Hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh lấy ánh sáng đúng cách

Việc chụp ảnh trông bề ngoài tuy đơn giản. Nhưng thực tế, để tạo ra một bức ảnh đẹp thì đòi hỏi người chụp cũng phải có những hiểu biết nhất định và kiến thức để đặt góc máy ảnh hay ống kính camera của máy ảnh trên điện thoại đúng cách để tạo ra một bức ảnh sao cho vừa đẹp mắt người nhìn đã là khó, còn để đảm bảo cá tính nghệ thuật và sáng tạo thì lại đòi hỏi người chụp phải tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật nhiếp ảnh và các yếu tố trong nhiếp ảnh. Và một trong những yếu tố cơ bản để có một bức ảnh đẹp chính là ánh sáng. Trong bài viết trước, Tokyo Camera đã giới thiệu tới quý vị và các bạn những loại ánh sáng trong nhiếp ảnh. Tuy nhiên, để tìm hiểu sâu hơn về cách chụp ảnh lấy sáng sao cho đúng cách thì cần phải đi sâu và chi tiết hơn.

Thiết lập tùy chỉnh cài đặt cho máy ảnh

Trước khi tiến hành bấm máy để chụp, ta cần đảm bảo các thiết lập cài đặt trên máy ảnh được đặt ở mức tối ưu. Nhằm giúp bạn có thể chụp được bức ảnh ở điều kiện thiết lập tốt nhất với máy ảnh, thiết bị chụp ảnh mà bạn đang sử dụng.

Một số thiết lập cho máy ảnh mà ta cần lưu ý

Chế độ đo sáng của máy ảnh

Việc điều chỉnh chế độ đo sáng cho máy ảnh và thiết bị chụp ảnh là một trong những điều quan trọng cần phải làm. Chế độ đo sáng giúp thuật toán, phần mềm của máy ảnh, thiết bị chụp ảnh có thể đo lường cường độ ánh sáng của môi trường xung quanh bối cảnh lọt vào khung hình ống kính máy ảnh (nếu có phần mềm, thuật toán của thiết bị có hỗ trợ). 

Từ đó, hệ thống sẽ đưa ra những điều chỉnh để thiết lập độ bù sáng cho ống kính máy ảnh (hầu hết những loại máy ảnh hiện nay đều có chế độ tự động này) để thiết lập tạo ra những bức ảnh có chất lượng màu sắc cân bằng nhất.

Hiện này, hầu hết các dòng máy ảnh DSLR hay máy ảnh không gương lật (mirrorless) đều có thuật toán tự động lấy nét, điều chỉnh độ sáng (bằng thước đo sáng) tự động phù hợp.

Một số chế độ đo sáng phổ biến trên máy ảnh có thể kể đến như:

Chế độ đo sáng điểm ảnh
Chế độ đo sáng toàn bộ máy ảnh
Chế độ đo sáng toàn bộ máy ảnh

Với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Hoặc nếu là những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ dựa vào đo sáng để điều chỉnh những ánh sáng ở môi trường xung quanh hoặc ống kính máy ảnh, khẩu độ, tốc độ màn trập và độ phơi sáng (ISO) của máy ảnh sao cho phù hợp.

Nếu bạn đang chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng hoặc muốn chụp ảnh ban đêm (chụp đêm). Hãy tận dụng chế độ ưu tiên độ mở khẩu (Aperture priority) hoặc ưu tiên độ nhạy sáng ISO, phơi sáng (không khuyến khích). Những chế độ này sẽ giúp ta điều chỉnh độ nhạy sáng của máy ảnh và ống kính máy ảnh để có thể lấy đủ lượng ánh sáng cần thiết cho ống kính, giúp tạo ra những bức ảnh với chất lượng màu sáng, đẹp mắt.

Lựa chọn góc chụp ảnh lấy sáng đúng cách

Một trong những yếu tố quan trọng mà ít ai để ý tới chính là góc chụp ảnh. Đây là yếu tố quan trọng để tạo ra một bức ảnh đẹp mắt mà có thể những người mới làm quen với nhiếp ảnh không để tâm tới. Vì lựa chọn đúng góc chụp sẽ tạo ra sự đột phá cả về chất lượng, ánh sáng, màu sắc của ảnh. Vì vậy, đừng ngần ngại di chuyển và thay đổi góc chụp, vị trí tạo dáng chụp của chủ thể (với chụp ảnh chân dung) để chọn lựa được hướng có ánh sáng tốt nhất để chụp ảnh đẹp dựa theo tình hình thực tế, bối cảnh, bố cục (mà bạn có thể sắp xếp). Hãy tìm ra góc chụp tốt nhất để có được bức ảnh như ý của bạn.

Cùng một vị trí nhưng chụp ảnh lấy ánh sáng đúng cách sẽ cho bức ảnh thu được khác nhau
Cùng một vị trí nhưng chụp ảnh lấy ánh sáng đúng cách sẽ cho bức ảnh thu được khác nhau

Lựa chọn góc chụp sao cho phù hợp

Muốn có một bối cảnh chụp đẹp (với những bức ảnh chụp phong cảnh), hãy chọn những góc chụp nhìn từ vị trí cao điểm, từ đó ống kính máy ảnh của bạn có thể bắt được bao quát toàn cảnh, từ đó bạn sẽ “bắt chọn” được những bối cảnh ấn tượng cho bức ảnh của bạn. 

Với phong cách chụp ảnh chân dung, cần đảm bảo ánh sáng sẽ đi trực diện vào khuôn mặt chủ thể để tạo ra những bức ảnh với màu sắc tươi sáng, có sức sống.

Sử dụng ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên là nguồn ánh sáng tốt nhất để tạo ra những bức ảnh có độ tương phản màu sắc rõ nét. Nguồn sáng tự nhiên ở đây có lẽ là ánh sáng mặt trời và ánh sáng phản chiếu từ những vật có thể dẫn sáng từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ở đây chúng ta sẽ chỉ tập trung vào nguồn phát ra ánh sáng tự nhiên ổn định nhất, chính là ánh sáng mặt trời.

Tận dung ánh sáng tự nhiên giúp bức ảnh của bạn cso những hiệu ứng ánh sáng ấn tượng

Sử dụng ánh sáng mặt trời sao cho đúng

Khí sử dụng ánh mặt trời trong nhiếp ảnh, ta cần chú ý lựa chọn thời điểm trong ngày mà ánh sáng mặt trời không quá mạnh và chói (thường là buổi sáng sớm lúc bình minh hoặc lúc hoàng hôn – khi mặt trời đang lặn xuống), khi này ánh sáng mặt trời có màu vàng cam (hoặc đỏ tươi) rất bắt mắt.

Nếu bạn muốn chụp ảnh khi ánh sáng mặt trời có cường độ mạnh, cần tìm kiếm một bóng cây hoặc cải tạo lại khu vực “bối cảnh” dự định sẽ chụp, sử dụng ô che, ô hắt sáng hay những loại công cụ hỗ trợ điều chỉnh ánh sáng (light modifier) khác. Điều này sẽ giúp tạo bóng mát, giảm cường độ ánh sáng mặt trời xuống vừa phải để góp phần tạo “đổ bóng” lên đối tượng chủ thể mà bạn muốn chụp, tạo ra những hiệu ứng độc đáo cho bức ảnh của bạn.

Tận dụng ánh sáng qua những ô cửa sổ

Những luống ánh sáng đi qua ô cửa hoặc ô cửa sổ chính là những nguồn sáng tự nhiên được “lọc” để tăng thêm hiệu ứng màu sắc nổi bật cho vật và chủ thể, đặc biệt là chụp ảnh trong nhà. Bạn hãy tận dụng những điểm có ánh sáng từ ô cửa sổ đẹp, chụp ảnh trực tiếp trong luồng sáng này (hoặc hướng đối tượng, chủ thể trong luồng sáng này) để tạo ra những bức ảnh vừa đẹp vừa có màu sắc mang tính nghệ thuật.

Giảm độ sáng của ánh sáng qua ô cửa sổ

Nếu chụp ảnh vào thời điểm ánh sáng mặt trời chiếu qua ô cửa sổ quá mạnh, ta cũng có thể sử dụng những công cụ điều chỉnh ánh sáng – light modifier khác như: tấm che, hắt sáng,vv để điều chỉnh khu vực bóng, nhằm làm giảm độ sáng và tạo ra hiệu ứng tương phản cho bức ảnh.

Đặc biệt, ta cũng có thể tận dụng những loại bạt, vải trắng để tạo ra ánh sáng phản xạ vào chủ thể để bức ảnh vẫn đẹp với cường độ ánh sáng vừa đủ.

Tự tạo nguồn ánh sáng – ánh sáng nhân tạo

Nếu bạn đang chụp ảnh trong một bối cảnh thiếu sáng hoặc không có sự hỗ trợ của ánh sáng tự nhiên. Vậy nguồn sáng nhân tạo (đèn flash hay các loại đèn trong studio chuyên nghiệp), các nguồn sáng tự tạo khác (từ lửa) chính là giải pháp cứu cánh cho việc chụp ảnh.

Với đèn flash

Đèn flash là một trong những nguồn sáng ổn định và dễ tận dụng, vì kích thước của những đèn flash hiện nay cũng tương đối nhỏ gọn, giúp các nhiếp ảnh gia có thể dễ dàng mang theo khi di chuyển. Nó góp phần hỗ trợ những tình huống chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng kém hoặc tình huống cần thêm hiệu ứng ánh sáng đặc biệt.

Với đèn cấp sáng trong studio

Đèn trợ sáng trong studio thường được sử dụng trong những buổi chụp ảnh chuyên nghiệp, ưu điểm là những loại đèn này tạo ra ánh sáng mạnh và đồng đều cho chủ thể và đối tượng cần tập trung lấy nét. Ta hoàn toàn có thể điều chỉnh độ sáng, bố trí ánh sáng chụp ảnh theo ý muốn để tạo ra những hiệu ứng ánh sáng phù hợp cho bức ảnh và bối cảnh của mình. Nâng cao hơn, quý vị và các bạn có thể tìm hiểu thêm về kỹ thuật đánh đèn sáng khi chụp ảnh, để có được những hiệu ứng ánh sáng như mong muốn. 

Ánh sáng nhân tạo trong nhiếp ảnh thường thấy rõ nhất là những loại đèn flash trong studio
Sử dụng các công cụ hỗ trợ điều hướng ánh sáng giúp hỗ trợ chụp ảnh lấy sáng đúng cách

Những yếu tố cần lưu ý khi sử dụng nguồn sáng tự tạo – hỗ trợ chụp ảnh lấy sáng đúng cách

Để có thể sử dụng và tận dụng được những nguồn sáng nhân tạo một cách hiệu quả. Cần lưu ý về: cường độ ánh sáng, góc chiếu sáng và khoảng cách giữa nguồn sáng và ánh sáng hướng tới chủ thể mà bạn muốn chụp. Tận dụng được ánh sáng nhân tạo sẽ tạo ra những hiệu ứng ánh sáng mềm mại, đồng điệu và vừa mắt cho bức ảnh của bạn. 

Sử dụng kết hợp với những đạo cụ hỗ trợ điều chỉnh ánh sáng

Ngoài việc hiểu và sử dụng những nguồn sáng một cách khoa học, hợp lý. Hãy tham khảo thêm về những đạo cụ hỗ trợ điều chỉnh cường độ sáng (light modifier) như đạo cụ phản xạ ánh sáng (tấm hắt sáng, ô hắt sáng, tản sáng,vv) bên cạnh những thiết bị hỗ trợ cung cấp ánh sáng như đèn flash, đèn studio. Nếu hiểu và làm chủ được bạn có thể tạo ra những hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt cho bố cục, chủ thể và cuối cùng là thu được kết quả là bức ảnh như ý.

Ngoài ra, ta cũng có thể kết hợp điều chỉnh những yếu tố khác như (nếu có thể), chẳng hạn như: bối cảnh, vị trí setup ánh sáng để chụp (cho người nếu chụp chân dung hoặc chụp sản phẩm), nền ảnh (thiết lập background).

Tham khảo: Những loại công cụ hỗ trợ điều chỉnh ánh sáng phổ biến trong nhiếp ảnh

Hy vọng thông qua bài viết trên, quý vị và các bạn sẽ có hướng đi đứng đắn cho mình trong việc sử dụng các nguồn sáng để hỗ trợ quá trình sáng tạo nội dung ảnh và nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, tạo ra những bức ảnh như mong muốn.

Nội dung nhiếp ảnh liên quan

Tìm hiểu về Đo Sáng, Bù sáng trong Nhiếp Ảnh

Trong nhiếp ảnh, đo sáng là một trong những khái niệm cơ bản nhưng rất [...]

Tìm hiểu về các loại ánh sáng trong nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh là một trong những bộ môn nghệ thuật đòi hỏi người nhiếp ảnh [...]

Tìm hiểu về độ sâu trường ảnh và cách thiết lập để có độ sâu trường ảnh phù hợp

Trong những bài viết trước, Tokyo Camera đã giới thiệu tới quý vị và các [...]

Tìm hiểu về tiêu cự trong máy ảnh, ứng dụng tiêu cự trong nhiếp ảnh

Trong những bài viết trước về khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh, Tokyo Camera [...]

Tốc độ màn trập máy ảnh và ý nghĩa của màn trập trong việc chụp ảnh

Màn trập (tiếng anh là shutter speed) và tốc độ màn trập là một trong [...]

Tìm hiểu về khẩu độ, ảnh hưởng của khẩu độ tới các yếu tố cơ bản khác trong nhiếp ảnh

Trong phần trước, Tokyo Camera đã giới thiệu chi tiết hơn về ISO và độ [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *