Tìm hiểu về độ sâu trường ảnh và cách thiết lập để có độ sâu trường ảnh phù hợp

Trong những bài viết trước, Tokyo Camera đã giới thiệu tới quý vị và các bạn về một số khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh như: khẩu độ, độ phơi sáng (ISO)tốc độ màn trập máy ảnh, tiêu cự ống kính máy ảnh (focal length of camera lens). Bài viết này, Tokyo Camera sẽ nói về một khái niệm khác cũng mà chúng ta cũng cần lưu tâm trong nhiếp ảnh. Đó chính là độ sâu trường ảnh và cách thiết lập để chụp ảnh có độ sâu trường ảnh vừa ý. Giúp quý vị và các bạn có thể hiểu và thiết lập được độ sâu trường ảnh một cách chuyên nghiệp như những nhiếp ảnh gia thực thụ và chụp được những bức hình như mong muốn.

Tìm hiểu khái niệm về độ sâu trường ảnh, độ sâu trường ảnh là gì ?

Độ sâu trường ảnh viết tắt tiếng anh là DOF (Depth of field) là một khái niệm thiết yếu mà mọi nhiếp ảnh gia cần hiểu và nắm vững nguyên lý của nó. Độ sâu trường ảnh là phạm vi, khoảng cách trong một hình ảnh, từ điểm gần nhất đến điểm xa nhất, hiển thị sắc nét và đúng nét. Nói cách khác, độ sâu trường ảnh là yếu tố để xác định bao nhiêu phần của hình ảnh sẽ được lấy nét và bao nhiêu phần của bức ảnh sẽ bị mờ. Khi được sử dụng đúng cách, độ sâu trường ảnh có thể tạo ra những bức ảnh ấn tượng với tác động trực quan tuyệt đẹp.

Nếu quý vị và các bạn mới tìm hiểu về nhiếp ảnh, có thể tham khảo bài viết: Những kiến thức cơ bản trong nhiếp ảnh

Ý nghĩa và tầm quan trọng của độ sâu trường ảnh trong nhiếp ảnh, chụp ảnh

Tầm quan trọng của độ sâu trường ảnh nằm ở khả năng kiểm soát cách mắt chúng ta cảm nhận một bức ảnh. Bằng cách thao tác cài đặt khẩu độđiểm lấy nét, các nhiếp ảnh gia có thể hướng sự chú ý đến các phần cụ thể của hình ảnh đồng thời làm mờ các yếu tố gây xao nhãng hoặc không mong muốn. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích đối với chụp ảnh chân dung, trong đó độ sâu trường ảnh càng nông giúp tách chủ thể khỏi hậu cảnh và tạo cảm giác gần gũi giữa chủ thể và người xem.

Tóm lại, với bằng việc hiểu và thử nghiệm điều chỉnh độ sâu trường ảnh sẽ góp phần tạo ra những bức ảnh sáng tạo bất ngờ.

Cách thiết lập và những yếu tổ ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh để chụp ảnh tạo hiệu ứng độc đáo

Lựa chọn khẩu độ ống kính máy ảnh phù hợp

Điều chỉnh khẩu độ là một trong những cách phổ biến và hiệu quả để thay đổi độ sâu cho bức ảnh của bạn. Ngoài ra, điều chỉnh khẩu độ ống kính là một trong những cách xác định được mức độ ánh sáng đi qua ống kính máy ảnh và tiếp xúc với cảm biến máy ảnh.

Kích thước cảm biến máy ảnh ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh

Cơ bản khẩu độ sẽ ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát độ sâu trường ảnh như sau:

Khẩu độ càng nhỏ (độ mở khẩu hẹp), độ sâu trường ảnh càng lớn (sâu)

Khẩu độ càng lớn (độ mở khẩu rộng), độ sâu trường ảnh càng nhỏ (hẹp)

Khẩu độ cụ thể liên quan tới số “f”, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc: khẩu độ hẹp thì mẫu số f lớn và ngược lại. (ví dụ: khẩu f/5.6 sẽ hẹp hơn f/2.8)

Nói đơn giản, đối với ống kính khẩu độ rộng (từ f/1.4, f/2,vv) cho phép hiển thị nhiều vùng rõ nét mỏng hơn, điều này thu hút sự chú ý vào bao quát bức ảnh hơn, bằng cách làm mờ phần hậu cảnh. Trong khi, những ống kính khẩu độ hẹp (f/8, f/11, f/22,vv) lại giữ cho hình ảnh của chủ thể cụ thể được lấy nét nhiều hơn.

Khẩu độ ống kính máy ảnh và ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh

Lựa chọn tiêu cự của ống kính máy ảnh

Để có thẻ điều chỉnh, thay đổi độ sâu cho trường ảnh của bức ảnh. Ta có thể thay đổi tiêu cự ống kính máy ảnh, từ những ống kính góc rộng và siêu rộng cho đến những ống kính dùng để chụp ở cự ly xa như ống kính tele, ống kính zoom với cùng khẩu độ, với cùng một góc chụp và bối cảnh.

Đây cũng là lý do những bức ảnh chụp chân dung ta cũng có thể sử dụng những ống kính tele, chụp ảnh phong cảnh có thể sử dụng những ống kính góc rộng chứ không nhất thiết phải tuân theo một quy tắc cứng nhắc nào.

Ví dụ, máy ảnh full-frame hoặc crop-frame tỉ lệ 1.5 hay 1.6 cho độ sâu trường ảnh nông. Ngoài ra, cảm biến kích thước lớn cũng cho phép bạn chụp ảnh xóa phông dễ dàng.

Những yếu tố ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh trong nhiếp ảnh – bên cạnh Tiêu cự của ống kính máy ảnh

Kích thước cảm biến máy ảnh

Nguyên tắc cơ bản đối với kích thước cảm biến máy ảnh:

Kích thước cảm biến máy ảnh càng lớn, hình ảnh thu được từ máy ảnh càng có độ mềm mại.

Cảm biến máy ảnh lớn đòi hỏi ống kính máy ảnh càng lớn.

Kích thước cảm biến máy ảnh ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh và khả năng kiểm soát độ sâu trường ảnh
Kích thước cảm biến máy ảnh ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh và khả năng kiểm soát độ sâu trường ảnh

Khoảng cách so với chủ thể

Độ sâu trường ảnh thường được tính là vùng rõ nét nhất trên bức ảnh. Nếu máy ảnh sử dụng ống kính có khả năng mở khẩu độ rộng, có kích thước cảm biến lớn, thì khả năng hậu cảnh sẽ mờ nhưng không đủ độ. Điều này sẽ không làm nổi bật rõ rệt chủ thể mà người chụp muốn hướng tới. Tuy nhiên, nếu di chuyển ống kính hướng đối tượng từ khoảng cách xa, phần nền ảnh (hậu cảnh) sẽ hiện lên nhẹ nhàng cùng với chủ thể mà không cần thay đổi quá nhiều yếu tố nào như khẩu độ, tiêu cự của thiết bị chụp ảnh.

Chế độ chụp ảnh

Để có thể tạo ra những bức ảnh với những hiệu ứng màu sắc đặc biệt, ấn tượng như những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Ta cần lựa chọn cho mình một chế độ chụp ảnh phù hợp ngay trên chiếc máy ảnh của mình. Tokyo Camera xin kể tên một số chế độ chụp ảnh cơ bản và phổ biến trên máy ảnh, cụ thể như: chế độ ưu tiên khẩu độ (tiếng anh là Aperture Priority); chế độ ưu tiên tiêu cự (tiếng anh là Shutter Priority).

Với chế độ ưu tiên khẩu độ – Aperture Priority Mode

Đây là chế độ phù hợp để tạo ra những bức ảnh có độ sâu trường ảnh lớn, bằng cách sử dụng thiết lập khẩu độ thấp. Khẩu độ thấp đồng nghĩa với kích thước của lỗ ống kính (khẩu độ) sẽ mở lớn hơn, đồng nghĩa với độ sâu trường ảnh sẽ sâu hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh tiêu cự để tăng hoặc giảm độ sâu trường ảnh. 

Với chế độ ưu tiên độ phơi sáng – Shutter Priority Mode

Chế độ ưu tiên tiêu cự hay ưu tiên độ phơi sáng (Shutter Priority Mode). Ở chế độ này bạn có thể kiểm soát và điều chỉnh tốc độ chụp và độ sâu trường ảnh ở mode ưu tiên phơi sáng. Để có được một chất ảnh có độ sâu trường ảnh hẹp, ta có thể lựa chọn một tốc chụp ảnh nhanh. Ngược lại, để tạo ra bức ảnh với độ sâu trường ảnh rộng, thì tốc chụp chậm chính là mấu chốt.

Một số yếu tố khác để có thể kiểm soát độ và kiểm tra sâu trường ảnh

Sử dụng kính ngắm hay màn hình LCD

Việc sử dụng kính ngắm (trên máy ảnh) hoặc màn hình hiển thị hình ảnh LCD mà ống kính đang lấy nét để kiểm soát độ sâu và kiểm tra độ sâu trường ảnh mà ống kính máy ảnh thu được trước khi chụp ảnh là một trong những cách phổ biến những các nhiếp ảnh gia sử dụng. Bên cạnh việc giúp người chụp kiểm soát được bối cảnh,vv.

Lời khuyên để chụp ảnh với chất lượng hình ảnh cao

Để có được một bức ảnh với chất lượng hình ảnh cao với trường ảnh và độ sâu trường ảnh, ta cần chú ý tới một số yếu tố quan trọng khác như: các loại ánh sáng, phương pháp và kỹ thuật lấy nét, tốc độ của màn trập và tốc độ chụp.

Lấy nét để chụp ảnh

Để có được những bức ảnh với màu ảnh và ánh sáng hiển thị trên hình ảnh đẹp. Bạn cần sử dụng ánh sáng tự nhiên (tận dụng ánh sáng của ban ngày hoặc ánh nắng mặt trời) hay cách sử dụng các luống ánh sáng nhân tạo một cách khoa học và đảm bảo tính nghệ thuật cho bức ảnh. 

Phương pháp lấy nét để chụp ảnh

Phương pháp lấy nét cũng rất quan trọng trong việc chụp ảnh chất lượng cao. Bạn có thể sử dụng phương pháp lấy nét tự động trên máy ảnh hoặc lấy nét thủ công để đảm bảo sự chính xác và độ sắc nét của ảnh.

Phương pháp lấy nét là yếu tố quan trọng trong việc quá trình tạo ra bức ảnh chất lượng màu đẹp và sắc nét. Hiện nay, những loại máy ảnh DSLR hay mirrorless đều có hỗ trợ phương pháp lấy nét tự động (Autofocus) kết hợp với lấy nét thủ công theo cách truyền thống đảm bảo người chụp ở trình độ khác nhau (dù là người mới bắt đầu làm quen với máy ảnh, nhiếp ảnh gia nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Đều có thể lấy nét để chụp những bức ảnh sắc nét. Dù vẫn còn những hạn chế về mặt thuật toán (chỉ có thể tự động lấy nét những chủ thể mà thuật toán của hệ thống trên máy ảnh có thể nhận diện được).

Tốc độ chụp

Tốc độ chụp là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh. Việc sử dụng tốc độ chụp chậm, hình ảnh của bạn có thể bị mờ hoặc rung. Còn với tốc độ chụp ảnh nhanh, ảnh sẽ bị thiếu sáng (do màn trập nhanh), thậm chí ảnh còn có thể bị chập.

Sử dụng các phụ kiện nhiếp ảnh

Bên cạnh việc sử dụng những kỹ thuật chụp ảnh thì các phụ kiện nhiếp ảnh, chẳng hạn như sử dụng những loại kính lọc (filter) để tăng thêm hiệu ứng ánh sáng, những loại chân máy ảnh (tripod) để giảm độ rung ảnh hoặc các hiệu ứng động đẹp.

Kết luận

Tóm lại, độ sâu trường ảnh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình sáng tạo ra một bức ảnh chất, đẹp, độc đáo. Việc hiểu và điều chỉnh được độ sâu trường ảnh theo cách chuyên nghiệp kết hợp với các yếu tố khác trong nhiếp ảnh như: các loại ánh sáng, lấy nét, tốc độ chụp. Hy vọng qua bài viết này của Tokyo Camera quý vị và các bạn sẽ tìm và điều chỉnh được độ sâu trường ảnh phù hợp tạo ra những tác phẩm nhiếp ảnh chất lượng và thẩm mỹ cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *