Từ trước đến nay, từ chiếc máy ảnh pinhole đầu tiên cho đến các loại máy cảm biến mirrorless mới nhất, nhiếp ảnh vẫn luôn là một môn học yêu cầu người tham gia phải có sự đổi mới không ngừng.
Ảnh: Jeremy Jensen
Bất chấp tất cả những tiến bộ từ trước đó thì cũng không có sự đổi mới nào mang tính cách mạng như khả năng chụp ảnh từ trên không, trong khi nhiếp ảnh gia thì vẫn ở trên mặt đất.
Chụp ảnh với máy bay không người lái chỉ mới xuất hiện được vài năm, nhưng sức hút của nó đối với ngành công nghiệp nói chung là chưa từng có.
Cách góc nhìn mà trước đây yêu cầu phải có máy bay hoặc trực thăng mới thực hiện được thì nay đã có thể đạt được bằng cách sử dụng UAV, (máy bay không người lái, hay còn gọi là drone) có giá thấp hơn so với thuê máy bay trực thăng trong một giờ.
Nếu bạn cũng giống như hàng ngàn nhiếp ảnh gia khác, những người không thể chờ để được đưa ống kính của họ lên bầu trời thì đây chính là bài viết cho bạn.
Chúng tôi đã tạo ra bài này như một hướng dẫn để giúp bạn chụp ảnh như một chuyên gia. Nhiều người lo lắng khi nghĩ đến việc phải lái một bộ máy đắt tiền, và đó là lý do tại sao chúng tôi muốn bắt đầu bằng việc thảo luận về loại máy bay không người lái nào sẽ tốt nhất cho bạn.
Tất cả các chủ đề chúng tôi bao gồm trong hướng dẫn này bao gồm:
- Đầu tư vào loại máy bay không người lái phù hợp
- Từ mua hàng đến thực hành bay an toàn
- Chế độ chụp và cài đặt phơi sáng chung
- Filter cho camera của drone
- Hậu kì ảnh từ drone
BẮT ĐẦU BẰNG CÁCH ĐẦU TƯ VÀO LOẠI DRONE PHÙ HỢP
Mặc dù việc mua một chiếc drone có khả năng bay với máy DSLR chuyên nghiệp của bạn nghe vô cùng hấp dẫn, nhưng hầu hết các người lái sẽ bắt đầu bằng cách đầu tư vào một UAV cấp tiêu dùng với máy ảnh được tích hợp. Điều quan trọng không chỉ là trở nên thành thạo trong việc lái máy bay và cố gắng chụp ảnh cùng một lúc, mà việc bạn hiểu những gì bạn thực sự cần từ một loại máy bay cụ thể cũng quan trọng không kém.
Có một sự thật là trong khi công nghệ máy bay không người lái đã đi một chặng đường dài thì các máy ảnh tích hợp vẫn đang cố gắng để có thể bắt kịp các thông số kỹ thuật mà chúng ta từng thấy ở các thân máy ảnh từ cấp tiêu dùng đến chuyên nghiệp. Vậy nên, những dự định về mục đích sử dụng của bạn nên được coi là một trong những yêu tố xem xét chính khi bạn so sánh các mẫu máy bay hiện có.
Dưới đây là một vài câu hỏi để bạn tự đánh giá xem đâu là mô hình máy bay không người lái phù hợp với bạn.
Liệu bạn có cần khả năng chụp RAW?
Là một nhiếp ảnh gia, việc chụp ảnh RAW có thể rất quan trọng cho quá trình xử lý hậu kỳ hình ảnh. Những người quen thuộc với việc chụp ảnh phong cảnh sẽ nhanh chóng học được cách chụp ảnh từ trên cao vì nó cũng có thách thức tương tự là độ tương phản cao và sự cần thiết phải chỉnh sửa linh hoạt.
Hầu hết các mẫu máy bay không người lái mới hơn sẽ có các định dạng tệp RAW được tích hợp sẵn; tuy nhiên, một số kiểu máy cũ và rẻ hơn chỉ có thể quay ở chế độ jpeg. Nếu bạn đang muốn sử dụng drone ngay lập tức để quay hình ảnh với chất lượng chuyên nghiệp thì đầu tư vào một sản phẩm có khả năng chụp RAW có thể là lựa chọn tốt nhất.
Bạn sẽ cần kích thước cảm biến và megapixel như thế nào?
Yếu tố tiếp theo để những người dùng đam mê chất lượng cân nhắc là cảm biến sẽ tạo ra bao nhiêu megapixel và cảm biến có thể xử lý ánh sáng yếu tốt như thế nào. Có đa dạng các loại từ 30 MP của các mẫu máy hàng đầu như camera Osmo của chiếc Inspire 2 cho đến 2 MP của chiếc Force1, cảm biến của drone có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá cả và chất lượng của hình ảnh.
Đối với những người quan tâm đến việc in hình ảnh của họ ra thành các tác phẩm nghệ thuật hoặc chụp tệp cho khách hàng chuyên nghiệp thì sẽ rất thông minh khi xem xét một mẫu máy bay cho phép chụp ảnh tĩnh 20 MP. Ngoài việc có file lớn hơn thì hầu hết các máy ảnh không người lái 20 MP cũng sẽ có cảm biến 1″ CMOS cho phép bạn tăng ISO trong điều kiện ánh sáng yếu, điều này sẽ cải thiện đáng kể sự tích tụ nhiễu trên ảnh.
Nếu các ưu tiên của bạn khi chụp ảnh drone chỉ giới hạn trong việc chia sẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội, thì việc sử dụng các mẫu 12 MP hoặc nhỏ hơn, vẫn sẽ cho phép bạn chụp được những góc nhìn tuyệt đẹp với chất lượng đáng nể.
Về tính linh hoạt thì sao?
Chụp ảnh với drone có thể sẽ rất phiêu lưu, yêu cầu sự di động cao nên việc drone sẽ chiếm bao nhiêu không gian trong túi đồ của bạn đã trở thành một phần lớn trong cuộc thảo luận. Cộng đồng drone có xu hướng đồng ý rằng sự kết hợp tốt nhất giữa chất lượng hình ảnh và tính di động thuộc về chiếc Mavic 2 Pro.
Với cảm biến 20 MP và trọng lượng chỉ 5,51 pound, nó cực dễ dàng để bạn có thể triển khai sử dụng trong mọi tình huống.
Cùng với đó, nếu yếu tố xem xét chính của bạn là chất lượng hình ảnh thì bạn có thể sẽ muốn tìm hiểu một mẫu máy bay lớn hơn và giá cả phải chăng hơn, nhưng có thể chụp ảnh có chất lượng tương đương.
TỪ MUA HÀNG ĐẾN THỰC HÀNH BAY AN TOÀN
Ngày đáng sợ nhất trong sự nghiệp của một phi công từ xa chắc là lần đầu tiên họ đưa drone rời khỏi mặt đất. Bạn bắt buộc phải thực hiện mọi hoạt động bay với sự thận trọng, nhưng một khi bạn đã hoàn thành ngày thực hành đầu tiên đó, bạn sẽ thấy những thiết bị này không dễ dàng bị rơi đến vậy. Trên thực tế, hầu hết những người thường xuyên lái máy bay không người lái sẽ nói với bạn rằng việc lái nó cực kỳ dễ dàng.
Khi bạn bay và cố chụp những hình ảnh đẹp cùng một lúc, bạn sẽ muốn xem xét câu thần chú ‘bay trước, chụp sau’. Nó nhấn mạnh rằng bạn không nên ưu tiên việc chụp được cảnh bạn muốn hơn khả năng sẽ bị mất máy bay hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho ai đó.
Có một vài quy định chính mà bạn sẽ phải tuân thủ trong mỗi chuyến bay để đảm bảo an toàn trong khi chụp ảnh. Chúng bao gồm:
- Luôn giữ máy bay không người lái trong tầm nhìn của bạn: Bạn có thể dễ dàng bị lạc khi chỉ nhìn những gì đang diễn ra qua màn hình điều khiển của mình mà không nhận thấy rằng máy bay đang bay gần đến một hàng cây nguy hiểm bên ngoài tầm nhìn của bạn. Hãy đứng ở vị trí nơi bạn có thể tối đa hóa trường nhìn của mình trước khi khởi chạy UAV.
- Chú ý đến thời tiết, đặc biệt là gió: Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn máy bay không người lái là thời tiết xấu. Mỗi loại máy bay khác nhau thì cũng có tốc độ gió mà nó có thể xử lý trong khi bay khác nhau. Bạn có trách nhiệm đọc hướng dẫn sử dụng và biết thời tiết như thế nào thì có thể bay. Ngay cả khi máy bay của bạn đang ở trên cao thì đôi khi chúng cũng không thể quay trở lại với bạn vì gió quá mạnh và hết pin.
- Đừng hoảng sợ: Việc tín hiệu video của drone bị mất trên màn hình giữa chuyến bay không phải là điều hiếm khi xảy ra, nhưng khi nó xảy ra thì ngay lập tức, nhiều phi công sẽ hoảng loạn và cho rằng máy bay của họ đã bị rơi hoặc bay mất. Điều này cũng nhấn mạnh một lần nữa về việc bạn phải duy trì tầm nhìn của mình và may mắn thay, hầu hết các máy bay đều có nút return-to-home sẽ ghi đè tín hiệu video bị mất.
- Không vượt quá 400 ft AGL: Một trong những quy tắc mà bạn sẽ nghe thấy hết lần này đến lần khác là không được bay drone của bạn cao hơn 400 ft trên cấu trúc cao nhất trên mặt đất. Bay trên 400 ft cũng có thể làm tăng độ nhạy cảm của UAV với tốc độ gió cao.
Bạn sẽ muốn muốn trở thành một phi công lái drone lành nghề trước khi bạn trở thành một nhiếp ảnh gia drone chuyên nghiệp.
CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP VÀ CÀI ĐẶT PHƠI SÁNG CHUNG
Bây giờ bạn đã có những hiểu biết về những điều cần thiết để bắt đầu bay, hãy tiếp tục tìm hiểu sâu hơn vào các cài đặt quan trọng nhất liên quan đến việc chụp ảnh bằng drone. Trước khi máy bay không người lái rời khỏi mặt đất, bạn nên chọn chế độ chụp của mình trước, điều chỉnh cài đặt phơi sáng của máy ảnh và đảm bảo gimbal đã được hiệu chỉnh để chụp ảnh không bị nghiêng.
Chế độ chụp
Giống như máy ảnh DSLR, máy bay không người lái được trang bị với chế độ tự động, khẩu độ, tốc độ màn trập và chế độ thủ công cho phép bạn vận hành dựa trên mức độ kinh nghiệm và nhu cầu tổng thể của bạn. Đối với người mới bắt đầu, bạn nên thử các cài đặt tự động trong khi làm quen với việc bay và dần dần nắm nhiều quyền kiểm soát hơn một khi bạn thấy thoải mái.
Lợi ích của chế độ thủ công
Cách tốt nhất để đạt được tính thẩm mỹ mong muốn cho hình ảnh chụp bằng drone của bạn là có toàn quyền kiểm soát máy ảnh. Chế độ tự động sẽ có tần suất chụp được hình ảnh tốt cao hơn, nhưng một khi bạn bắt đầu gặp phải tình trạng ánh sáng yếu hoặc mất ổn định chuyến bay thì bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách chọn cài đặt nào cho phù hợp với cho các tình huống chụp khác nhau.
Tốc độ màn trập
Tương tự như chụp ảnh với máy ảnh cầm tay bình thường, tốc độ màn trập của bạn trên bầu trời sẽ là yếu tố chính cho độ rõ của hình ảnh. Vào những ngày ít gió, các loại drone mới hơn có khả năng phơi sáng trong vài giây, được thực hiện bằng cách sử dụng chế độ chân máy có ở một số máy bay nhất định.
Tốc độ màn trập cũng có thể rất quan trọng để phơi sáng đúng cách, vì hầu hết các máy bay không người lái bị giới hạn ở mức F/stop 11 hoặc ít hơn, và bạn có thể cần phải có màn trập nhanh hơn để ngăn quá nhiều ánh sáng chiếu vào cảm biến. Một tùy chọn nữa để hạn chế ánh sáng là dùng các filter ND, thứ mà chúng ta sẽ nói đến trong các phần sau.
Một nguyên tắc nhỏ khi chọn tốc độ màn trập là lấy tiêu cự của ống kính, nhân đôi lên, sau đó xem xét các yếu tố khác; chẳng hạn, nếu drone của bạn tương đương 24 mm thì hãy tránh chụp dưới 1/50 giây trừ khi thao tác ở đoạn không khí ổn định hoặc đang sử dụng chế độ chân máy.
Khẩu độ
Việc máy bay không người lái có khả năng thay đổi khẩu độ thực sự là một cải tiến mới. Trước đây, hầu hết đều cố định là f/stop 2.8, ngay cả đối với ống kính góc rộng đã giới hạn độ sâu trường ảnh và cho phép trong quá nhiều ánh sáng để đạt được mức phơi sáng dài.
Ngày nay, chúng ta thấy hầu hết các loại máy bay mới đều được thiết kế với các lens khác nhau từ f/2.8 đến f/11. Thử nghiệm trong dòng Phantom và Mavic đã cho thấy f/5.6 là sắc nét nhất, và f/stops hẹp hơn cũng hoạt động tốt gần bằng.
Vì làm sắc nét hình ảnh là một nhiệm vụ dễ dàng trong xử lý hậu kỳ, nên ưu tiên sử dụng khẩu độ như một công cụ phơi sáng trước và cố gắng để f/5.6 bất cứ khi nào có thể.
ISO
Nhược điểm tiềm tàng lớn nhất đối với các cảm biến camera của drone là khả năng tăng ISO. Không giống như các máy mirrorless hàng đầu như thân máy Sony và Canon, cảm biến drone sẽ bắt đầu bị quá tải khi vượt quá ISO 400. Trong các chế độ chụp như Auto và Aperture/Shutter, bạn sẽ thấy máy ảnh tự động điều khiển ISO.
Khi bạn bắt đầu hoàn thiện các hình ảnh chụp từ trên không của mình, bạn nên khôn ngoan thử nghiệm ISO và lưu ý xem giá trị nào tạo ra hình ảnh sạch nhất.
Hầu hết các chuyên gia cũng sẽ chỉ tăng ISO hơn 200 khi tốc độ màn trập và khẩu độ mở là không đủ.
Chụp phơi sáng có khung trong Chế độ AEB
Chế độ AEB, hay chính là chế độ Tự động phơi sáng, là một kỹ thuật được sử dụng nhiều, đáng chú ý nhất là khi chụp phong cảnh, bất động sản hoặc bất kỳ cảnh nào có hiển thị độ tương phản cao.
Chụp ảnh bằng drone cũng không ngoại lệ vì khi bay ra ngoài thì hầu hết các cảnh đều có độ tương phản cao.
Tự động phơi sáng có thể được thiết lập để có tới năm mức phơi sáng ngay lập tức, cho phép người chụp hợp nhất các mức phơi sáng trong phần mềm HDR hoặc mask thủ công và trộn ảnh để đạt được dải động cao hơn nhiều.
Ngay cả khi chụp ở chế độ RAW (.dng) thì các tệp cũng vốn đã kém linh hoạt hơn so với hầu hết các tệp DSLR. Vì lý do này mà các chuyên gia hầu như sẽ luôn đóng khung để đảm bảo họ có các tùy chọn sau khi chỉnh sửa.
Color Profile
Một trong những yếu tố để cân nhắc cuối cùng mà chúng tôi thấy là quan trọng đối với cái nhìn tổng thể và phạm vi động của hình ảnh của bạn là tùy chọn đặt cấu hình màu trong khi chụp.
Phần mềm DJI cung cấp cho bạn tùy chọn để chọn D-Cinelike, D-Log, Normal, TrueColor, Art, Film, B&W hoặc Cool. Mỗi loại sẽ thực hiện điều chỉnh cho biểu đồ hình ảnh, cho dù là điểm nổi bật và bóng tối, bật độ bão hòa hoặc đơn giản là làm mát cân bằng trắng.
Ảnh RAW dễ chỉnh màu hơn nhiều so với video và vì vậy trừ khi bạn thích chụp theo một phong cách nhất định, thì không cần phải màu bình thường.
FILTER CHO CAMERA CỦA DRONE
Bộ lọc Neutral Density, Polarizers và UV sẽ là những phụ kiện chính trong bộ công cụ bay của bạn. Như đã đề cập trong phần cài đặt phơi sáng, sẽ có những tình huống khi bạn sẽ cần hỗ trợ thêm trong việc chặn hoặc tăng cường ánh sáng chiếu vào cảm biến.
Filter ND
Bộ lọc ND, hoặc Neutral Density (Mật độ trung tính) có thể sẽ là bộ lọc hữu ích nhất giúp bạn có được độ phơi sáng thích hợp. Vì các drone đã bắt đầu bình thường hóa khẩu độ tối thiểu f/11 và có thể chụp màn trập ở tốc độ hơn 1/4000 giây, nên ND thường không cần thiết khi bạn đang cố gắng hạn chế ánh sáng trừ khi khẩu độ của bạn được cố định ở f/2.8, hoặc bạn đang cố gắng để chụp phơi sáng dài.
ND chủ yếu là một công cụ cho video vì màn trập của máy ảnh thường sẽ không vượt quá 1/120 giây (trong khi quay ở tốc độ 60fps).
Cách tốt nhất để sử dụng filter ND khi chụp ảnh bằng drone là sử dụng chúng để tạo ra chuyển động phơi sáng lâu. Nhiều người cảm thấy rằng, tùy thuộc vào chất lượng của bộ lọc ND thì sử dụng chúng cũng có thể làm giảm độ rõ của hình ảnh.
Filter Polarizing
Bộ lọc phân cực đòi hỏi thực hành nhiều hơn một chút để có ích nhưng khi được thực hiện đúng cách thì nó có thể tăng cường độ tương phản và các tông màu trong ảnh của bạn rất nhiều.
Các bộ lọc này được sử dụng khi bạn đang cố gắng giảm ánh sáng chói từ một bề mặt phản chiếu, như bầu trời hoặc một khối nước lớn. Chúng cần phải được xoay một cách chính xác để phù hợp với ánh sáng chói trong một cảnh, nếu không thì sẽ phản tác dụng là làm tăng cường độ chói.
Filter UV
Trừ khi có một nhu cầu đặc biệt để sử dụng ND hoặc Polarizer thì hầu hết các chuyên gia sẽ giữ filter UV và biết rằng biết tầm quan trọng thực sự phụ thuộc vào việc có được độ phơi sáng tốt. Vì hầu hết các máy bay không người lái chỉ có một ống kính tích hợp nên hãy đảm bảo luôn dùng bộ lọc này khi di chuyển vì sẽ rất tốn kém nếu bạn phải thay thế cả máy ảnh do bị trầy xước ống kính.
XỬ LÝ HẬU KÌ HÌNH ẢNH
Điều thú vị khi xử lý hậu kỳ hình ảnh từ máy bay không người lái là nó có thể được thực hiện ngay trên điện thoại của bạn và có thể được chia sẻ nhanh chóng. Mặc dù vậy, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phương pháp truyền thống là xử lý trên máy tính với các phần mềm phổ biến như Adobe Photoshop hoặc Lightroom để có kết quả tốt nhất.
Bằng cách dành thời gian để chụp ảnh của bạn với độ phơi sáng chính xác, bạn sẽ có khả năng không giới hạn để tạo ra sản phẩm cuối cùng cũng như phong cách sáng tạo mà bạn muốn. Bài đăng này không nói về cách chỉnh sửa, nhưng một số bước chỉnh sửa quan trọng bạn cần xem xét khi xử lý hình ảnh drone bao gồm:
- Áp dụng mask unsharp: Bay máy bay không người lái của bạn lên vài trăm feet trên không có nghĩa là đối tượng của bạn sẽ ở xa hơn đáng kể so với hầu hết các hình ảnh được chụp trên mặt đất. Làm sắc nét là một cách phổ biến để tăng cường các chi tiết nhỏ bị mất theo khoảng cách.
- Clone stamp các đối tượng và người không mong muốn: Bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy những hình ảnh khi chụp từ trên trời sẽ có khung cảnh rộng lớn và thường có những chi tiết bất ngờ, không mong muốn. Trong Adobe Photoshop, công cụ đóng dấu nhân bản sẽ cho phép bạn nhanh chóng sao chép các pixel xung quanh đối tượng bạn muốn xóa. Đây là một giải pháp hay khi bạn không thể tránh khỏi việc bị vướng người hoặc vật trong khi chụp.
- Đừng quên cắt bớt và làm thẳng ảnh: Mặc dù máy ảnh chụp từ một gimbal cân bằng nhưng bạn có thể vẫn sẽ bắt gặp một loạt hình ảnh có một đường chân trời bị lệch hoặc vẹo.
- Thực hành giảm nhiễu chọn lọc: Như đã đề cập trong phần ISO, máy bay không người lái nổi tiếng với những hình ảnh bị nhiễu, đặc biệt là trong bóng tối. Giảm nhiễu có chọn lọc có thể được thực hiện bằng cách sử dụng công cụ cọ vẽ và giảm nhiễu trên các khu vực bị thiếu thông tin.
Nguồn: uavcoach.com