3 năm kể từ ngày chiếc Fujifilm X-S10 ra mắt và làm mưa làm gió trên thị trường máy ảnh tầm trung. Mới đây, hãng máy ảnh Nhật Bản đã cho ra mắt thế hệ thứ 2 của siêu phẩm này. Hãy cùng Tokyo Camera review Fujifilm X-S20 – chiếc máy ảnh tầm trung đáng mua nhất hiện nay.
Ưu – Nhược điểm của Fujifilm X-S20
Để mở đầu bài review Fujifilm X-S20 hãy cùng mình đến với những ưu-nhược điểm của chiếc máy ảnh mới được ra mắt của ông lớn này nhé
Ưu Điểm | Nhược Điểm |
Kích thước nhỏ gọn | Chế độ vlog mới không quá nổi bật |
Quay video 6,2K30P ở 4:2:2 10-bit | Giá hơi cao |
Tự động lấy nét và nhận diện đối tượng chất lượng cao | Cảm biến không thay đổi so với X-S10 |
Thời lượng pin lớn hơn | Không có khả năng chống chịu thời tiết |
Màn hình xoay lật hợp với quay vlog |
Thông số kỹ thuật của Fujifilm X-S20
Trước khi đến với những đánh giá chuyên sâu về chiếc Fujifilm X-S20, hãy cùng chúng mình xem qua thông số kỹ thuật của chiếc máy ảnh vừa mới ra mắt vào cuối tháng trước nhé.
- Loại máy ảnh: Máy ảnh Mirrorless
- Cảm biến: CMOS APS-C 26.1MP
- Chống rung: Chống rung 5 trục
- Ngàm ống kính: FUJIFILM X
- Tốc độ màn trập: Màn trập cơ: 1/4000 | Màn trập điện tử: 1 /32000
- ISO: Ảnh tĩnh: 160 đến 12.800 | Video: 125 đến 12.800
- Chụp liên tiếp: 20 khung hình/giây
- Tỉ lệ khung hình: 1:1, 3:2, 16:9
- Định dạng ảnh: HEIF, JPEG, Nguyên, TIFF
- Độ sâu màu: 16-Bit
- Quay video: 6K/30fps; 4K/60fps; 1080p/24fps
- Lưu trữ: Khe đơn: SD/SDHC/SDXC (UHS-I)
- Màn hình: LCD 3 inch nghiêng 180°
- Kính ngắm: Kính ngắm điện tử OLED 0,39 inch
- Pin: NP-W235 tích hợp
- Kích thước: 127,7 x 85,1 x 65,4 mm
- Trọng lượng: 491g (có pin và thẻ nhớ) | 410g (chỉ thân máy)
Review Fujifilm X-S20 – Ngôn ngữ thiết kế
Fujifilm X-S20 là chiếc máy ảnh không gương lật với cảm biến ASP-C được Fuji sản xuất nhằm thay thế chiếc X-S10 trước đó. X-S20 được trang bị phần thân máy nhỏ hơn cùng thiết kế đơn giản hơn người tiền nhiệm trước đó. Nếu bạn đã từng bị cách thiết kế phức tạp cùng kích thước lớn như những chiếc Fujifilm X-T5 và X-Pro3 và thích thiết kế máy ảnh DSLR cổ ngày xưa hơn, X-S20 sẽ phù hợp với bạn.
Trải nghiệm nhanh Fujifilm X-S20 với Tokyo Camera
Phần thân máy nhỏ gọn, chắc chắn
Nếu bạn nhìn lướt qua, thiết kế của Fujifilm X-S20 có thiết kế rất giống với X-S10, nhưng nếu để ý kỹ hơn phần báng cầm của X-S20 sẽ lớn hơn một chút so với người tiền nhiệm.
Đi chi tiết một chút về phần báng cầm của X-S20 có thiết kế rất công thái học, mình có bàn tay khá lớn nhưng mình vẫn có thể đặt được ba ngón tay vào báng cầm, phần ngón trỏ đặt trên nút chụp. Và ngón út của mình ở phía bên dưới của máy ảnh tạo ra thế đòn bẩy giúp việc sử dụng dễ dàng hơn ngay cả khi chụp bằng 1 tay. Máy ảnh này nặng 491g đã bao gồm pin và thẻ nhớ một trọng lượng khá nhẹ cho một chiếc máy ảnh mirrorless. Với cân nặng này bạn sẽ dễ dàng đem theo chiếc X-S20 đến bất cứ đâu mà bạn muốn.
Phần thân máy của X-S20 được hoàn thiện từ hợp kim magie, điều này đem đến cảm giác cầm nắm chắc chắn nhưng vẫn đảm bảo trọng lượng cực nhẹ. Tuy nhiên, đừng lầm tưởng sự chắc chắn này đồng nghĩa với sự bền bỉ, Fujifilm X-S20 không hề có khả năng chống chịu thời tiết và bạn không nên mạo hiểm đem chiếc máy này ra chụp tại những môi trường khắc nghiệt.
Nút bấm hợp lý hơn
Không giống như Fujifilm X-T5 có các điều khiển phơi sáng truyền thống với phần nút xoay màn trập chuyên dụng được sử dụng kết hợp với vòng khẩu độ trên ống kính. X-S20 lại có phần nút xoay chế độ.
Nút nhả cửa trập và nút bật/tắt đã được tăng kích thước lên một chút, cùng với đó là sự xuất hiện của các nút ISO và Q. Điều này sẽ đem đến cho người dùng cảm giác như đang sử dụng một chiếc máy ảnh DSLR.
Màn hình LCD và kính ngắm
Fujifilm X-S20 là một chiếc máy ảnh không gương lật nên dễ hiểu nó được trang bị kính ngắm điện tử. Fuji trang bị cho X-S20 kính ngắm OLED 2,36 triệu điểm ảnh loại 0,39 inch và độ phóng đại 0,62 lần. Kính ngắm trên X-S20 cung cấp khả năng xem rõ ràng, trung thực sát với hình ảnh được chụp. Tuy nhiên, khi sử dụng để quay video bạn sẽ nhận thấy ngay hiện tượng bị giật lag khung hình ngay cả khi mình tăng tốc độ làm mới lên thành 100p cũng không làm hiện tượng này suy giảm.
Không thể bỏ qua phần màn hình phía sau LCD 3 inch 1,84 triệu điểm ảnh có thể thay đổi góc. Màn hình sau của X-S20 được gắn trên một bản lề có thể lật ra lật vào và nghiêng để người dùng nhìn được ở nhiều góc độ khác nhau. Tất nhiên, nó cũng được thiết kế để có thể lật về phía trước để quay vlog và chụp ảnh selfie.
Bạn cũng có thể sử dụng màn hình để xem trước những bức ảnh hay thước phim đã ghi lại. Tuy nhiên, màn hình này sẽ chỉ xem tốt ở trong điều kiện ánh sáng yếu nhưng khi ở ngoài trời nắng bạn sẽ cần tăng độ sáng lên hết cỡ nhưng vẫn sẽ có độ lóa nhất định khi xem ảnh.
Các phương thức kết nối
Khả năng kết nối không dây của Fujifilm X-S20 vô cùng đầy đủ với WIFI và Bluetooth cho phép bạn truyền ảnh trực tiếp đến các thiết bị tương thích mà không cần kết nối vật lý nào. Kết nối Bluetooth trên Fujifilm X-S20 cho phép bạn kết nối điện thoại thông minh với máy ảnh để có thể điều khiển từ xa hoặc thay đổi các cài đặt máy ảnh, nhả cửa trập hoặc truyền tệp bằng ứng dụng.
Ngoài ra, X-S20 cũng có các cổng HDMI hoặc cổng USB 3.2 Gen 1. Fujifilm X-S20 cũng có khả năng sạc trực tiếp bằng cổng USB-C mà không cần phải tháo pin. Ở trên báng cầm có một jack cắm tai nghe 3.5mm hoàn toàn mới, nếu như ngày trước sử dụng X-S10 bạn cần phải một đầu chuyển từ USB-C sang 3.5mm nhưng trên X-S20 thì bạn chỉ đơn giản là cắm trực tiếp vào máy.
Pin và lưu trữ
Một trong những nâng cấp đáng kể nhất trên X-S20 đó chính là việc thay đổi từ viên pin NP-W126 sang pin 16Wh NP-W235. Nếu so sánh Fujifilm X-S20 và Fujifilm X-S10 ở thời gian chụp thì tân binh này có thời lượng sử dụng gần như gấp đôi người tiền nhiệm. Với viên pin NP-W235 máy ảnh có thể chụp được tối đa 800 ảnh khi sử dụng chế độ “Economy” và 750 bức ở chế độ bình thường.
Khi kiểm nghiệm thực tế, mình đã thử chụp khoảng 210 ảnh RAW và JPEG (tổng cộng khoảng 420 tệp) và quay 35 video ở nhiều độ phân giải khác nhau. Nhưng pin của X-S20 chỉ giảm khoảng 3/5. Điều này cho thấy những gì mà Fuji nói về chiếc máy này có thể chụp được đến 800 bức ảnh sau mỗi lần sạc đầy là hoàn toàn khả thi. Đây là thời lượng gần bằng máy ảnh DSLR đối với một chiếc máy ảnh không gương lật có giá cả phải chăng.
Bên cạnh pin sẽ là khe cắm thẻ nhớ SD UHS-II đã được nâng cấp. Mặc dù, Fuji chỉ cung cấp khe cắm nhưng với những nâng cấp của mình thì X-S20 có thể chụp được hơn 1000 ảnh JPEG hoặc tệp RAW ở tốc độ 8 khung hình/giây.
Review Fujifilm X-S20 – Chất lượng hình ảnh
Cảm biến APS-C 26MP và bộ xử lý X-Processor 5
Fujifilm trang bị cho X-S20 trang bị cảm biến APS-C với độ phân giải 26MP gần như tương đồng với người đàn anh X-S10. Đây một điểm khá đáng tiếc khi sau 3 năm nhưng Fuji không hề thay đổi cảm biến ảnh, nhưng chúng ta cũng cần thông cảm bởi đây chỉ là một máy ảnh mức giá tầm trung mà thôi.
Nhưng bù lại cho cảm biến cũ thì Fuji đã đem đến bộ vi xử lý có thể được coi là cải tiến mới nhất của hãng – Bộ xử lý X-Processor 5 cho phép khả năng AF và nhận dạng đối tượng mạnh mẽ hơn rất nhiều. Những bức ảnh được chụp bằng X-S20 đều được bộ xử lý này tối ưu hóa để cho ra thành phẩm chất lượng cao nhất.
Khả năng lấy nét tự động và chống rung
Như đã nói ở trên việc sử dụng bộ vi xử lý mới X-Processor 5 giúp khả năng lấy nét tự động trên X-S20 được nâng lên một tầm cao mới. Cụ thể thì chiếc Fujifilm X-S20 có thể nhận dạng và theo dõi được nhiều đối tượng khác nhau như: động vật, chim, ô tô, xe máy, xe đạp, máy bay, tàu hỏa, côn trùng và máy bay không người lái. Ở chế độ “AUTO”, X-S20 có thể tự động xác định đối tượng và điều chỉnh cài đặt máy ảnh để cho ra được hình ảnh tối ưu nhất.
Tính năng nhận diện Khuôn mặt/ Mắt của chủ thể trên X-S20 hoạt động vô cùng hiệu quả với con người. Máy ảnh sẽ có thể nhanh chóng phát hiện một khuôn mặt hoặc một ánh mắt trong khung hình ngay cả khi khuôn mặt hay ánh mắt đó rất nhỏ ở trong khung hình khi chụp từ xa, và X-S20 sẽ theo dõi đối tượng đó ngay cả khi họ đang di chuyển.
Khả năng quay chụp trong điều kiện thiếu sáng của X-S20 cũng vô cùng ấn tượng khi mình thử chụp ở môi trường thiếu sáng thì khả năng bắt nét trên tân binh của nhà Fuji vẫn rất nhanh và hiệu quả. Ngoài ra, máy ảnh cũng tích hợp khả năng chống rung 5 trục bên trong thân máy, cung cấp khả năng ổn định hình ảnh lên đến 7 stop khi sử dụng với ống kính tương thích.
Review Fujifilm X-S20 – Chế độ Vlog mới
Một tính năng hoàn toàn mới được giới thiệu trong buổi ra mắt Fujifilm X-S20 đó là chế độ Vlog nằm trên mặt số chính. Chế độ này cho phép người dùng dễ dàng truy cập vào các cài đặt dành riêng cho việc làm vlog với 2 chế độ quay chụp đặc biệt như:
- Chế độ ưu tiên sản phẩm: Giúp tăng khả năng nhận dạng và tập trung vào các sản phẩm được đặt trước máy ảnh.
- Chế độ làm mờ hậu cảnh: Giúp tăng độ mờ nền khi quay video.
Ngoài ra, X-S20 có thể được kết nối với tay cầm và giá đỡ ba chân TG-BT11 giúp tăng khả năng điều khiển khi quay.
19 chế độ mô phỏng film và 13 hiệu ứng bộ lọc
Chất lượng ảnh chụp trên Fujifilm X-S20 vô cùng ấn tượng, nhờ cảm biến APS-C 26MP máy vẫn cho ra những bức ảnh đầy đủ chi tiết ở cài đặt ISO thấp. Chế độ mô phỏng film Provia/ Standard cho ra những tấm hình với màu sắc tự nhiên, dễ chịu. Có đến 19 chế độ mô phỏng phim khác nhau cho phép bạn thỏa sức sáng tạo bao gồm:
- Provia – Tiêu chuẩn
- Velvia – Sống động
- Astia – Mềm mại
- Chrome – Cổ điển
- Pro Neg. Hi
- Pro Neg – Tiêu chuẩn
- Classic Neg
- Nostalgic Neg
- Eterna
- Eterna Bleach Bypass
- Acros
- ACROS + Ye Filter
- ACROS + R Filter
- ACROS + G Filter
- Đen trắng
- Đen trắng + Ye Filter
- Đen trắng + R Filter
- Đen trắng + G Filter
- Sepia
Chrome cổ điển với tông màu đất trầm và Eternal Bleach Bypass là hai chế độ mà mình vô cùng yêu thích. Acros cũng cung cấp hình ảnh đơn sắc vô cùng đẹp.
Ngoài 19 chế độ mô phỏng film, Fujifilm X-S20 cung cấp 13 hiệu ứng bộ lọc sáng tạo khác nhau có thể xem trước trên màn hình LCD hoặc trong kính ngắm EVF điện tử trước khi chụp ảnh.
- Miniature
- Pop Color
- High-Key
- Low-Key
- Dynamic Tone
- Soft Focus
- Partial Color (Red)
- Partial Color (Orange)
- Partial Color (Yellow)
- Partial Color (Green)
- Partial Color (Blue)
- Partial Color (Purple)
Review Fujifilm X-S20 – Chất lượng chụp ảnh tĩnh
Fujifilm X-S20 là một chiếc máy có khả năng kiểm soát nhiễu rất tốt trong phạm vi ISO từ 160 đến 12.800. Tuy nhiên, hình ảnh được chụp ở ISO 6400 nhìn có phần rõ ràng và sắc nét hơn một chút so với hình ảnh ở ISO 12.800. Dù chụp JPEG trên X-S20 trông đã rất đẹp, nhưng các tệp RAW đem đến nhiều chi tiết hơn.
Tất nhiên, X-S20 vẫn được trang bị cài đặt mở rộng ISO, tuy nhiên hình ảnh sẽ trở nên khá nhiễu và có chỗ bị nhòe. Có thể mức ISO 25.600 và 51.200 đôi khi có thể hữu ích, nhưng mình khuyên bạn không nên sử dụng chúng quá nhiều.
Review Fujifilm X-S20 – Hiệu suất quay video
Quay video 6,2K và quay slow-motion 1080p/240fps
Sự khác biệt lớn nhất giữa Fujifilm X-S10 và Fujifilm X-S20 là ở khả năng quay video. Điều đó đồng nghĩa với việc X-S20 có khả năng quay chụp với toàn bộ cảm biến dưới dạng hình ảnh, video theo tỷ lệ 3:2.
Trên Fujifilm X-S20 bạn có thể quay video ở độ phân giải cao nhất là 6240 x 4160 ở các mức tốc độ khung hình lần lượt 60,30,25,24fps cùng tốc độ bit lên tới 360 mbps và lưu ở định dạng MPEG-4 và H.264.
Fujifilm X-S20 có khả năng quay video slow-motion độ phân giải 1080p ở tốc độ khung hình 240 khung hình/giây. Điều này có nghĩa nếu bạn quay video ở tốc độ 240 khung hình/giây và phát lại ở tốc độ 24 khung hình/giây, video sẽ chậm hơn và dài hơn gấp 10 lần so với bình thường.
Chống rung ấn tượng
Điểm cộng đầu tiên khi trải nghiệm thực tế những cảnh quay trên Fujifilm X-S20 có độ ổn định hình ảnh rất tốt dù cho ở những cảnh quay yêu cầu tần suất hoạt động cao thì máy vẫn hoàn thành xuất sắc.
Tuy nhiên, mình cũng cảm nhận được máy ảnh sẽ bị rung khi di chuyển quá đột ngột hoặc zoom-in, zoom-out liên tục. Ngoài ra, có một chế độ chống rung dành riêng cho các tình huống ghi hình ở trong điều kiện khắc nghiệt hơn.
Quay video không giới hạn
Cũng như ở bài review Sony ZV-1 II, Fujifilm X-S20 cũng không bị giới hạn quay quay video tối đa 30 phút nhưng một vài mẫu máy ảnh mirrorless khác. Bạn có thể quay video trên chiếc máy này liên tục cho đến khi đầy bộ nhớ, hết pin hoặc máy ảnh quá nhiệt.
Review Fujifilm X-S20 – Hiệu suất quay video thực tế
Chất lượng quay video thực tế trên Fujifilm X-S20 vô cùng ấn tượng cảnh quay chi tiết sắc nét cũng như màu sắc hài hòa, lấy nét chính xác và kiểm soát độ phơi sáng tốt. Khả năng chống rung có phần hơi lép vế một chút khi vẫn cần dùng đến gimbal hoặc chân máy để có thể ổn định các cảnh quay hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn quay video trong trạng thái vừa đi bộ và nói chuyện, những đoạn video cho ra sẽ khá bị rung lắc.
Với Fujifilm X-S20 bạn cũng có thể cắm thẳng máy ảnh vào máy tính qua cổng USB-C để có thể sử dụng như một chiếc webcam. Đặc biệt, bạn cũng không cần cài đặt bất kỳ phần mềm hỗ trợ nào mà vẫn có 1 chiếc webcam với độ phân giải lên 4K/60fps. Đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những youtuber trên Youtube hay Twitch.
Tổng kết
Với chất lượng hình ảnh vượt trội nhờ cảm biến X-Trans CMOS 4 26MP đã được minh chứng trên chiếc X-S10. Và để tiếp nối thành công đó, Fuji đã cho ra mắt một chiếc máy ảnh vừa có hiệu năng chụp ảnh tĩnh xuất sắc lại vừa có thể quay phim ấn tượng.
Nếu như những người dùng chủ yếu của Fujifilm X-S10 đa phần là những nhiếp ảnh gia chụp ảnh tĩnh, nhưng X-S20 có thể mức cần thiết đối với những nhà sáng tạo video hay vlogger. Khả năng quay phim trên chiếc máy ảnh này đã được Fujifilm nâng lên một tầm cao mới. Đặc biệt, Fujifilm X-S20 có thời lượng pin dài hơn nhờ viên pin NP-W235 mới, hệ thống lấy nét tự động tốt hơn, hỗ trợ quay video 6K, màn hình LCD có độ phân giải cao hơn, giắc cắm tai nghe 3.5mm và chống rung hiệu quả và tất cả điều đó được đặt trong một thân máy khoảng 491g.
Trên đây là bài review Fujifilm X-S20, các bạn thấy sao về chiếc máy ảnh mới nhất đến từ nhà Fuji, đừng ngần ngại để lại ý kiến phía bên dưới bài viết nhé!