Tìm hiểu về các loại ánh sáng trong nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh là một trong những bộ môn nghệ thuật đòi hỏi người nhiếp ảnh gia, người chụp cần am hiểu về những yếu tố khác nhau. Trong những bài trước, Tokyo Camera đã đề cập tới những kiến thức cơ bản trong nhiếp ảnh như tiêu cự ống kính máy ảnh, khẩu độ ống kính máy ảnh, độ phơi sáng (ISO), tốc độ màn trập và độ sâu trường ảnh (DOF). Bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một yếu tố quan trọng khác trong nhiếp ảnh: ánh sáng. Một trong những yếu tổ ngoại cảnh ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh thu được. Hình ảnh của bạn sẽ sắc nét hoặc tạo những hiệu ứng nghệ thuật hơn nếu biết cách sử dụng và điều chỉnh ánh sáng trong nhiếp ảnh.

Dạng ánh sáng trong nhiếp ảnh

Trong nhiếp ảnh hiện có 4 dạng ánh sáng được sử dụng chính, bao gồm: ánh sáng tự nhiên, ánh sáng mờ, ánh sáng nhân tạo và ánh sáng định hướng.

Ánh sáng tự nhiên trong nhiếp ảnh

Ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng được tạo ra bởi các nguồn sáng trong tự nhiên như: ánh sáng mặt trời, ánh sáng từ các vật trong môi trường tự nhiên xung quanh. Đây là nguồn sáng phổ biến và cũng là loại ánh sáng tốt để có thể tận dụng trong nhiếp ảnh. Điều quan trọng, ta cần biết cách tận dụng nguồn sáng tự nhiên sao cho tối ưu để tạo ra những bức ảnh có chất lượng ảnh đẹp.

Ánh sáng tự nhiên rất hữu ích cho những phong cách chụp ảnh chân dung ngoài trời, hoặc chụp ảnh dựa theo độ tương phản của ánh sáng giữa hai môi trường có độ sáng chênh lệch (ví dụ giữa trong nhà không có ánh sáng nhân tạo được ánh sáng ban ngày chiếu vào).

Ánh sáng tự nhiên chiếu từ bên ngoài vào
Ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài chiếu vào trong sẽ tạo hiệu ứng ấn tượng

Ánh sáng nhân tạo

Ánh sáng nhân tạo trong nhiếp ảnh là loại ánh sáng được tận dụng được tạo ra từ các nguồn sáng nhân tạo như: đèn flash, đèn LED màu và các nguồn sáng khác. Loại ánh sáng này thường được sử dụng trong những điều kiện ánh sáng kém hay trong những bối cảnh đòi hỏi nguồn sáng đặc biệt hỗ trợ. Ánh sáng nhân tạo do con người tạo ra từ các nguồn sáng như đèn flash, chúng ta có thể điều khiển hay điều hướng nguồn sáng để có được sắc độ áng sáng và màu sắc phù hợp cho bức ảnh và phong cách chụp ảnh của mình.

Ánh sáng nhân tạo trong nhiếp ảnh thường thấy rõ nhất là những loại đèn flash trong studio

Ánh sáng mờ

Ánh sáng mờ là loại ánh sáng được tạo ra từ các bộ lọc (giảm cường độ sáng) hoặc giảm độ sáng từ các nguồn sáng đèn flash. Các bức ảnh có cường độ ánh sáng mờ trong nhiếp ảnh sẽ tạo ra độ mềm mại cho bức ảnh, giúp tăng thêm phần nào tính nghệ thuật thị giác cho bức ảnh.

Ánh sáng mờ trong nhiếp ảnh được tạo bởi đèn flash - Ánh sáng trong nhiếp ảnh
Ánh sáng mờ trong nhiếp ảnh sẽ tạo ra hiệu ứng đổ bóng

Ánh sáng định hướng

Ánh sáng định hướng trong nhiếp ảnh là loại ánh sáng được sử dụng để tạo ra những hiệu ứng ánh sáng chạy dọc theo chủ thểngười chụp muốn tập trung lấy nét. Kiểm soát ánh sáng định hướng trong nhiếp ảnh sẽ giúp làm nổi bật chi tiết quan trọng trong bức ảnh và chủ thể của bức ảnh.

Những loại ánh sáng khác trong nhiếp ảnh

Một số hướng hướng ánh sáng trong nhiếp ảnh mà các nhiếp ảnh gia có thể điều chỉnh ống kính và vị trí sao cho phù hợp
Một số hướng hướng ánh sáng trong nhiếp ảnh mà các nhiếp ảnh gia có thể điều chỉnh ống kính và vị trí sao cho phù hợp

Ánh sáng trực diện (front lighting)

Ánh sáng trực diện là loại ánh sáng đi từ phía sau lưng nhiếp ảnh gia, chiếu vào chủ thể, bố cục mà người chụp ảnh, nhiếp ảnh gia muốn lấy nét. Loại ánh sáng này giúp người chụp có thể soi rõ và lấy nét chi tiết, giúp bức ảnh được tạo ra sẽ có độ phẳng (flat) và không có bóng đổ. Hơn nữa, nó còn giúp cho các chi tiết trên chủ thể (như khuôn mặt, dải trán, mũi, cằm) hoặc các chi tiết của vật mà người chụp muốn lấy nét trở nên rõ ràng hơn trong bức ảnh. 

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, ánh sáng trực diện sẽ tạo ra một bức ảnh RẤT phẳng và KHÔNG đầy đủ chi tiết. Vì vậy, các nhiếp ảnh gia thường sẽ cẩn trọng trong việc sử dụng ánh sáng trực diện và thay đổi vị trí các chi tiết, bố cục (nếu có thể).

Ánh sáng tạt ngang (side lighting)

Ánh sáng tạt ngang hay còn gọi là ánh sáng theo phương ngang là loại ánh sáng ngang được tạo để giúp phân bổ vùng sáng tối trong bức ảnh. Từ đó, giúp mắt người có thể trông thấy rõ những mảng sâu, hình thể, đổ bóng, vv trong bức ảnh. Ánh sáng tạt ngang được tạo ra từ các đường viền theo chủ thể. Điều này góp phần tạo ra bố cục rõ ràng và độ sâu trường ảnh sắc nét, kết cấu trên các bề mặt. 

Nếu sử dụng ánh sáng tạt ngang, người chụp ảnh sẽ cần lưu ý tới hướng ánh sáng. Hướng ánh sáng tạt ngang sẽ tạo ra những hiệu ứng ánh sáng bất ngờ cho chủ thể của bức ảnh

Ánh sáng hướng từ trên xuống (top lighting)

Ánh sáng hướng từ trên xuống là loại ánh sáng được sử dụng để tạo hiệu ứng sáng với mục đích làm nổi bật chủ thể mà nhiếp ảnh gia muốn chụp, loại ánh sáng này thường được sử dụng nhiều trong nhiếp ảnh chân dung, cảnh quan. Với việc ánh sáng đi từ trên xuống, người chụp ảnh có thể tạo ra những bức ảnh với sự phân chia bố cục rõ ràng giữa ánh sáng và bóng đổ của chủ thể, tạo ra hiệu ứng không gian ba chiều (3D). Từ đó tạo ra chiều sâu và độ sâu trường ảnh bề mặt của chủ thể. 

Lưu ý: việc sử dụng ánh sáng từ trên hướng xuống sẽ tăng độ sáng (sáng chói), làm giảm cường độ màu sắc. Vì vậy, các nhiếp ảnh gia thường chú ý việc sử dụng ánh sáng từ trên xuống và sẽ cân nhắc thay đổi góc độ để từ đó tạo ra những hiệu ứng đặc biệt trên chủ thể, bố cục.

Kết luận

Tóm lại, ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh và là yếu tố ảnh hưởng tới sự đột phá của tác phẩm nhiếp ảnh, bức ảnh của bạn. Vì vậy, sử dụng ánh sáng hiệu quả trong nhiếp ảnh đòi hỏi người chụp cần hiểu rõ và thực hành điều chỉnh ánh sáng, cách sử dụng chúng trong những tình huống khác nhau. Tokyo Camera hy vọng thông qua bài viết này quý vị và các bạn sẽ hiểu thêm về những ánh sáng thường được sử dụng trong nhiếp ảnh và từ đó có hướng sử dụng hiệu quả trong nhiếp ảnh.

Quý vị và các bạn có thể tham khảo thêm những tin tức thú vị về nhiếp ảnh trên Fanpage: Tokyo Camera 

Content Protection by DMCA.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook (8h-23h)
Chat Zalo (8h-23h)
Hotline Tư Vấn (8h-21h)