Tokyo Camera sẽ giải đáp những gì bạn đang thắc mắc về cảm biến máy ảnh và tổng hợp một số kích thước cảm biến máy ảnh, cũng như thương hiệu, mẫu máy ảnh sử dụng những cảm biến đó trong bài viết này.
Khái Quát Về Cảm Biến Máy Ảnh
Hiểu đơn giản nhất, cảm biến máy ảnh là thành phần quan trọng, có nhiệm vụ thu nhận ánh sáng và chuyển đổi tín hiệu hình ảnh thu thập được thành một bức ảnh.
Ta có thể hình dung khái niệm đơn giản và khái quát về cảm biến máy ảnh là thành phần quan trọng, có nhiệm vụ thu nhận ánh sáng và chuyển đổi tín hiệu hình ảnh thu thập được để chuyển thành một bức ảnh được ghi lại vào bộ nhớ (thẻ nhớ, phim, vv).
Tầm Quan Trọng Của Cảm Biến Máy Ảnh Đối Với Chất Lượng Hình Ảnh Thu Được
Cảm biến máy ảnh là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới kích thước, chất lượng hình ảnh (độ phân giải), cũng như các yếu tố khác liên quan mật thiết như độ sâu của trường ảnh (DOF), độ nhạy sáng (ISO). Vì như chúng ta đã biết, cảm biến trang bị trên máy ảnh, camera càng lớn tỉ lệ thuận với kích thước hình ảnh càng lớn, độ sâu trường ảnh cũng càng sâu, khả năng điều chỉnh độ nhạy sáng càng cao.
Một Số Kích Thước Cảm Biến Máy Ảnh Phổ Biến Trên Máy Ảnh, Camera Của Các Thiết Bị Hiện Nay
Cảm Biến 1/2.3 Inch (Kích Thước 6.3 x 4.7mm)
Đây là kích thước cảm biến của máy ảnh, camera nhỏ nhất thường gặp trên những thiết bị có tính năng chụp ảnh, quay phim hiện nay. Ưu thế của cảm biến 1/2.3 inch nằm ở sự nhỏ gọn, chính vì thế ta có thể dễ dàng bắt gặp cảm biến loại này trên những dòng máy ảnh compact (máy ảnh du lịch mini), dễ thấy nhất là trên những dòng máy ảnh như:
Canon với dòng máy ảnh IXUS; điểm hình là: IXUS 185, IXUS 190, IXUS 285,…
Canon PowerShot Series: Canon với dòng máy ảnh compact PowerShot huyền thoại, sử dụng cảm biến 1/2.3 inch, như Canon PowerShot SX730 HS và Canon PowerShot SX620 HS;
Sony Cyber-shot Series: Sony cũng sản xuất nhiều máy ảnh compact sử dụng cảm biến này, chẳng hạn như Sony Cyber-shot DSC-HX80 và Sony Cyber-shot DSC-WX500;
Nikon Coolpix Series: Nikon có một số máy ảnh compact thuộc dòng Nikon Coolpix sử dụng cảm biến 1/2.3 inch, ví dụ như Nikon Coolpix B500 và Nikon Coolpix A900;
Panasonic Lumix Series: Panasonic Lumix DMC-ZS70 là một đại diện tiêu biểu khác của dòng máy ảnh compact sử dụng cảm biến 1/2.3 inch;
Olympus Tough Series: Olympus sản xuất máy ảnh chống nước và chống sốc thuộc dòng Olympus Tough, trong đó một số dòng cũng sử dụng cảm biến 1/2.3 inch;
Cảm biến 1/2.3 inch trên dòng máy ảnh compact nhỏ gọn – trên máy ảnh Pentax
Trong những điều kiện đủ ánh sáng và máy ảnh sử dụng cảm biến 1/2.3 inch cho ra những bức ảnh có mức độ làm vừa lòng đủ mọi người. Tuy nhiên, những điều kiện khó khăn hơn về mặt ánh sáng thì những bức ảnh tạo ra chắc chắn chất lượng sẽ không thực sự tốt bằng. Khi chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, hiện tượng nhiễu hạt hay thậm chí mất chi tiết.
Nhờ lợi thế về mặt kích thước nhỏ gọn, kèm khả năng siêu zoom kết hợp cùng ống kính tiêu cự dài, điển hình là những combo huyền thoại như: Canon Powershot SX540 HS, SX730 HS, SX740 HS,…
Cảm biến 1 inch
Cảm biến hình ảnh tiêu chuẩn 1 inch là loại cảm biến có kích thước 13.2 mm x 8.8 mm được Nikon giới thiệu trên dòng máy ảnh Nikon 1 ra mắt lần đầu vào năm 2011. Tuy nhiên, hiện nay các thương hiệu máy ảnh như Sony, Canon hay Panasonic đã sản xuất được những cảm biến cùng loại cho riêng mình.
Cảm biến máy ảnh thường có chất ảnh tốt, nhiều máy ảnh có khẩu độ rộng (ở mức tối đa). Cho phép thu nhiều ánh sáng vào ống kính hơn để chụp ảnh mịn và màu đẹp hơn.
Những dòng máy ảnh và thiết bị nhiếp ảnh sử dụng cảm biến 1 inch
Trước đây cảm biến 1 inch thường chỉ xuất hiện trên những dòng máy ảnh kỹ thuật số mini (máy ảnh du lịch mini) đời cũ như: Sony RX100 VI hay các dòng máy ảnh Canon Powershot như G7X Mark II; G9X Mark II
Ngày nay, cảm biến 1 inch đã bắt đầu xuất hiện trên những thiết bị chụp ảnh nhỏ hơn, gọn hơn và đa dụng hơn. Có thể kể đến như:
Insta360 ONE RS 1-Inch 360 Edition (camera 360, nhỏ gọn trong hình hài của một chiếc action cam), hay trên dòng điện thoại Xiaomi 13 Pro sử dụng cảm biến 1 inch là kết quả của sự hợp tác giữa Xiaomi, điểm ảnh hiệu dụng 50,3 megapixel, f.1.9, góc rộng 23 mm. Điểm chung đáng chú ý là cả hai thiết bị kể trên đều có sự hợp tác với thương hiệu máy ảnh nổi tiếng thuộc top đầu về máy ảnh trên thế giới Leica.
Một số thương hiệu và mẫu máy ảnh sử dụng cảm biến 1 inch
Dưới đây là một số thương hiệu và mẫu máy ảnh sử dụng cảm biến này:
- Sony:
- Mirrorless: Không có mẫu nào sử dụng cảm biến 1 inch.
- Khác: Sony Cyber-shot RX100 series (như RX100, RX100 II, RX100 III, …), Sony Cyber-shot RX10 series, …
- Canon:
- Mirrorless: Canon PowerShot G1 X Mark III (dù không phải cảm biến 1 inch chuẩn nhưng gần đó).
- Khác: Canon PowerShot G5 X, Canon PowerShot G7 X Mark III, Canon PowerShot G9 X Mark II, …
- Panasonic:
- Mirrorless: Không có mẫu nào sử dụng cảm biến 1 inch.
- Khác: Panasonic Lumix LX10/LX15, Panasonic Lumix ZS100/TZ100, Panasonic Lumix FZ1000, …
- Nikon:
- Mirrorless: Nikon 1 series (như Nikon 1 J5, Nikon 1 V3,…) – dòng này đã bị Nikon ngừng sản xuất.
- Khác: Nikon DL series (dù không được tung ra thị trường rộng rãi)
Lưu ý: Đây chỉ là một số mẫu tiêu biểu. Các thương hiệu máy ảnh thường có nhiều mẫu máy ảnh hơn và liên tục ra mắt sản phẩm mới.
Cảm Biến 4/3 Inch (Four Thirds Sensor)
Nếu cảm biến hình ảnh 1 inch đã là cảm biến có kích thước lớn. Thì cảm biến 4/3 inch còn vượt qua được giới hạn về kích thước vốn có của cảm biến máy ảnh thông thường. cảm biến 4/3 inch có kích thước bằng 1/4 cảm biến của máy ảnh sử dụng cảm biến Full Frame. Đây cũng là kích thước cảm biến tiêu chuẩn dành riêng cho các máy ảnh DSLR được Olympus và Kodak thiết lập.
Cảm biến 4/3” (hay còn gọi là Micro Four Thirds hoặc MFT) được sử dụng trên hầu hết những dòng máy ảnh Panasonic Four Thirds; Olympus và Micro Four Thirds. Chẳng hạn, dòng Panasonic GH5S hay Lumix LX100 và Olympus OM-D E-M1X;
Ngoài ra, trên một số thiết bị có tính năng chụp ảnh và quay video chuyên nghiệp như flycam cũng được trang bị cảm biến hình ảnh có kích thước 4/3″ (inch). Chẳng hạn như trên các dong flycam DJI Mavic 3, Mavic 3 Pro, Mavic 3 Classic.
Một số hãng và mẫu máy ảnh sử dụng cảm biến Cảm biến 4/3 inch
- Olympus:
- Mirrorless: Olympus OM-D E-M1 Mark III, Olympus OM-D E-M10 Mark IV, Olympus PEN-F, …
- DSLR: Olympus không tập trung vào DSLR sử dụng cảm biến Micro Four Thirds; họ chủ yếu phát triển dòng mirrorless.
- Panasonic:
- Mirrorless: Panasonic Lumix GH5, Panasonic Lumix GH5S, Panasonic Lumix G9, Panasonic Lumix GX9, …
- DSLR: Panasonic cũng không sản xuất DSLR sử dụng cảm biến Micro Four Thirds; họ chủ yếu sản xuất máy ảnh mirrorless.
Những hãng khác như Sigma, Blackmagic, và Yi cũng đã sản xuất các mẫu máy ảnh hoặc máy quay phim sử dụng cảm biến Micro Four Thirds, nhưng Olympus và Panasonic là hai hãng chính và phổ biến nhất sử dụng định dạng này.
Lưu ý: Đây chỉ là một số mẫu tiêu biểu. Các thương hiệu máy ảnh thường có nhiều mẫu máy ảnh hơn và liên tục ra mắt sản phẩm mới.
Cảm biến APS-C
Cảm biến APS-C là cảm biến có kích thước 24mm x 16mm, kích thước cảm biến sử dụng định dạng APS-C trở lên cho chất lượng hình ảnh tốt không thua kém những máy ảnh sử dụng cảm biến kích thước Full-Frame. Ánh sáng thu thập được nhiều vào cảm biến cho phép hình ảnh tái tạo lại trở nên sắc nét và có độ chi tiết, chuẩn màu cao.
Phần lớn các dòng máy ảnh DSLR bán chuyên nghiệp của Canon (chẳng hạn như các dòng máy Canon EOS 200D II, EOS 800D, EOS M50) hay dòng máy ảnh Sony Alpha A6000 Series (Sony A6400,vv), các thương hiệu sản xuất máy ảnh khác như Nikon, Pentax đều có những dòng máy ảnh sử dụng cảm biến APS-C.
Nhược điểm của cảm biến APS-C
Một vấn đề là các cảm biến định dạng APS-C không đồng nhất (giữa các phiên bản và hãng thiết kế có thể sẽ có sự khác biệt). Mặc dù như đã nói ở trên, kích thước chuẩn của cảm biến 24mm x 16mm. Chẳng hạn như với Canon, hệ số crop (cắt khung ảnh) là 1.6x, trong khi Nikon lại có hệ số crop là 1.5x.
Giải thích về hệ số crop
Hệ số crop là tỉ lệ quy đổi giữa độ dài đường chéo của các loại cảm biến so với cảm biến Full Frame (quý vị và các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về).Cụ thể,nếu ta muốn tính hệ số cắt của máy A, ta có thể thấy độ dài đường chéo. Ta sẽ lấy độ dài đường chéo trên cảm biến của máy A chia cho độ dài đường chéo cảm biến máy B là ta sẽ ra được kết quả.
Để giải thích chi tiết hơn về vấn đề này, Tokyo Camera xin gửi đến quý vị và các bạn trong một tuyến bài khác giải thích về cách tính hệ số crop của máy ảnh.
Một số thương hiệu, dòng máy ảnh sử dụng cảm biến APS-C
Dưới đây là một số thương hiệu máy ảnh và các mẫu sử dụng cảm biến APS-C:
- Canon:
- Mirrorless: Canon EOS M50, Canon EOS M6 Mark II, …
- DSLR: Canon EOS Rebel T7i (800D), Canon EOS Rebel SL3 (250D), Canon EOS 90D, …
- Nikon:
- Mirrorless: Nikon Z50
- DSLR: Nikon D5600, Nikon D7500, …
- Sony:
- Mirrorless: Sony A6000, Sony A6100, Sony A6300, Sony A6400, Sony A6500, Sony A6600, …
- DSLR: Sony đã chuyển sang dòng SLT và sau đó là mirrorless, nên không còn sản xuất DSLR APS-C mới.
- Fujifilm:
- Mirrorless: Fujifilm X-T4, Fujifilm X-T3, Fujifilm X-S10, Fujifilm X-E4, …
- DSLR: Fujifilm không sản xuất máy ảnh DSLR.
- Pentax (thuộc Ricoh):
- Mirrorless: Pentax đã không tập trung vào thị trường mirrorless cho cảm biến APS-C.
- DSLR: Pentax KP, Pentax K-70, …
Lưu ý: Đây chỉ là một số cái tên tiêu biểu và đại diện cho từng thương hiệu và không phải là danh sách đầy đủ. Quý vị và các bạn quan tâm chi tiết có thể vào trang chủ của các nhà sản xuất máy ảnh kể trên để cập nhật chi tiết hơn nữa theo các năm.
Cảm biến APS-H
Cảm biến APS-H viết tắt của cụm từ (Advanced Photo System-High Definition) là cảm biến máy ảnh có kích thước 26.6 x 17.9mm. Loại cảm biến này thường được trang bị trên những dòng máy ảnh sử dụng ống kính rời và máy ảnh ống kính liền cao cấp, chất lượng hình ảnh thu được từ cảm biến này cũng được nhận được những đánh giá là rất tích cực.
Một số dòng máy ảnh tiêu biểu sử dụng cảm biến APS-H
Với thương hiệu Canon, các dòng máy ảnh tiêu biểu sử dụng cảm biến APS-H có thể kể đến gồm:
- Canon EOS-1D;
- Canon EOS-1D Mark II;
- Canon EOS-1D Mark II N;
- Canon EOS-1D Mark III;
- Canon EOS-1D Mark IV;
Tuy nhiên, Canon đã bỏ định dạng cảm biến này trên những phiên bản máy ảnh khác mới hơn để chuyển sang cảm biến Full Frame.
Một số phiên bản máy ảnh sử dụng cảm biến APS-H từ thương hiệu Sony, có thể kế đến như:
- Sony Alpha DSLR-A700;
- Sony Alpha DSLR-A300;
- Sony Alpha DSLR-A200;
- Sony Alpha DSLR-A100;
Một số mẫu máy ảnh Nikon sử dụng cảm biến APS-H
Nikon không gia nhập cuộc chơi cảm biến APS-H sản xuất trên những dòng máy ảnh của hãng này. Thay vào đó, Nikon chủ yếu tập trung vào hai kích thước cảm biến chính: DX (cảm biến APS-C) và FX (cảm biến định dạng đầy đủ hoặc full-frame).
Một số mẫu máy ảnh Fujifilm sử dụng cảm biến APS-H
Câu chuyện của Fujifilm cũng tương tự như NIkon, không chạy theo công nghệ không hiệu quả. Fujifilm không sản xuất máy ảnh sử dụng cảm biến APS-H. Hãng này chủ yếu tập trung vào hai kích thước cảm biến chính được phát triển theo thương hiệu của họ, gồm: X-Trans APS-C (dành cho dòng máy ảnh X-series) và cảm biến trung định dạng (medium format) cho dòng máy ảnh GFX của
Cảm Biến Full Frame
Cảm biến Full Frame là cảm biến máy ảnh có kích thước 36 x 24mm. Kích thước này tương đương với phim âm bản 35mm được sử dụng trên những dòng máy ảnh phim trước đây. Do đó, cảm biến toàn khung hình (full-frame) được xem là cảm biến có kích thước tiêu chuẩn, cảm biến này được sử dụng nhiều cho máy ảnh chuyên nghiệp và tầm trung, mà rõ nhất là trên những dòng máy ảnh DSLR cao cấp và máy ảnh không gương lật (mirrorless).
Lợi Thế Của Cảm Biến Full Frame
Cảm biến Full-Frame với lợi thế có bề mặt tiếp xúc lớn cho phép nó thu thập được nhiều ánh sáng phản chiếu từ sự vật và môi trường xung quanh hơn, từ đó tạo ra hình ảnh có độ sắc nét và chân thực hơn. Có thể nói, cảm biến Full Frame chính là cảm biến tốt nhất trong những loại cảm biến theo kích thước đã liệt kê kể trên.
Hạn Chế
Tuy nhiên, nhược điểm là để sử dụng được những máy ảnh có sử dụng cảm biến Full Frame thì cần phải trang bị những ống kính có chất lượng cao kèm theo cái giá không mấy dễ chịu, nếu bạn là một người mới làm quen nhiếp ảnh, để từ đó thu được những bức ảnh có chất lượng màu tốt.
Một Số Mẫu Máy ảnh sử dụng cảm biến Full Frame theo thương hiệu
Nikon: Nikon Z7;
Sony: Sony A7 III;
Canon: Canon EOS RP;
Một Số Mẫu Máy Ảnh DSLR Sử Dụng Cảm Biến Full Frame
Một số mẫu máy ảnh Canon như:
- EOS 5D Mark II;
- EOS 5D Mark III;
- Canon EOS 6D;
- Canon EOS 6D Mark II;
- Canon EOS 1D X;
- Canon EOS 1D X Mark II;
- Canon EOS 1D X Mark III;
- Canon EOS 5DS;
- Canon EOS 5DS R;
- Canon EOS 1Ds Mark III;
Một số mẫu máy ảnh NIkon như:
- D850;
- Nikon D810;
- Nikon D780;
- Nikon D750;
- Nikon D610;
- Nikon Df;
- Nikon D5;
- Nikon D6;
- Nikon Z6 (mặc dù không phải là DSLR truyền thống, nhưng sử dụng cảm biến Full Frame);
Một số mẫu máy ảnh Sony như:
Sony chủ yếu tập trung vào thị trường máy ảnh mirrorless thay vì DSLR. Tuy nhiên, trước đó hãng cũng đã có phát triển một số mẫu máy ảnh DSLR và SLT (Single-Lens Translucent, một biến thể khác của máy ảnh DSLR) sử dụng cảm biến full frame, có thể kể đến như:
- Sony α900 (DSLR-A900);
- Sony α850 (DSLR-A850);
- Sony α99 (SLT-A99);
- Sony α99 II (SLT-A99 II);
Kể từ 2022 tới nay, Sony chủ yếu đầu tư vào dòng máy ảnh mirrorless full frame thuộc dòng Alpha (như Sony A7, A7R, A7S, và các phiên bản kế tiếp).
Fujifilm – kẻ ngoài cuộc chơi
Fujifilm không sản xuất máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến full frame. Thực ra, Fujifilm cũng không sản xuất máy ảnh DSLR full frame nào cả. Như đã, phân tích ở trên hãng chỉ tập trung chủ yếu vào máy ảnh mirrorless với cảm biến X-Trans APS-C (dành cho dòng X-series) và máy ảnh mirrorless sử dụng cảm biến định dạng kích thước trung bình (medium format) cho dòng máy ảnh GFX của họ.