Các Khu Vực Cấm Bay Flycam Tại Việt Nam? Quy Định Xử Phạt?

Nếu bạn là một người mới sử dụng flycam thì điều đầu tiên bạn nên biết là những khu vực cấm bay flycam tại Việt Nam và quy định xử phạt nếu bạn vô tình gặp phải tình huống đó. Ở bài viết này TokyoCamera sẽ hướng dẫn bạn những điều cần phải làm khi bay flycam tại Việt Nam, các địa điểm cấm bay và quy định xử phạt nếu bạn không may vi phạm.

Các khu vực cấm bay và hạn chế bay flycam tại Việt Nam?

Máy bay không người lái là một thiết bị công nghệ hiện đại giúp bạn ghi lại được những thước phim và hình ảnh từ trên cao đang vô cùng phổ biến ở thời gian gần đây. Tuy nhiên, để đảm bảo trật tự xã hội cũng như an ninh quốc phòng, việc sử dụng flycam tại Việt Nam cần tuân thủ theo quy định của luật bay flycam tại Việt Nam.

Theo quyết định số 18/2020/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/06/2020, các khu vực hạn chế bay và cấm bay đối với các phương tiện bay không người lái đã được thiết lập. Người sử dụng flycam cần nắm rõ các khu vực này để có kế hoạch bay an toàn.

Khu vực cấm bay flycam tại Việt Nam?

Chúng tôi sẽ liệt kê ra những khu vực mà bị cấm bay flycam tại Việt Nam, người dùng flycam tuyệt đối không được điều khiển flycam bay vào những khu vực này.

  • Khu vực quốc phòng, an ninh. (Flycam được phép bay cách ranh giới khu vực cấm này ít nhất 500m theo chiều ngang ở mọi độ cao)
  • Khu vực bao gồm các công trình quốc phòng hoặc các quân khu đặc biệt do trực tiếp Bộ Quốc phòng chỉ đạo, quản lý và bảo vệ. (Flycam được phép bay cách ranh giới khu vực cấm này ít nhất 500m theo chiều ngang ở mọi độ cao)
  • Khu vực cảng hàng không, sân bay có máy bay hàng không dân dụng, quân sự đang hoạt động (chi tiết tại quyết định 18/2020/QĐ-TTg)
  • Khu vực trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan, ban, ngành Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Trung Ương các cấp tỉnh, cấp thành phố trực thuộc Trung Ương, các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự quán, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam. (Flycam được phép bay cách ranh giới khu vực cấm này ít nhất 200m theo chiều ngang ở mọi độ cao)
  • Các khu vực nằm trong giới hạn hoạt động của đường hàng không, các vệt bay, hành lang bay đã được cấp phép trong vùng trời Việt Nam, phạm vi giới hạn của đường hàng không đã được Cục Hàng không Việt Nam công bố trên Tập thông báo tin tức hàng không của Việt Nam “AIP Việt Nam”
Các khu vực cấm bay và hạn chế bay flycam tại Việt Nam?
Các khu vực cấm bay và hạn chế bay flycam tại Việt Nam?

Khu vực hạn chế bay flycam tại Việt Nam?

Ngoài những khu vực bị cấm bay ở trên thì tại Việt Nam cũng sẽ có những khu vực hạn chế bay. Những khu vực này, người dùng sẽ cần phải đáp ứng được các yêu của tổ chức cấp phép bay. Những khu vực sau đây sẽ bị hạn chế bay flycam và các thiết bị ghi hình bay không người lái khác.

  • Khu vực công cộng đông người, khu dân cư đông đúc.
  • Khu vực có độ cao trên 120m so với địa hình (không gồm các khu vực bị cấm bay).
  • Khu vực biên giới giáp với Trung Quốc cách đường biên 25.000m ở mọi độ cao. Khu vực biên giới giáp với Lào, Campuchia cách đường biên 10.000m ở mọi độ cao.
  • Khu vực giáp với vùng bị cấm bay tại cảng hàng không, sân bay có máy bay hàng không dân dụng hoạt động, máy bay quân sự mở rộng ra phía ngoài (rộng 3.000m; dài 5.000m) tính từ ranh giới khu vực cấm bay tại cảng hàng không, sân bay tại độ cao thấp hơn 120m so với địa hình

Hướng dẫn cách xin cấp phép bay flycam hợp pháp tại Việt Nam

Trước khi sử dụng flycam cần xin cấp phép bay

Theo quy định bắt buộc, trước khi sử dụng flycam ở bất kỳ địa điểm nào trên lãnh thổ Việt Nam. Các cá nhân/ tổ chức sẽ cần phải làm thủ tục đăng ký bay. Việc đăng ký này không chỉ giúp người dùng dễ dàng xác định được vị trí của thiết bị bay trong trường hợp vô tình bị thất lạc, mà còn có thể xác định được người chịu trách nhiệm trong trường hợp mà flycam vi phạm các quy định được đặt ra với máy bay không người lái.

Xem thêm:

Những hành vi cấm khi sử dụng flycam tại Việt Nam?

Theo Khoản 1 Điều 14 của Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm không được phép tổ chức bay đối với các thiết bị bay không người lái như sau:

  • Tổ chức bay thiết bị bay không người lái khi chưa được cấp giấy phép bay.
  • Chở theo các chất phóng xạ, chất gây cháy nổ trên thiết bị bay.
  • Điều khiển thiết bị bay không người lái bay ra ngoài phạm vi giới hạn cho phép của thiết bị, vi phạm quy định về quản lý lãnh thổ và biên giới quốc gia.
  • Gắn thêm các thiết bị nhằm mục đích quay chụp trên không khi không được cho phép.
  • Thả các đồ vật hay các chất nguy hiểm từ trên không xuống mặt đất khi thiết bị bay không người lái đang bay.
  • Thực hiện các hành vi treo cờ, phát loa tuyên truyền không đúng với quy định cấp phép bay.

Trên đây là những điều nghiêm cấm khi bạn sử dụng flycam tại Việt Nam. Các bạn nên tuân thủ các quy định của pháp luật là yêu cầu thiết yếu để bạn có được một chuyến bay an toàn.

Các khu vực cấm bay và hạn chế bay flycam tại Việt Nam?
Các khu vực cấm bay và hạn chế bay flycam tại Việt Nam?

Quy định xử phạt khi bạn bạn flycam không hợp pháp tại Việt Nam?

Vi phạm quy định về trật tự công cộng

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép
  • Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ
  • Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
  • Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay

Theo thông tư mới nhất, mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm bay chụp Flycam khi chưa được phép như sau:

  • 40 triệu đồng đối với cá nhân
  • 80 triệu đồng đối với doanh nghiệp
  • Đồng thời, đối với một số trường hợp sẽ tiến hành tố tụng hình sự nếu hậu quả nghiêm trọng.

Tại Việt Nam, hành lang pháp lý về điều khiển máy bay không người lái ngày càng được củng cố. Từ đó cũng tạo nên cơ hội thúc đẩy ngành trắc địa bằng UAV phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều thách thức nếu người điều khiển drone không trang bị cho mình những kiến ​​thức cơ bản về luật pháp liên quan.

Một số câu hỏi thường gặp về quy định xử phạt flycam mà bạn cần biết?

Câu hỏi: Tôi muốn thực hiện chuyến bay khảo sát bằng UAV, có thông tư nào công nhận sản phẩm làm bằng công nghệ này không?

Câu trả lời: Tháng 7 năm 2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 07/2021 / TT-BTNMT về “Quy định kỹ thuật thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh số từ tàu bay không người lái phục vụ xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000”.

Câu hỏi: Nếu tôi vi phạm thì mức phạt sẽ như thế nào?

Câu trả lời: Đối với cá nhân có thể bị phạt tiền từ 40 đến 60 triệu đồng. Đối với tổ chức, công ty có thể từ 80-100 triệu đồng khi vi phạm quy định về sử dụng phương tiện bay không người lái (Flycam, Drone) theo điều 5.6 nghị định xử phạt máy bay không người lái 36/2008 / NĐ-CP.

Câu hỏi: Nếu như tôi có một máy bay không người lái nhưng tôi không bay, có ai được phép kiểm tra / thu giữ máy bay không người lái của tôi không?

Câu trả lời: Hiện mới có hai Nghị định số 36/2008 / NĐ-CP của Chính phủ và Công văn số 6321 / BQP-TM của Bộ Quốc phòng quy định cụ thể về tổ chức hoạt động bay / cấp phép bay / điều hành bay.

Nếu Drone hoặc Flycam, .. nếu bạn mua chúng bằng cách hợp tác với đầy đủ giấy tờ chứng minh thì đó là tài sản cá nhân của bạn.

Vì vậy, không ai có quyền kiểm tra / thu giữ thiết bị của bạn khi nó không bay. Vì nó là tư liệu sinh hoạt / tư liệu sản xuất hợp pháp của cá nhân. Đây là một quyền hiến định (điều 32–2013) và quyền đó được pháp luật bảo vệ.

Các khu vực cấm bay và hạn chế bay flycam tại Việt Nam?
Các khu vực cấm bay và hạn chế bay flycam tại Việt Nam?

Câu hỏi: Tôi sở hữu máy bay không người lái một cách hợp pháp, khi nào tôi có thể bay?

Câu trả lời: Vấn đề sở hữu Drone (Flycam) đã được giải đáp ở trên. Tuy nhiên, điều hết sức lưu ý đối với Nghị định số 36/2008 / NĐ-CP là theo Khoản 2 Điều 9 Chương III của Nghị định này, tổ chức, cá nhân phải thực hiện ít nhất 14 ngày trước ngày dự kiến ​​tổ chức bay. nộp hồ sơ đề nghị cấp phép bay tại Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu (CTC-BTTM).

Đây là cơ quan DUY NHẤT có thẩm quyền cấp phép bay cho hoạt động bay không người lái tại Việt Nam. Sau khi có đơn xin cấp giấy phép bay và chụp ảnh từ cơ quan này, bạn có thể tiến hành ghi hình.

Câu hỏi: Giá trị của giấy phép bay được tính như thế nào?

Câu trả lời: Giá trị của giấy phép bay flycam hợp pháp tại Việt Nam được ghi rất rõ ràng bao gồm:

Loại thiết bị bay và các thông số của máy bay không người lái

  • Vị trí
  • Thời điểm cụ thể
  • Đơn vị vận hành thiết bị là ai?

Giá trị của giấy phép bay chỉ gói gọn trong phạm vi và thời gian được bạn điền trong giấy phép. Nếu muốn đi chuyến bay khác, bạn phải xin phép trước ít nhất 14 ngày.

Câu hỏi: Ai có quyền đình chỉ, kiểm tra / thu giữ thiết bị bay không người lái khi bạn đang bay?

Câu trả lời: Ngoài cơ quan được cấp phép bay là CTC-BTTM. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Chương III Nghị định số 36/2008 / NĐ-CP, các cơ quan bổ sung sau đây có quyền ra lệnh tạm dừng chuyến bay nếu phát hiện tổ chức, cá nhân khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện vận tải khác. tàu bay siêu nhẹ vi phạm các hạn chế, quy định trong phép bay hoặc tổ chức hoạt động bay khi chưa được phép:

  1. Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia
  2. Các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực của Quân chủng Phòng không – Không quân
  3. Cơ quan Phòng không quân khu
  4. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngoài 05 cơ quan có thẩm quyền trên, không cơ quan nào khác có quyền tạm dừng chuyến bay theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, có một lưu ý quan trọng đó là trên đây là những nơi có thẩm quyền cấp phép / tạm dừng chuyến bay cũng chính là những cơ quan có quyền kiểm tra bạn khi Flycam đang bay, bao gồm 5 cơ quan sau:

  1. Cục Tác chiến – BTTM
  2. Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia
  3. Các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực của Quân chủng Phòng không – Không quân
  4. Cơ quan Phòng không quân khu
  5. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *