Insta360 đã cho ra mắt chiếc action camera GO 3 với một số nâng cấp đáng kể. Hãy cùng Tokyo Camera so sánh Insta360 GO 3 vs GO 2 xem những sự nâng cấp có xứng đáng với mức giá của GO 3 hay không.
Thông số kỹ thuật của Insta360 GO 3 vs GO 2
Insta360 GO 3 | Insta360 GO 2 | |
Trọng lượng | GO 3: 35.5g Action Pod: 96.3g |
GO 2: 26.5g Charge Case: 63.5g |
Kích thước | GO 3: 25.6 x 54.4 x 23.2mm ActionPod: 63.5 x 47.6 x 29.5 mm |
GO 2: 52.9 x 23.6 x 20.7mm Charge Case: 68.1 x 48.5 x 26.5mm |
Pin | GO 3: 310 mAh Action Pod: 1270 mAh |
GO 2: 210 mAh Charge Case: 1100 mAh |
Thời gian sử dụng | GO3: 45 phút GO3 + Action Pod: 173 phút |
GO 2: 30 phút GO 2 + Charge Case: 150 phút |
Khẩu độ | F2.2 | F2.2 |
Tiêu cự | 11.24mm | 11.24mm |
Tùy chọn bộ nhớ trong | 32GB; 64GB; 128GB | 32GB; 64GB |
Chế độ chụp ảnh | Photo, HDR Photo, Interval, Starlaps | Standard, Interval, Starlapse, Night Shot |
Định dạng ảnh | INSP; DNG | INSP; DNG |
Độ phân giải video | 2,7K/30fps | 1440p/50fps |
Độ phân giải ảnh | 2560×2560 | 2560×2560 |
Chống nước | IPX8 (5m) | IPX8 (4m) |
Ngôn ngữ thiết kế của Insta360 GO 3 vs GO 2
Trọng lượng và kích thước
- Insta360 GO 3: 35.5g | 25.6 x 54.4 x 23.2mm
- Insta360 GO 2: 26.5g | 52.9 x 23.6 x 20.7mm
Về trọng lượng và kích thước, chiếc Insta360 GO 3 có có trọng lượng tăng hơn đáng kể so với người đàn anh GO 2 (nặng hơn 9 gam). Đây không phải là một vấn đề quá lớn khi sử dụng theo kiểu cầm tay. Nhưng nếu bạn có ý định gắn nó lên một chiếc flycam thì đây là là điểm rất cần lưu tâm.
Dock sạc
- GO 3: Action Pod
- GO 2: Charge Case
Những thay đổi về thiết kế sẽ là nơi bạn tìm thấy sự khác biệt lớn nhất giữa hai chiếc action camera, đặc biệt là về trải nghiệm người dùng, đặc biệt là ở phần dock sạc. Nếu như trên chiếc Insta360 GO 2, hãng đã tích hợp khả năng điều khiển từ xa và chân máy mini vào thiết kế của nó. Thì trên Insta360 GO 3, sự sáng tạo trên dock sạc còn táo bạo và đỉnh cao hơn.
Với GO 3, phần dock sạc sẽ có tên là Action Pod. Về cơ bản thì hộp sạc sẽ biến GO 3 của bạn trở thành một chiếc action camera truyền thống, hoàn chỉnh với phần màn hình LCD cảm ứng lật lên xuống, cho phép bạn có thể lựa chọn các chế độ quay chụp và thay đổi những cài đặt trên đó. Phần tốt nhất là kính ngắm hoạt động không dây, vì vậy bạn có thể kiểm tra khung hình của mình và thay đổi cài đặt từ xa khi máy ảnh được gắn vào đế nam châm hay dây đeo. Màn hình cũng lật theo chiều dọc cho phép bạn có thể sử dụng nó ở các góc thấp hoặc chụp ảnh selfie hay quay vlog.
Mình thích GO 2 ở điểm nó có phần chân lật ra được để sử dụng như một chiếc giá đỡ ba chân cho action camera. Tuy nhiên, nó không quá chắc chắn để khiến mình yên tâm khi ở ngoài điều kiện gió lớn.
Hệ thống gắn từ tính
GO 3 sử dụng hệ thống gắn kẹp từ tính và nó khá giống với hệ thống được sử dụng tển chiếc DJI Action 2 và DJI Osmo Action 3. Insta360 GO 2 cũng có các phụ kiện cho phép gắn nó mà không cần đến vỏ, nhưng chúng không được nhạy và an toàn cho lắm.
Dung lượng pin
- Insta360 GO 3: 310 mAh | Có Action Pod: 1270 mAh
- Insta360 GO 2: 210 mAh | Có Charge Case: 1100 mAh
Tất nhiên, trọng lượng lớn hơn trên GO 3 đem đến cho nó một dung lượng pin cao hơn khá nhiều so với GO 2 (lớn hơn 100 mAh). Ngay cả khi kết hợp với dock sạc thì cặp đôi hoàn hảo “GO 3 + Action Pod” vẫn cho thời lượng pin lên đến 1270 mAh hơn hẳn 170 mAh so với GO 2.
Thời gian sử dụng tối đa
- GO 3: 45 phút |GO3 + ActionPod: 173 phút
- GO 2: 30 phút | GO 2 + Charge Case: 150 phút
Dung lượng pin lớn hơn đồng nghĩa với thời gian sử dụng trên GO 3 cũng dài hơn hẳn so với GO 2. Nếu như ngày trước bạn quay video trên GO 2 được tối đa 30 phút thì trên GO 3 con số đó sẽ tăng lên 45 phút. Và nếu sử dụng Action Pod con số sẽ lên 173 phút hơn đến 23 phút so với Charge Case (150 phút). Với thời gian sử dụng dài hơn cho phép người dùng có nhiều thời gian hơn để tạo ra những thước phim chất lượng hơn bằng chiếc action camera này.
Phần mềm và tính năng trên Insta360 GO 3 vs GO 2
Cả Insta360 GO 2 và GO 3 đều sử dụng chung một ứng dụng mang tên Insta360. Đây cũng là ứng dụng mà rất nhiều đời máy action camera của Insta360 trước đây. Bạn sẽ có một trải nghiệm rất quen thuộc và đó là điều tốt với những người dùng đã sử dụng những dòng action camera của hãng trước đây.
Phần mềm của Insta360 rất trực quan và có nhiều tính năng đó là điểm mạnh của thương hiệu camera hành động này. Nếu đặt ứng dụng Insta360 so với GoPro thì mình đánh giá phần mềm của Insta360 vượt trội hơn hẳn.
Review nhanh Insta360 GO 3
GO 3 cũng hỗ trợ ghi trước, cho phép chiếc action camera này có thể quay video trước khoảng 10,15 hoặc 30 giây trước khi bạn bấm máy. Tuy nhiên, tính năng này sẽ khiến thời lượng pin của bạn tụt khá nhanh.
Hoặc bạn cũng có thể quay loop recording, nếu bạn muốn sử dụng nó như một camera hành trình và bạn cũng có thể lên lịch thời gian ghi. Khả năng này sẽ cho phép bạn có những thước phim timelapse tuyệt vời. Thậm chí bạn cũng có thể trong một khoảng thời gian để máy tự động bật lên quay timelapse cho bạn.
Chất lượng hình ảnh và video trên Insta360 GO 3 vs GO 2
Chất lượng video và ảnh tĩnh
- Insta360 GO 3: 2,7K
- Insta360 GO 2: 1440p
Sự khác biệt lớn nhất về chất lượng hình ảnh giữa GO 3 và GO 2 đó chính là độ phân giải quay video. Review Insta360 GO 3 có thể quay video với độ phân giải lên đến 2,7K so với chỉ 1440p trên GO 2. Insta360 GO 3 cũng cho phép bạn có thể xử lý hình ảnh đỡ nhiễu hơn so với GO 2 trong phần lớn các tình huống, với dải động cao hơn một chút.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tinh chỉnh hình ảnh theo sở thích của mình. Có nhiều mức độ sắc nét khác nhau có sẵn ở menu được hiển thị trên dock sạc Action Pod. Sự tùy chỉnh này thực sự cần thiết bởi tính năng làm nét mặc định trên GO 2 có vẻ hơi quá. Ngoài ra còn có nhiều cấu hình ảnh hoặc bộ lọc hơn để bạn có thể chọn từ GO 3. Trên GO 2 chỉ cung cấp các cấu hình như standard, vivid và LOG trong khi đó GO 3 có đủ các loại cấu hình khác nhau, bao gồm các tùy chọn cho các môi trường hay hoạt động khác nhau.
Hệ thống âm thanh
- Insta360 GO 3: 2 micro
- Insta360 GO 2: 1 micro
Insta360 GO 3 được trang bị một hệ thống micro kép để có thể ghi được âm thanh nổi hơn hẳn GO 2 chỉ có 1 micro. Thành thật mà nói thì mình không quá ấn tượng về hệ thống âm thanh của của 2 chiếc action camera này. Nhưng để so với GO 2 thì hệ thống âm thanh trên GO 3 đã được cải tiến đáng kể.
Ổn định hình ảnh FlowState
Cả hai chiếc camera hành động này đều hỗ trợ cân bằng đường chân trời 360 độ và được trang bị tính năng ổn định hình ảnh FlowState tuyệt vời của Insta360. Chế độ quay yêu thích của mình trên GO 3 chính là FreeFrame hay còn được gọi là Pro Video trên GO 2. Chế độ này cho phép bạn chọn FOV và tỷ lệ khung hình sau khi quay, do đó bạn có thể hiển thị video ở định dạng dọc, ngang và vuông ở cùng một video.
Tuy nhiên, chúng mình hơi thất vọng khi biết rằng GO 3 vẫn sẽ chỉ đạt độ phân giải 1440p ở tốc độ 50 khung hình/giây khi qua ở chế độ này.
Mức giá của Insta360 GO 3 vs GO 2
- Insta360 GO 3: 10,800,000 vnđ
- Insta360 GO 2: 6,990,000 vnđ
Về mức giá thì GO 2 và GO 3 đang chênh nhau khá nhiều nhưng với những nâng cấp về độ phân giải quay video, trang bị 2 micro. Đặc biệt là phần màn hình lật lên xuống được tích hợp vào dock sạc Action Pod thì mức giá lên đến 10 triệu 800 của GO 3 rất xứng đáng. Cả hai mẫu máy đều đang được bán tại Tokyo Camera.
Tổng kết
Insta360 đã tổng hợp gần như tất cả những điều mà mình yêu thích trên GO 2 và đem nó lên GO 3, thậm chí còn làm cho nó tốt hơn. GO 3 có thể quay ở độ phân giải cao hơn, dễ sử dụng hơn nhờ vỏ Action Pod mới, có thời lượng pin dài hơn và lắp nhanh hơn với hệ thống chốt từ tính mới.
Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố khiến chiếc GO 2 là sự lựa chọn hấp dẫn hơn. Đầu tiên, nó có mức giá thấp. Thứ hai, nó có trọng lượng nhẹ hơn và đó là điều kiện lý tưởng để có thể gắn vào flycam. Cuối cùng, thiết kế vỏ sò của GO 2 cũng cho phép bạn dễ dàng nhét nó vào túi hơn và bảo vệ ống kính tốt hơn. Vậy nếu như bạn đang tìm kiếm một chiếc camera hành động nhỏ nhắn để vừa trong túi quần của bạn thì GO 2 cũng là sự lựa chọn đáng cân nhắc.
Nhưng về tổng thể, hầu hết mọi người sẽ có cần đến thời gian sử dụng cao hơn của GO 3. Cách thức sử dụng trên GO 3 cũng dễ dàng hơn rất nhiều so vất người đàn anh của nó. Tất cả điều này đều nhờ vào phần vỏ Action Pod tuyệt vời.
Trên đây là bài so sánh Insta360 GO 3 vs GO 2 của Tokyo Camera. Hy vọng sau bài so sánh này các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan để có thể lựa chọn chiếc action camera phù hợp với nhu cầu của mình.