Sony là một hãng máy ảnh luôn cố gắng đưa ra thị trường những chiếc máy ảnh có thiết kế nhỏ gọn sở hữu công nghệ đỉnh cao. Và mới đây nhất họ đã cho ra mắt bộ đôi máy ảnh mirrorless nhỏ gọn Sony A7C II và A7CR. Ngày hôm nay hãy cùng Tokyo Camera review Sony A7CR, chiếc máy được coi là phiên bản thu gọn của Sony A7R V.
Review Ưu và Nhược Điểm Của Sony A7C R
Ưu Điểm | Nhược Điểm |
Thân máy được hoàn thiện từ magie siêu nhẹ với màn hình xoay lật | Kính ngắm không quá ấn tượng |
Cảm biến full-frame 60MP | Khe cắm thẻ nhớ đơn |
Lấy nét tự động hỗ trợ từ AI | Phần tay cầm hơi nhỏ |
Thời lượng pin ấn tượng | Không có cần điều khiển điểm AF chuyên dụng |
Chống rung lên tới 7stop | – |
Chụp PixelShift 240MP | – |
Thông số kỹ thuật của Sony A7CR
- Ngày ra mắt: 29.08.2023
- Cảm biến máy ảnh: BSI-CMOS 60MP full-frame
- Độ phân giải hình ảnh tối đa: 9504 x 6336
- Ngàm ống kính: Sony E
- ISO: 100 đến 32.000 có thể mở rộng 102800 và tối thiểu 50
- Kiểu lấy nét: Tự động và thủ công
- Số điểm lấy nét: 693 điểm
- Chống rung 5 trục
- Chụp liên tiếp: Màn trập cơ học: 8 khung hình/giây | Màn trập điện tử: 7 khung hình/giây
- Tốc độ màn trập: 1/8000
- Kích thước hình ảnh 3:2
- Định dạng hình ảnh: HEIF, JPEG,RAW
- Độ phân giải video tối đa: UHD 4K
- Lưu trữ: Khe cắm đơn: SD/SDHC/SDXC (UHS-II)
- Màn hình LCD 3 inch | 1,036 triệu điểm ảnh | bản lề nghiêng
- Kính ngắm OLED 0,39 inch | 2,359 triệu điểm ảnh | 0,7x
- Pin: NP-FZ100
- Thời lượng pin: 490 bức ảnh
- Kích thước: 124 x 71,1 x 63,4 mm
- Trọng lượng: 430g (Chỉ thân máy | 515 g (Có pin, thẻ nhớ)
Review Sony A7CR – Về Ngôn ngữ thiết kế
Trọng lượng và kích thước
Sony A7CR được lấy cảm hứng từ chiếc A7C thế hệ đầu tiên với thiết kế nhỏ gọn. Cụ thể thì Sony A7CR chỉ nặng khoảng 515g đã bao gồm cả pin và thẻ nhớ và có kích thước khoảng 124 x 71,1 x 63,4mm điều này cho phép bạn có thể dễ dàng đem theo chiếc máy ảnh này đến mọi nơi mà bạn muốn.
Phần thân máy của A7CR được Sony hoàn thiện bằng chất liệu magie siêu chắc chắn và giúp trọng lượng máy nhẹ đi đáng kể. Bên cạnh đó A7CR cũng có lớp đệm kín giúp máy có thể chống giọt nước và bụi xâm nhập vào thân máy. Với sự chắc chắn này bạn có thể yên tâm sử dụng chiếc máy ảnh mới nhất của Sony để quay chụp ngoài trời hay những điều kiện khắc nghiệt khác nhau.
Trải nghiệm cầm nắm
Tuy có kích thước khá nhỏ gọn nhưng cảm giác cầm nắm và sử dụng của mình với chiếc Sony A7CR lại rất thoải mái. Phần tay cầm có thể hơi nhỏ so với các mẫu máy mirrorless cao cấp nhưng lại khá lớn so với A7CR. Một bổ sung mới mà mình thấy khá nhiều trên các mẫu máy ảnh không gương lật gần đây đó chính là phần nút xoay lệch ở mặt trước. Nhìn chung, thì cảm nhận của mình khi sử dụng chiếc máy ảnh Sony A7CR khá thoải mái nhưng chúng mình khuyên bạn không nên sử dụng những chiếc ống kính zoom cỡ lớn để kết hợp với A7CR.
Sony cũng trang bị cho A7CR một phần tay cầm bổ sung giúp máy ảnh to lên một chút qua đó đem đến cho bạn cảm giác cẩm nằm thoải mái hơn. Nhưng đổi lại nó sẽ làm mất đi thiết kế gọn gọn gàng của máy. Đáng tiếc hơn nữa là phụ kiện này chỉ giúp ích ở khả năng cầm nắm mà nên nó sẽ không giúp cho tuổi thọ pin tăng lên.
Review Màn Hình Và Kính Ngắm Của Sony A7CR
Sony vẫn nổi danh là một ông lớn rất “ki bo” với những chiếc màn hình trên những chiếc máy ảnh của mình và A7CR cũng không phải là ngoại lệ. Sony A7CR sử dụng màn hình LCD cảm ứng 3 inch và có độ phân giải 1,04 triệu điểm ảnh, hơi kém để có thể xem những bức ảnh được chụp bằng cảm biến 60MP. Nhưng vì A7CR được xem là bản thu nhỏ của A7R V thì việc nó sử dụng màn hình kém chất lượng hơn thì cũng dễ hiểu.
Sony sử dụng kính ngắm cho A7CR giống hệt trên người anh em A7C II được cùng ra mắt. Kính ngắm trên A7CR có độ phóng đại 0,7x với độ phân giải 2,4 triệu điểm ảnh. Kính ngắm cũng có tốc độ làm mới từ 60fps hoặc 120fps giúp bạn có thể bắt trọn những khoảnh khắc xuất hiện trong khung hình. Nhưng nếu xét về giá cả của A7CR thì việc nó có kính ngắm kém chất lượng hơn A7R V cũng là điều dễ hiểu khi nó thấp hơn khoảng 1000$.
Pin, Lưu Trữ và Kết Nối
A7CR sử dụng pin NP-FZ100 của Sony, một trong những loại pin tốt nhất trên thị trường về độ bền. Viên pin này sẽ cho phép bạn có thể chụp được khoảng 490 bức ảnh sau mỗi lần sạc đầy với kính ngắm hoặc 560 bức ảnh với màn hình LCD. Nếu bạn quay video thì A7CR cũng cho phép bạn ghi hình liên tục khoảng 155 phút trước khi máy hết pin. Đây là những con số vô cùng ấn tượng đối với một chiếc máy ảnh nhỏ gọn và bạn có thể sạc chiếc máy này thông qua cổng USB-C. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều đó là Sony sẽ không cung cấp cáp và bộ sạc USB-C trong hộp của A7CR.
Cổng USB-C cũng sẽ giúp bạn kết nối máy ảnh với tính để có thể truyền tệp hoặc sử dụng như một webcam chất lượng cao mà không cần bất kỳ phần mềm hỗ trợ nào nhờ giao thức UAC/UVC tiêu chuẩn. Sony cũng cung cấp cho A7CR cổng micro và tai nghe 3.5mm cũng như cổng HDMI với đầu ra 16-bit 4:2:2 để bạn có thể thêm đầu ghi bên ngoài để ghi Raw hoặc ProRes.
Về kết nối không dây thì Sony A7CR được trang bị đầy đủ Bluetooth và WIFI băng tần kép giúp kết nối mượt mà hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng Sony Creators’ để có thể dễ dàng truyền file và điều khiển máy ảnh từ xa bằng điện thoại của mình.
Sony A7CR sử dụng khe cắm thẻ nhớ đơn hỗ trợ SD/SDHC/SDXC (UHS-II). Đáng tiếc rằng Sony đã không trang bị khả năng hỗ trợ thẻ CFe có tốc độ ghi nhanh như trên Sony A7R V. Việc không có khe cắm thứ hai cũng có thể là mối lo đối với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp khi tác nghiệp tại các sự kiện.
Sony cũng cung cấp một số tùy chọn trợ năng cho người dùng khiếm thị, điều mà mình chưa từng thấy ở các đối thủ cạnh tranh của hãng. Cụ thể thì tính năng này sẽ bao gồm khả năng đọc màn hình, đọc menu và tùy chọn phóng to màn hình để giúp phần menu dễ nhìn hơn.
Review Sony A7CR – Chất lượng hình ảnh
Cảm biến và bộ vi xử lý
A7CR là chiếc máy ảnh Sony thứ ba sử dụng cảm biến BSI CMOS 60MP full-frame, sau A7R IV và A7R V. Bên cạnh đó, máy ảnh cũng được Sony trang bị bộ vi xử lý Bionz XR mới nhất. Điều này cho phép bạn chụp những bức ảnh ở độ phân giải tối đa 9504 x 6336 pixel với tỷ lệ khung hình 3:2 và 16:9. A7CR có dải ISO gốc từ 100 – 51200, có thể tăng lên 50 – 102800 và có thể lưu tệp ở định dạng RAW, giúp bạn có không gian rộng hơn để xử lý hậu kỳ.
Review Khả Năng Lấy Nét Tự Động Của Sony A7CR
Sony A7CR được trang bị hệ thống lấy nét tự động lai tương tự như trên A7R V. Các điểm lấy nét theo pha bao phủ khoảng 79% khung hình và các điểm lấy nét tương phản mở rộng gần như bao phủ toàn bộ. Cũng như những máy ảnh khác của Sony ở thời gian gần đây, điểm mạnh của A7CR nằm ở khả năng nhận diện và theo dõi chủ thể. Hệ thống Real Time Tracking của Sony là một trong những công cụ lấy nét tự động chính xác nhất mà chúng mình đã từng thử nghiệm.
Điều tuyệt vời hơn nữa là khả năng Real Time Tracking được hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo AI. Điều này giúp cải thiện khả năng nhận dạng chủ thể cho con người – không chỉ còn là ánh mắt hay gương mặt mà trên A7CR sẽ có thể nhận diện con người thông qua cơ thể của họ, ngay cả khi chủ thể quay lưng lại với máy ảnh. Bên cạnh đó là khả năng nhận diện nâng cao dành riêng cho động vật, chim, côn trùng, ô tô, tàu hỏa và máy bay. Tuy nhiên, A7CR sẽ không thể tự động lựa chọn đối tượng lấy nét như trên Canon EOS R6 Mark II và Nikon Z8, mà bạn sẽ cần sử dụng menu.
Trên lý thuyết thì hệ thống lấy nét tự động của A7CR tương tự với A7R V nhưng khi trải nghiệm thực tế thì sẽ có những trường hợp nó sẽ không thể bằng được siêu phẩm của Sony. Ví dụ, với A7CR bạn sẽ không thể lấy nét được những con vật đang lẩn khuất trong bụi rậm hoặc với các môn thể thao đồng đội cũng khó để tập trung hết được các chủ thể. Trong các tình huống tương tự thì khả năng lấy nét tám chiều của Sony A7R V có thể xử lý một cách mượt mà và chính xác. Ngoài ra, tốc độ đọc cảm biến nhanh của Sony A7CR cũng khiến cho chiếc máy ảnh chụp những chủ thể đang di chuyển mà không bị biến dạng.
Review Sony A7CR – Chụp liên tiếp
Về khả năng chụp liên tiếp thì Sony A7CR có thể chụp liên tiếp ở tốc độ 8 khung hình/giây với màn trập cơ học hoặc 7 khung hình/giây với màn trập điện tử cùng đầy đủ tính năng theo dõi và phơi sáng. Với ảnh JPG và RAW, máy ảnh có thể chụp được liên tục lần lượt 55 và 40 bức ảnh. Sau đó máy sẽ cần khoảng 8 giây để xóa bộ đệm vào thẻ SDXC Sony Tough 299Mbps. Nếu bạn chụp Lossless hoặc Uncompressed RAW bạn sẽ chỉ chụp được lần lượt 22 bức (Lossless) và 15 bức (Uncompressed RAW) với tốc độ 6 khung hình/giây. Tốc độ xóa bộ đệm cũng tương tự như chụp JPG và RAW.
Chế độ chụp PixelShift
Tất nhiên, với cảm biến hình ảnh 60MP thì chắc chắn Sony sẽ trang bị chế độ chụp PixelShift cho phép bạn chụp được một bức ảnh 240MP siêu lớn. PixelShift hoạt động dựa trên màn trập điện tử nên hoạt động tốt nhất với các cảnh tĩnh, chẳng hạn như phong cảnh. Bạn nên sử dụng một chiếc chân máy khi chụp những bức ảnh PixelShift, bởi tính năng này gần như không hoạt động nếu chụp thông thường. Bạn cũng sẽ cần sử dụng phần mềm Imaging Edge của Sony để xử lý bức ảnh này trước khi chỉnh sửa trên Lightroom hoặc Capture One.
Định dạng ảnh
Sony A7CR hỗ trợ chụp ảnh JPG, HEIF, Uncompressed, Lossless, và Compressed RAW. Điều này cho phép bạn có thể thoải mái hơn trong việc điều chỉnh tông màu và chỉnh sửa ảnh. Sony A7CR cung cấp tùy chọn cho kích thước tệp JPG nhỏ hơn như hầu hết các máy ảnh khác. Với tệp Lossless RAW sẽ có lựa chọn bao gồm: Large (60MP), Medium (26MP), và Small (15MP).
Ngoài ra, Sony cũng cung cấp một số giao diện Creative Looks để bạn có thể thỏa sức sáng tạo với những bức ảnh với tông màu natural, vivid, black-and-white, instant film, và artistic tones.
Dải ISO
Sony A7CR có dải ISO cơ bản từ 100-32000 có thể mở rộng ISO 50-102800. Tất nhiên, ở mỗi mức ISO khác nhau, chất lượng hình ảnh sẽ có sự khác biệt nhất định. Ví dụ với ảnh JPG hoặc HEIF, cảm biến mang lại những bức ảnh sắc nét, chi tiết ở ISO 3200. Khi tăng lên mức ISO 6400, hình ảnh sẽ có hiện tượng bị nhòe ở các đường nét. Và khi đạt ISO 25600 bạn sẽ thấy những bức ảnh có độ nhiễu rất cao. Việc đổi qua ảnh RAW cũng không thay đổi quá nhiều chất lượng hình ảnh, nhưng cũng sẽ giúp giảm độ nhiễu và nhòe khi chụp ở mức ISO cao. Và tất nhiên, khi chụp ảnh RAW sẽ mở ra khả năng chỉnh sửa hậu kỳ tốt hơn rất nhiều.
Review Sony A7CR – Chất lượng quay video
Review Sony A7CR – Chống rung 5 trục
Mặc dù Sony A7CR có thiết kế nhỏ gọn hơn nhưng máy vẫn được trang bị hệ thống chống rung 5 trục có mức bù lên đến 7stop thấp hơn 1stop so với Sony A7R V. Với khả năng chống rung này bạn sẽ có thể yên tâm sử dụng chiếc máy này để quay video 4K sắc nét và giảm thiểu độ rung lắc tới mức tối đa khi quay bằng tay mà không cần đến gimbal đi kèm.
Quay video 4K/60fps
Với A7CR thì Sony đã lược bỏ đi khả năng quay video 8K xuất hiện trên siêu phẩm Sony A7R V, có thể là do lo ngại về nhiệt độ của máy. Về cơ bản thì A7CR vẫn là một máy ảnh có khả năng quay video 4K nhưng sẽ có một vài điểm bạn cần lưu ý:
- Các cảnh quay 4K/60fps sẽ bị crop khoảng 1,24x và không sắc nét như quay 4K/30fps
- Độ sắc nét khi quay 4K/60fps sẽ không quá ấn tượng
- Video sẽ quay sắc nét hơn khi quay ở chế độ Super35, chế độ này sẽ sử dụng phần trung tâm cảm biến hình ảnh để ghi lại các cảnh quay có chất lượng 4K/30fps hoặc 4K/24fps.
Video 4K được quay trên Sony A7CR
Quay slow-motion và cấu hình
Các video được quay trên A7CR sẽ có độ sâu màu 10 bit 4:2:2. Máy cũng cung cấp nhiều cấu hình khác nhau bao gồm: HDR HLG, S-Log2 và S-Log3 và chế độ S-Cinetone đem đến những thước phim đậm chất điện ảnh hơn.
Bạn cũng có thể quay video slow-motion ở độ phân giải 4K ở tốc độ 60 khung hình/giây đem đến hiệu ứng chuyển động chậm lên tới 2,5 lần.
Ghi Âm và Auto-Framing
Micro được tích hợp bên trong Sony A7CR hoạt động khá tốt nhưng nếu bạn muốn chất lượng âm thanh chuyên nghiệp hơn thì nên sử dụng thêm micro ngoài. Ngoài ra, những nhà sáng tạo nội dung video sẽ rất ưa thích chiếc máy này nhờ tính năng auto-framing được hỗ trợ bởi AI, bổ sung nhiều hiệu ứng xoay và thu phóng khác nhau để các hoạt động của bạn trong video được linh hoạt hơn.
Tổng kết
Điều mà mình thấy ấn tượng trên Sony A7CR là bạn sẽ có một chiếc máy ảnh nhỏ gọn, giúp việc di chuyển dễ dàng. Bên cạnh đó nó vẫn được trang bị cảm biến hình ảnh 60MP full-frame, hệ thống lấy nét tự động được hỗ trợ từ AI như trên siêu phẩm Sony A7R V. Tuy nhiên, máy cũng có một số khuyết điểm như kính ngắm điện tử không quá tốt, màn hình có độ phải không quá cao, khe cắm thẻ nhớ đơn và hệ thống lấy nét hoạt động không tốt ở các bối cảnh phức tạp.
Trên đây là bài review Sony A7CR của Tokyo Camera, bạn nghĩ sao về chiếc máy ảnh mới nhất của Sony? Hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!