Trong phần trước, Tokyo Camera đã giới thiệu chi tiết hơn về ISO và độ phơi sáng trong nhiếp ảnh tới quý vị và các bạn. Trong bài viết này, Tokyo Camera sẽ phân tích chi tiết thêm một khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh khác, liên quan tới máy ảnh. Đó chính là khẩu độ trong nhiếp ảnh, máy ảnh.
Tóm tắt về khẩu độ
Khẩu độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh. Giúp ta kiểm soát được lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Bằng cách điều chỉnh kích thước của màng chắn phía trong ống kính. Khẩu độ của ống kính máy ảnh rộng hơn (số f nhỏ hơn) cho phép lượng ánh sáng đi vào ống kính nhiều hơn. Tạo ra những bức hình sáng hơn cùng độ sâu trường ảnh nông. Trong khi, khẩu độ ống kính nhỏ hơn (số f lớn hơn) tạo ra những bức hình tối hơn với độ sâu trường ảnh cũng lớn hơn. Tốc độ màn trập hoạt động cùng với các tùy chọn cài đặt khẩu độ và ISO. Điều này phần nào giúp xác định thời gian màn trập mở cho phép ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh.
Điều này ảnh hưởng đến độ sáng, độ mờ của chuyển động do chủ thể được chụp đang trong trạng thái động hoặc do rung máy trong quá trình điều chỉnh khẩu độ và ISO (phơi sáng). Bằng cách thử nghiệm với ba thông số tùy chỉnh cơ bản. Ta có thể kiểm soát được các thông số và khía cạnh cơ bản khác trong quá trình tạo ra hình ảnh. Chẳng hạn như, độ sắc nét của chuyển động mờ, cách ly đối tượng và hiệu ứng bokeh hậu cảnh.
Định nghĩa về khẩu độ
Khẩu độ chính là kích thước của lỗ mở trong ống kính máy ảnh cho phép ánh sáng đi vào và tiếp xúc với cảm biến kỹ thuật số của máy ảnh.
Khẩu độ được xác định như thế nào?
Khẩu độ được đo bằng f-stop, với các số thấp hơn biểu thị các lỗ lớn hơn cho phép nhiều ánh sáng hơn và các số cao hơn biểu thị các lỗ nhỏ hơn cho ít ánh sáng hơn. Khi chụp ở chế độ ưu tiên khẩu độ, bạn kiểm soát lượng ánh sáng đi vào máy ảnh nhiều hay ít bằng cách điều chỉnh khẩu độ.
Ví dụ, với những ống kính f/2.8, f/5.6, v.v.,là những ống kính có khẩu độ bé. Với những con số phía sau f/ nhỏ hơn, tương ứng với độ mở khẩu lớn hơn. Cho phép nhiều ánh sáng đi vào ống kính. Phạm vi khẩu độ thay đổi từ ống kính này sáng ống kính khác. Thường là từ khoảng f/1.4 (với những loại ống kính góc rộng) và tăng lên khoảng f/22 (với những ống kính chuyên dụng để chụp xa).
Tóm lại, số f-stop thấp hơn đồng nghĩa phơi sáng nhanh hơn so với số f-stop cao hơn. Nếu muốn thời gian phơi sáng của bức ảnh ngắn hơn (khoảng thời gian màn trập của máy ảnh vẫn mở). Hãy chọn cài đặt khẩu độ được đánh số thấp (trên tùy chọn menu) hoặc nút xoáy điều chỉnh khẩu của máy ảnh.
Khẩu độ ảnh hưởng tới yếu tố nào khác trong nhiếp ảnh ?
Độ sâu của trường ảnh (DOF) là một trong những yếu tố bị ảnh hưởng bởi khẩu độ – nghĩa là mức độ mờ hoặc sắc nét của hình ảnh, các chủ thể được hướng tới ở tiền cảnh và hậu cảnh trong bức ảnh. Nói đơn giản, vật thể ở phía trước và phía sau đối tượng chính trên bức ảnh của bạn bị mất nét; trong khi với DOF lớn, cả vật thể ở gần và ở xa trong bức ảnh đều xuất hiện sắc nét hơn.
Chính vì vậy, việc kiểm soát được khẩu độ có thể giúp tạo ra những bức ảnh nghệ thuật với những hậu cảnh mờ đẹp mắt và giữ được mọi chi tiết mà bạn cần để làm rõ nét hoặc lấy nét được chi tiết đó.
Vai trò của khẩu độ trong nhiếp ảnh
Khẩu độ là một trong những yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh, khẩu độ có tác động rất lớn tới kết quả cuối cùng là hình ảnh mà chúng ta thu được. Điều chỉnh khẩu độ ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh, yếu tố quyết định tới mức độ sắc nét của hình ảnh. Khẩu độ lớn (số f-stop nhỏ hơn) giúp ảnh có độ sâu trường ảnh nông, và ít vùng được lấy nét. Trong khi khẩu độ nhỏ (số f-stop lớn) lại cho ta độ sâu trường ảnh lớn hơn, đồng nghĩa sẽ có nhiều vùng được lấy nét hơn.
Lợi ích của việc hiểu và kiểm soát được khẩu độ trong nhiếp ảnh
Việc hiểu và làm chủ được khẩu độ giúp các nhiếp ảnh gia dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp cũng có thể tạo ra những bức ảnh đẹp, bằng cách làm mờ các yếu tổ hậu cảnh. Trong khi vẫn giữ được nét cho đối tượng chủ thể chính trong bức ảnh sắc nét, tạo điểm nhấn tập trung. Các ống kính khác nhau, với khẩu độ tối đa và tối thiểu khác nhau. Nên hãy ghi nhớ điều này trước khi lựa chọn ống kính phù hợp cho chiếc máy ảnh của bạn.
Cách chọn khẩu độ phù hợp
Khi chọn tùy chọn cài đặt khẩu độ, ta cần xem xét những yếu tố bị ảnh hưởng bởi khẩu độ. Chẳng hạn như độ phơi sáng, độ sâu trường ảnh. Nếu bạn đang chụp ảnh với khẩu độ mở rộng (số f-stop thấp), nhiều ánh sáng đi qua hơn cho bức ảnh của bạn sáng hơn. Tuy nhiên, độ sâu trường ảnh thấp hơn ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh của hậu cảnh và tiền cảnh không lấy được nét rõ. Ngược lại,
Hiện nay, trên thị trường có hai loại ống kính với cơ chế điều chỉnh khẩu độ cơ bản khác nhau. Cụ thể là, khẩu độ cố định và khẩu độ động. Ngoài ra, còn có những loại ống kính với khẩu độ rộng và khẩu độ hẹp tùy theo độ mở của khẩu. Chẳng hạn những loại ống kính với khẩu độ rộng như f/2.8, f/2, f/1.8 thường được khuyên dùng trong những điều kiện chụp thiếu sáng, không có ánh sáng phụ như đèn flash hoặc hắt sáng hay các công cụ điều chỉnh ánh khác. Cùng khả năng xóa phông khi chụp ảnh chân dung.
Gợi ý một số khẩu độ phù hợp cho những phong cách chụp ảnh khác nhau
Khẩu độ nào phù hợp cho chụp ảnh chân dung?
Để có thể chụp ảnh chân dung, ta có thể sử dụng những loại ống kính máy ảnh tiêu cự 50mm và 85mm, kèm khẩu độ rộng f/1.8.
Nếu chủ thể mà bạn muốn chụp ảnh gần ống kính. Có thể cân nhắc sử dụng khẩu độ mở thấp hơn như f/3.2 hoặc f/4. Để đảm bảo khuôn mặt của chủ thể được sắc nét, rõ ràng.
Khẩu độ tăng đồng nghĩa hình ảnh cũng sẽ tối hơn (do lượng ánh sáng đi vào ống kính và tiếp xúc cảm biến giảm). Lúc này , đòi hỏi mắt thẩm mỹ của bạn cần phải tinh chỉnh cho hình ảnh được phơi sáng đồng đều hơn.
Để chụp ảnh phong cảnh có thể lựa chọn khẩu độ nào?
Một số ống kính có khẩu độ nhỏ như f/8 hay f/16, thường là lựa chọn tối ưu cho tạo vùng lấy nét rộng. Điều này phù hợp với chụp ảnh phong cảnh.
Lựa chọn khẩu độ cao hay thấp thì tốt hơn ?
Việc lựa chọn khẩu độ cao hay thấp không phải là vấn đề. Mà vấn đề nằm ở việc bạn cần phải xác định mục đích chụp của bạn. Tiếp theo đó, việc hiểu và sử dụng khẩu độ ống kính phù hợp là một trong những yếu tố cần quan tâm. Bức ảnh của bạn sẽ không đảm bảo tính thẩm mỹ và độ sắc nét cần thiết cho một bức ảnh hoàn chỉnh.
Khẩu độ có ảnh hưởng đến khả năng lấy nét không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?
Có, thực tế là hầu hết các loại ống kính thường sắc nét khi dùng khẩu độ f/4, f/5.6 hoặc f/8. Các ống kính có khẩu độ nhỏ để ta có thể chặn ánh sáng từ các cạnh của ống kính. Tuy nhiên, mức độ “nhiễu xạ” của ống kính là điều mà ta cần kiểm tra, nhằm đảm bảo độ sắc nét cho ảnh.
Lựa chọn khẩu độ nào để có thể lấy nét chủ thể tối ưu nhất?
Ống kính máy ảnh của bạn sẽ lấy nét tốt ở khẩu độ từ f/8 và f/11. Đây là khẩu độ phù hợp cho chụp ảnh theo phong cách chụp phong cảnh và chụp chân dung một cách chi tiết, tỉ mỉ.
Ống kính nào có khẩu độ cho phép lấy được nhiều ánh sáng nhất?
Ống kính có khẩu độ f/1.4 là khẩu độ tuyệt vời để chụp ảnh điều kiện ánh sáng thấp tối ưu nhất, những ống kính và camera sử dụng khẩu độ này cung cấp độ sâu trường ảnh nông và tạo hiệu ứng bokeh rất tốt cho bức ảnh thêm phần ảo diệu.
Ngoài ra, những ống kính có khẩu độ f/2 và f/2.8 cũng là những lựa chọn có thể sử dụng để chụp ảnh tốt trong môi trường ít sáng
Khẩu độ f/5.6 là được đề xuất cuối cùng trong danh sách khẩu độ phù hợp cho việc chụp ảnh ít người trong điều kiện ánh sáng thấp. Ngoài ra, để đảm bảo bạn có thể sử dụng thêm hiệu ứng flash để có bức ảnh có đủ độ sáng cần thiết
Khẩu độ nào cho khả năng lấy ánh sáng ít?
Khẩu độ f/16 và f/22 là những khẩu độ nhỏ, cho phép lượng ánh sáng đi qua ống kính thấp nhất. Vì vậy, bạn có thể sử dụng những ống kính khẩu độ này để chụp ảnh dưới ánh mặt trời sắc nét mà không cần quá lo lắng về vấn đề nguy hiểm cho cảm biến của máy ảnh.
Thử nghiệm khẩu độ với những tình huống quay chụp thực tế
Tuy nhiên để thực tế nhất thì bạn nên tìm hiểu và tự tìm cho mình một “công thức” cài đặt khẩu độ và chọn cài đặt khẩu độ cho phù hợp với những tình huống và môi trường chụp ảnh cụ thể. Thông qua những tình huống và môi trường chụp ảnh, điều kiện ánh sáng thực tế khác nhau sẽ là những phép thử tốt và hữu hiệu nhất. Hi vọng bạn sẽ tìm được cho mình xem đâu là khẩu độ tốt nhất trong tình huống chụp ảnh đó, tùy thuộc vào cả phong cách và loại ảnh mà bạn muốn chụp.
Tóm lại
Ngoài việc quá nhiều ánh sáng có thể dẫn tới việc dư sáng, trong khi ngược lại ít sáng lại gây ra tình trạng thiếu sáng. Vì vậy, việc điều chỉnh khẩu độ cho phép bạn kiểm soát lượng ánh sáng đi vào trong cảm biến máy ảnh khi chụp. Ngoài ra, nếu muốn đóng băng chuyển động hoặc tạo hiệu ứng mờ khi chụp ảnh sử dụng những cú lia máy, kích thước của khẩu độ cũng sẽ đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới thời gian ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh (độ phơi sáng), từ đó ảnh hưởng tới tốc độ màn trập.