Tìm hiểu về Đo Sáng, Bù sáng trong Nhiếp Ảnh

Trong nhiếp ảnh, đo sáng là một trong những khái niệm cơ bản nhưng rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh, tác phẩm nhiếp ảnh. Vì vậy, hiểu và nắm rõ quy tắc liên quan tới khái niệm này sẽ giúp các nhiếp ảnh gia điều chỉnh được những thông số cần thiết để chụp ảnh đúng sáng. Tokyo Camera xin gửi đến quý vị và các bạn bài viết phân tích về Đo sáng – từ khái niệm, cách áp dụng đo sáng để có được bức ảnh đẹp.

Đo Sáng trong nhiếp ảnh là gì?

Đo sáng (thuật ngữ tiếng Anh – Metering Mode) là quá trình đo lường lượng ánh sáng phát ra từ các nguồn sáng xung quanh hoặc ánh sáng được phản xạ từ những bề mặt vật, chủ thể lọt vào ống kính máy ảnh. Quá trình tiếp nhận ánh sáng này sẽ giúp ống kính máy ảnh nhận được ánh sáng để cảm biến trong máy ảnh tính toán và điều chỉnh các thông số tương ứng tạo ra những bức ảnh chụp đúng sáng mà Tokyo Camera đã đề cập tới kỹ thuật chụp ảnh đúng sáng trước đây. Ngoài ra, đo sáng còn là một trong ba yếu tố quan trọng cấu thành tam giác phơi sáng trong nhiếp ảnh, gồm: tốc độ màn trập (shutter speed), khẩu độ (Aperture)độ nhạy sáng (ISO).

Nội dung liên quan:

Các phương pháp đo sáng trong nhiếp ảnh

Hiện nay, nhiếp ảnh hiện đại có rất nhiều cách đo sáng trong nhiếp ảnh. Tuy nhiên, một trong những phương pháp phổ biến hiện nay chính là sử dụng máy đo sáng. Dùng máy đo sáng sẽ giúp ta đo được độ sáng phù hợp cho một vùng mà bạn muốn ống kính máy ảnh lấy nét trong khung hình. Từ đó, điều chỉnh khẩu độ ống kính và tốc chụp, độ nhạy sáng (ISO) sao cho phù hợp.

Máy đo sáng có ở đâu?

Hiện nay đa số những dòng máy ảnh DSLR thường hỗ trợ tích hợp máy đo sáng, hoặc bạn cũng có thể mua riêng nó như một món phụ kiện hỗ trợ để sử dụng kết hợp cùng máy ảnh.

Nếu không có máy đo sáng, bạn có thể tận dụng đồng hồ mặt trời để đo sáng. Nhưng cần lưu ý là phương pháp này chỉ hữu hiệu trong trường hợp ta chụp ảnh ngoài trời, không có bóng đổ. Tóm lại, sử dụng đồng hồ mặt trời để đo sáng đòi hỏi kỹ năng cao và phức tạp.

Hướng dẫn cách đo sáng bằng máy đo sáng trên máy ảnh

Sử dụng máy đo sáng giúp đo lường được độ sáng của một vùng mà bạn muốn ống kính máy ảnh thu được và tính toán, lựa chọn khẩu, tốc và độ nhạy sáng phù hợp. Một số yếu tố lưu ý khi sử dụng máy đo sáng cần chú ý tới như:

Chọn vùng đo sáng phù hợp

Các máy đo sáng thường có đa chế độ (mode) khác nhau, chẳng hạn như: đo sáng toàn khung, đo sáng trung bình, đo sáng điểm. Tokyo Camera sẽ giới thiệu cơ bản về những chế độ đo sáng này như sau:

 

Đo sáng toàn khung (Matrix/evaluative)

Chế độ đo sáng này cho phép người chụp có thể đo trên toàn bộ khung hình (bố cục mà người chụp muốn lấy nét toàn bộ). Từ đó, cảm biến của máy ảnh sẽ tính toán mức độ đo sáng trung bình cho cả khung hình. Đây cũng là chế độ thường được sử dụng phổ biến trên máy ảnh. Tuy nhiên, hạn chế của chế độ đo sáng toàn khung hình nằm ở chỗ nó không phù hợp khi sử dụng trong những điều kiện ánh sáng phức tạp (nhiều loại ánh sáng, màu sắc ánh sáng khác nhau hoặc chênh lệch giữa mức độ sáng của các vùng trong khung hình).

Đo sáng trọng tâm (Center-weighted)

Chế độ đo sáng được đo tại trọng tâm khung hình và thuật toán của phần mềm máy ảnh tính toán được mức độ sáng trung bình của vùng này để đưa ra điều chỉnh tỉ lệ phù hợp. Chế độ đo sáng trọng tâm thường được sử dụng trong chụp ảnh chân dung hoặc chụp ảnh các tác phẩm nghệ thuật khác (như tranh, ảnh, triển lãm nghệ thuật,vv).

Đo sáng theo điểm (Spot)

Chế độ đo sáng theo điểm ảnh dựa theo những điểm cụ thể trong khung hình mà ống kính máy ảnh có thể lấy nét được. Chế độ đo sáng điểm cho phép người chụp có thể đo sáng trong một vùng nhỏ của khung hình thu được từ ống kính máy ảnh. Chế độ này phù hợp khi người chụp ảnh muốn lấy nét tập trung vào một chủ thể, vật cụ thể cho bức ảnh của mình.

Đo sáng theo phân vùng (Partial/Spot)

Chế độ đo sáng này cho phép người dùng đo sáng trong một vùng nhỏ so với toàn bộ khung hình. Thường thì là vùng ở giữa, phần mềm của máy ảnh sẽ tính toán và đưa ra mức độ sáng trung bình tối ưu cho vùng này. Chế độ đo sáng theo phân vùng ảnh thường được sử dụng khi chụp ảnh những vật đơn giản nhưng môi trường ánh sáng xung quanh có phần phức tạp.

Các bước tiến hành đo sáng trên máy ảnh

  1. Thực hiện, chuyển sang chế độ đo sáng điểm trên máy ảnh 
  2. Chọn chế độ chụp A (ưu tiên khẩu độ – Aperture Priority) hoặc S (ưu tiên tốc độ màn trập – shutter speed) để đo sáng.

Chụp trong điều kiện ánh sáng tự nhiên

– Nếu ánh sáng tự nhiên có cường độ mạnh (hot light) thì có thể để máy ảnh chụp ở chế độ ưu tiên khẩu độ. Sau đó, điều chỉnh tùy chọn khẩu độ mà bạn muốn thiết lập để chụp.

Chụp với đèn trợ sáng, ánh sáng nhân tạo

– Nếu sử dụng loại đèn trợ sáng chuyên dụng trong nhiếp ảnh khác như đèn strobe/Flash, ta không nên lựa chọn chế độ S và quy định tốc độ màn trập là 1/200.

Chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, thiếu sáng

Nếu ánh sáng yếu thì nên đặt chế độ chụp ưu tiên khẩu (chế độ A) sau đó tiến hành đo sáng trong vùng tối nhất của bối cảnh mà bạn muốn chụp, mà vẫn đảm bảo những chi tiết hoặc chủ thể được lấy nét. Khi này phần mềm của máy ảnh sẽ cho bạn tốc chụp (tốc độ màn trập). Sau đó, chỉ cần điều chỉnh độ phơi sáng (ISO) tăng dần lên cho đến khi chỉ số tốc chụp tương đương với chỉ số bạn đang dùng.

Chú ý: cách đo sáng này căn cứ vào việc đưa ống kính máy ảnh hướng vào từng vùng chênh lệch sáng, tối của bố cục khung hình mà bạn muốn chụp. Để phần mềm của máy ảnh căn cứ vào đó mà đưa ra chỉ số thay đổi khẩu độ, tốc độ màn trập cho phù hợp.

Tìm hiểu về bù sáng trong nhiếp ảnh

Bên cạnh đo sáng thì bù sáng cũng là một trong những kỹ thuật quan trọng trong nhiếp ảnh. Việc đo sáng và điều chỉnh độ sáng bù đắp cho sự thiếu hụt ánh sáng của ảnh khi chụp ảnh là những bước cần thiết. Nếu độ sáng của khung hình thu được không phù hợp. Ta có thể sử dụng kỹ thuật bù sáng để điều chỉnh tăng hoặc giảm độ sáng bù đắp cho khung hình mà ống kính máy ảnh thu được sao cho phù hợp với mục đích sáng tạo bức ảnh của nhiếp ảnh gia.

Nguyên tắc 16 Sunny áp dụng để điều chỉnh thông số của máy ảnh khi chụp ảnh ngoài trời dựa trên điều kiện thời tiết tự nhiên

Chức năng bù sáng trên máy ảnh

Hiện nay, trên những máy ảnh hiện đại thường có những chức năng bù sáng. Chức năng này trên máy ảnh còn được biết tới với các tên khác gọi là bù phơi sáng (exposure compensation). Chức năng bù phơi sáng được tính bằng chỉ số EV (Exposure Value) – đơn vị đo lường độ sáng trong nhiếp ảnh. Phạm vi bù phơi sáng thông thường được tính trong khoảng từ EV-5,0 đến EV+5,0. (nguồn tham khảo: snapshot.canon-asia.com)

Điều chỉnh giá trị EV trên máy ảnh để bù phơi sáng đúng cách

Khi bù phơi sáng, ta có thể tiến hành điều chỉnh độ sáng cho khung hình mà ống kính máy ảnh lấy nét được bằng cách tăng hoặc giảm trị số EV trên máy ảnh. Một EV tương ứng với một điểm ảnh (f-stop). Ví dụ, nếu muốn bù phơi sáng 1 EV về cực dương (tương ứng với EV+1,0), độ sáng của bức ảnh sẽ tăng thêm 2 lần so với mức độ ban đầu. Ngược lại, nếu kéo trị số bù phơi sáng về cực âm một giá trị (tương đương EV-1,0). thì độ sáng của bức ảnh sẽ giảm xuống chỉ bằng ½ so với mức ban đầu.

Thanh đo sáng trên màn hình điều khiển của máy ảnh

Chú ý khi điều chỉnh bù phơi sáng trên máy ảnh

Với những bối cảnh có nhiều màu sắc, ánh sáng màu sắc đa dạng. Phần mềm của máy ảnh thường có xu hướng giảm mức bù phơi sáng cho các đối tượng, chủ thể đang bị “quá sáng”. Nhược điểm của điều này là nó có thể khiến chủ thể, vật bị mất các chi tiết ở vùng tối trong bức ảnh, nên nếu chụp ảnh các đối tượng, chủ thể có độ tương phản cao, các nhiếp ảnh gia thương lưu ý với việc bù sáng để đảm bảo giữ được những chi tiết ở các vùng sáng, tối của bức ảnh, chủ thể trong bức ảnh mà mình muốn lấy nét rõ nhé.

Phân tích độ sáng của tác phẩm nhiếp ảnh thu được

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng và khó (với những nhiếp ảnh gia nghiệp dư, người mới làm quen với nhiếp ảnh). Kỹ năng này cho thấy sự khác biệt giữa nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, giúp họ có được những bức ảnh “kinh điển” thông qua kết quả kỹ thuật hiệu chỉnh kết quả đo sáng. Dựa vào kết quả phân tích độ sáng, tối của hình ảnh thu được. Người chụp sẽ điều chỉnh kết quả đo sáng dựa trên thang đo sáng (thường sẽ ở phạm vi từ -4EV tới +4EV để có thể chọn được một bức hình đúng sáng theo ý mình, vừa nghệ thuật.

Dựa vào thanh đo sáng này, nếu bạn dịch chuyển thang đo về cực âm 3 giá trị (tương ứng -3Ev) thì bức ảnh sẽ bị tối. Mặt khác, nếu dịch chuyển độ sáng về phía dương 3 giá trị (tương ứng +3Ev) thì bức ảnh lại quá sáng, thậm chí bị trắng. Nên trong những tình huống chụp ảnh thực tế, việc áp dụng kỹ thuật điều chỉnh trị số EV như thế nào cho phù hợp? Điều này cần những ví dụ thực tế và trải nghiệm cá nhân của mỗi người. Vậy nên để cho dễ hình dung, bạn có thể tham khảo những ví dụ thực tế.

Thiết lập các thông số liên quan

Như đã đề cập, ngoài việc điều chỉnh độ bù sáng bằng cách điều chỉnh trên thanh đo sáng của máy ảnh. Ta cũng cần hiểu và điều chỉnh những thông số khác như khẩu độ, tốc độ màn trập và độ phơi sáng (ISO). Vì mỗi phong cách chụp ảnh và bối cảnh khác nhau thì việc cài đặt chỉ số độ phơi sáng cũng sẽ khác nhau. Với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, có thể điều chỉnh cả 3 thông số này một cách thủ công theo ý mình. Nhưng với những nhiếp ảnh gia nghiệp dư hoặc mới làm quen với nhiếp ảnh, cách đơn giản và an toàn chính là cố định hai chỉ số và điều chỉnh chỉ số còn lại để xem kết quả hình ảnh thu được rồi tiếp tục điều chỉnh khi vừa ý.

Các thông số độ phơi sáng, khẩu độ, tốc độ màn trập trên màn hình điều khiển của máy ảnh

Trên đây là gợi ý của Tokyo Camera trong vấn đề đo sáng, bù sáng trong nhiếp và gợi  ý điều chỉnh ánh sáng sao cho phù hợp với nhu cầu sáng tạo nhiếp ảnh của mỗi người. Hi vọng, quý vị và các bạn sẽ tìm ra “công thức” điều chỉnh các trị số trong nhiếp ảnh sao cho phù hợp với ánh sáng và trị số đo sáng tương ứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *