Màn Trập Global Là Gì? Nó Quan Trọng Thế Nào Với Sony A9 III

Với việc Sony ra mắt A9 III – chiếc máy ảnh full-frame đầu tiên trên thế giới sử dụng màn trập global (global shutter). Vậy màn trập global là gì? Hãy cùng TokyoCamera tìm hiểu ở bài viết này nhé.

Hệ thống màn trập global là gì

Có thể hiểu nôm na là màn trập global của Sony A9 III có nghĩa là từng pixel của cảm biến hình ảnh CMOS full-frame 24,6MP của máy ảnh sẽ đọc dữ liệu cùng một lúc.

Để dễ hình dung hơn cơ chế hoạt động của màn trập mới này, hãy tưởng tượng một cảm biến hình ảnh, bao gồm hàng sau hàng pixel được sắp xếp cẩn thận. Ví dụ: trong một máy ảnh thông thường, khi bạn chụp ảnh, ánh sáng sẽ chạm vào cảm biến hình ảnh và được chuyển đổi thành tín hiệu số và được quét dần dần, từng hàng một, sao cho không phải tất cả dữ liệu đều được hiển thị đồng thời.

màn trập global bên trong Sony A9 III
màn trập global bên trong Sony A9 III

Điều này sẽ có một số tác động không tốt đến thước phim trong một số tình huống nhất định, trong đó bao gồm hiện tượng biến dạng “màn trập lăn” đáng sợ. Đặc biệt là khi bạn quay chụp những chủ thể đang chuyển động nhanh như các sự kiện thể thao, hiện tượng này sẽ tác động đáng kể đến những chủ thể xuất hiện trong khung hình.

Màn trập mới này có ý nghĩa gì với Sony A9 III

Hệ thống màn trập global sẽ không yêu cầu máy phải sử dụng màn trập cơ – điều này cũng có nghĩa là việc đồng bộ hóa đèn flash được xử lý rất khác. Người dùng sẽ không còn phải lo lắng về tốc độ đồng bộ đèn flash, vốn được xác định bởi đường dẫn của màn trập trên cảm biến hình ảnh. Với A9 III hoặc bất kỳ máy ảnh nào sử dụng màn trập global, người dùng sẽ chỉ cần lo lắng về thời lượng của đèn flash mà thôi.

global shutter
Cảm biến và “bộ não” mới của Sony A9 III

Tuy rằng không phải đèn flash nào cũng có thể theo kịp tốc độ chụp của A9 III, nhưng đối với những đèn có thể làm được, máy ảnh có thể đồng bộ hóa với đèn flash ở tốc độ cửa trập nhanh nhất là 1/80.000 giây. Ở tốc độ đó những bức ảnh bạn chụp sẽ rất ít xảy ra hiện tượng nhấp nháy và giúp bức ảnh có chất lượng cao hơn.

Lợi ích lớn của màn global shutter là loại bỏ hiện tượng nhấp nháy khi chụp các bối cảnh có ánh đèn nhân tạo công suất cao, đặc biệt là các địa điểm tổ chức thể thao như sân bóng,…

Màn trập global có hạn chế gì không?

Được PR rầm rộ là như vậy nhưng liệu màn trập global có hạn chế điều gì trên những mẫu máy ảnh sử dụng loại màn global shutter này không? Mối lo ngại đôi khi không đến từ chất lượng của màn trập này mà còn đến từ việc hãng phải thỏa hiệp gì để có hệ thống màn global shutter này.

global shutter
Sony có vẻ khá kín tiếng về việc A9 III đã phải hy sinh những điều gì về chất lượng hình ảnh khi trang bị màn trập global

Mặc dù, Sony có vẻ khá kín tiếng về việc A9 III đã phải hy sinh những điều gì về chất lượng hình ảnh so với A9 II. Tất nhiên, khúc mắc ở đây vẫn nằm ở việc kết hợp giữa tốc độ chụp và độ phân giải. Và sẽ chả có gì đáng nói nếu như một vài sản phẩm sử dụng màn trập global có hiệu suất không quá cao về mặt hình ảnh.

ISO cơ bản của máy ảnh là 250, cao hơn một điểm và cao hơn một phần ba so với ISO cơ bản của a9 II. Hãy xem xét hiệu suất dải động của a9 II và việc chuyển từ ISO gốc 100 sang ISO 250 của máy ảnh đó bao gồm việc giảm một lần dải động.

ISO gốc của a9 III cũng đạt đỉnh 25.600, bằng một nửa ISO gốc tối đa của a9 II Phải thừa nhận rằng, mình phải tự hỏi rằng tốc độ màn trập 1/80.000 giây có thực sự đáng giá và thường xuyên sử dụng hay không. Và mức giá lên đến 6000$ của Sony A9 III thì ai sẽ là người đủ điều khiển và nhu cầu để sử dụng chiếc máy này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *