Những Chiếc Máy Ảnh Kỹ Thuật Số Độc Đáo Nhất Từng Được Sản Xuất

Nếu bạn là một người đam mê lịch sử máy ảnh thì bạn chắc chắn không nên bỏ qua top chiếc máy ảnh kỹ thuật số độc đáo nhất từng được sản xuất. Dưới đây sẽ là những chiếc máy ảnh kỹ thuật số siêu độc đáo khiến chúng mình mê mẩn vì nhiều lý do khác nhau.

1. Leica S1 (1996) – Máy ảnh kỹ thuật số độc đáo

Nếu bạn đang nghe nói về máy ảnh định dạng medium format Leica S, thì bạn đã bao giờ tự hỏi rằng tại sao khi tìm mua những chiếc Leica S2 và Leica S3 dễ dàng hơn khá nhiều so với Leica S1 chưa.

Leica đã làm ra một chiếc máy ảnh định dạng medium format khởi đầu cho dòng S với cái tên Leica S1 vào năm 1996 – về cơ bản là thời kỳ đầu của những chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Và mãi đến 12 năm sau, chiếc Leica S2 mới được ra mắt, khi đó thì những chiếc máy ảnh kỹ thuật số đã có chỗ đứng vững chãi trong thị trường máy ảnh.

Máy ảnh kỹ thuật số độc đáo
Máy ảnh Leica S1 (1996)

Ra mắt tại Photokina năm 1996 và ra mắt công chúng vào gần cuối năm 1997, Leica S1 đã gây chú ý vì hai lý do chính: độ phân giải 26,4MP và cảm biến định dạng medium format. Và phải đến tận chiếc Phase One P360 ra mắt vào năm 2004 với độ phân giải 31,6MP mới khiến Leica S1 bị vượt mặt. Ngay cả sau khi Phase One P30 được ra mắt, Leica S1 vẫn nổi bật là máy ảnh tích hợp đầy đủ độ phân giải cao nhất từng được tạo ra cho đến khi Leica S2 được ra mắt.

Cảm biến định dạng medium format của Leica S1 có kích thước khá độc đáo là 36×36 – có nghĩa là nó lớn hơn khoảng 50% so với cảm biến full-frame nhưng vì là hệ thống camera quét nên máy sẽ phải mất tới hơn 3 phút để đọc toàn bộ cảm biến.

Máy ảnh kỹ thuật số độc đáo

Vào những năm 1996 thì chất lượng hình ảnh mà Leica S1 cho ra là cực kỳ tuyệt vời. Nó có cảm biến CCD ba tuyến tính với ISO cơ bản là 50 và được đánh giá cao nhờ khả năng tái tạo màu sắc chân thực.

Leica S1 được sản xuất khoảng 1500 chiếc, nhưng theo ghi nhận thì chỉ có khoảng 150 chiếc được bán ra.

2. Dòng Fujifilm FinePix S Pro (2000-2006)

Vào năm 2000, Fujifilm cho ra mắt chiếc máy ảnh đầu tiên trong dòng máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp của mình mang tên FinePix S1 Pro. S1 Pro sở hữu phần thân máy lấy cảm hứng khá nhiều từ chiếc Nikon F60 (hay còn gọi là N60) với một số sửa đổi bao gồm màn hình LCD phía sau và ngăn chứa pin lớn.

Điều độc đáo của dòng Fujifilm FinePix S Pro đó chính là cảm biến được thiết kế bằng công nghệ cực kỳ độc đáo mà Fuji gọi là “Super CCD”.

Máy ảnh kỹ thuật số độc đáo
Cảm biến được thiết kế bằng công nghệ cực kỳ độc đáo mà Fuji gọi là “Super CCD”

Trở về với S1 Pro, máy ảnh kỹ thuật số này sử dụng cảm biến CCD APS-C 3,1MP, không giống như tất cả các máy ảnh kỹ thuật số truyền thống khác, có các điốt quang được sắp xếp theo kiểu tổ ong và được định hướng theo đường chéo thay vì theo chiều dọc và chiều ngang.

Với công nghệ cảm biến và thuật toán vận hành siêu phức tạp cho phép máy ảnh có thể tạo ra những hình ảnh có độ phân giải 6,2MP. Fujifilm S2 Pro, ra mắt vào đầu năm 2002, có thiết kế cảm biến tương tự nhưng có độ phân giải cao hơn 6,17MP.

Máy ảnh kỹ thuật số độc đáo
Dòng Fujifilm FinePix S Pro (2000-2006)

S3 Pro đã đưa mọi thứ lên một tầm cao mới. Nó vẫn giữ nguyên độ phân giải như S2 Pro nhưng giờ đây có cảm biến mà Fuji gọi là cảm biến Super CCD SR. Mẫu cuối cùng, S5 Pro, có Super CCD SR II, thường giữ nguyên thiết kế giống như cảm biến trong S3 Pro, trong khi phần lớn những cải tiến trên máy ảnh đến từ thân máy mới (dựa trên Nikon D200), phạm vi ISO gốc lên tới 3200.

3. Sigma Foveon (2002) – top máy ảnh kỹ thuật số độc đáo

Nhắc đến Sigma chắc nhiều bạn sẽ sẽ nhớ đến nhiều hơn về những chiếc ống kính có chất lượng hoàn thiện tốt như dòng ống kính DSLR Art. Nhưng có lẽ ít người biết rằng Sigma cũng sản xuất ra những chiếc máy ảnh sử dụng cảm biến Foveon độc quyền của Sigma, không có loại máy ảnh nào giống chúng trên thị trường và gần như chắc chắn sẽ không bao giờ có.

Máy ảnh kỹ thuật số độc đáo
Máy ảnh Sigma SD1

Chiếc máy ảnh đầu tiên ra mắt là Sigma SD9 vào năm 2002, một chiếc máy ảnh DSLR sử dụng ngàm SA của Sigma (tất cả các máy ảnh Foveon có ống kính hoán đổi được đều sử dụng ngàm SA). SD9 có cảm biến Foveon X3 20,7mm x 13,8mm, lớn hơn Four Thirds một chút.

máy ảnh kỹ thuật số
Cảm biến Foveon X3 của Sigma

Thiết kế cảm biến Foveon của Sigma là một hướng đi khá khác biệt của hãng ống kính lớn này. Thay vì sử dụng CFA (mảng lọc màu), chẳng hạn như trong cảm biến Bayer nơi mọi pixel đều nhận được bộ lọc màu đỏ, xanh lục hoặc xanh lam, thiết kế Foveon X3 xếp chồng ba mảng ảnh có độ phân giải bằng nhau theo chiều dọc – xanh lam ở trên, xanh lục ở ở giữa và màu đỏ ở phía dưới, mặc dù cảm biến Quattro gần đây nhất đã thay đổi điều này.

Chiếc máy ảnh SD Quattro H, ra mắt năm 2017, là máy ảnh Foveon cuối cùng được Sigma
Chiếc máy ảnh SD Quattro H, ra mắt năm 2017, là máy ảnh Foveon cuối cùng được Sigma

Chiếc máy ảnh SD Quattro H, ra mắt năm 2017, là máy ảnh Foveon cuối cùng được Sigma phát hành cho đến nay. Nó có cảm biến APS-H 25,6MP với số megapixel hiệu dụng 38,6MP, mà Sigma tuyên bố là tương đương với cảm biến Bayer 51MP.

4. Leica DMR (2003)

Mặc dù Leica đã ghi tên mình vào sử sách với những chiếc máy ảnh rangefinder nhưng hãng này đã sản xuất ra hai hệ thống SLR: dòng Leica R 35mm, bắt đầu với Leicaflex vào năm 1964, và máy ảnh kỹ thuật số định dạng trung bình Leica S. Dòng máy ảnh R chuyển từ dòng Leicaflex sang Leica R3 và kết thúc với Leica R9 vào năm 2002.

máy ảnh kỹ thuật số độc đáo
Máy ảnh Leica DMR

Vào năm 2003, Leica công bố Digital Modul R (DMR), một mô-đun chứa cảm biến Kodak CCD 10MP được phát triển cùng Imacon. Mô-đun này được gắn vào mặt sau của Leica R8 hoặc R9 – vốn được thiết kế ngay từ đầu để hoạt động với các giải pháp kỹ thuật số trong tương lai – và một bộ nguồn được gắn vào đế máy ảnh.

Leica DMR là một chiếc máy ảnh kỹ thuật số được hoạt động mượt mà một cách đáng kinh ngạc. Phần màn hình LCD nhỏ ở phía sau sẽ giúp hiển thị menu, phát lại hình ảnh và tất cả các cài đặt thông thường. Một màn hình nhỏ hơn ở bên dưới màn hình chính sẽ hiển thị các thông số cơ bản như ISO, bù phơi sáng, mức pin, cân bằng trắng,…  Chế độ phơi sáng, tốc độ màn trập và bù phơi sáng đều được đặt thông qua các điều khiển thông thường ở phía trên thân máy, giống như đó là khi sử dụng máy ảnh với phim. Đương nhiên, máy ảnh này sử dụng ống kính Leica R, dù điều này sẽ giới hạn khả năng tương thích của máy.

máy ảnh kỹ thuật số
Leica DMR là một chiếc máy ảnh kỹ thuật số được hoạt động mượt mà một cách đáng kinh ngạc

DMR đã ngừng sản xuất vào năm 2007 sau khi chỉ bán được 2.200 chiếc. Leica đã lên kế hoạch sản xuất một chiếc Leica R10 hoàn toàn kỹ thuật số, nhưng kế hoạch đó chưa bao giờ thành hiện thực. Leica R8/R9 với DMR vẫn là máy ảnh 35mm kết hợp phim/kỹ thuật số duy nhất từng được sản xuất.

5. Seitz 6×17 Panoramic (2006) – top máy ảnh kỹ thuật số độc đáo

Được thành lập tại Thụy Sĩ vào năm 1955 bởi Hermann Seitz, Seitz là nhà sản xuất máy ảnh Panoramic. Vào năm 2006, hãng máy ảnh Panoramic độc đáo này đã phát triển chiếc máy ảnh kỹ thuật số có cảm biến siêu rộng mang tên Seitz 6×17 Digital.

Chiếc máy ảnh độc đáo này được trang bị cảm biến Dalsa tùy chỉnh kích thước 170mm x 60mm đặt bên trong cảm biến Seitz D3 mới ở mặt sau, với độ phân giải ngang và dọc lần lượt là 21.250 x 7.500 pixel, tổng cộng là 160MP.

máy ảnh kỹ thuật số panoramic
Máy ảnh Seitz 6×17 Panoramic

Thiết kế của chiếc Seitz 6×17 Panoramic khá thú vị, với hai tay cầm có đường viền ở mỗi đầu, hộp cảm biến D3 ở phía sau, ống kính ở phía trước và một kính ngắm quang học phía trên. Một thiết bị điều khiển màn hình cảm ứng tùy chọn (Shaurus) có thể được gắn vào phía sau hoặc sử dụng không dây để điều chỉnh các chức năng của máy ảnh. Các tệp lớn được chuyển qua gigabit ethernet sang ổ lưu trữ di động, thực chất là Mac Mini với bộ xử lý Intel Core Duo, RAM 2GB và Mac OS X.

Người dùng có thể sử dụng nhiều loại ống kính khác nhau nhưng Seitz khuyến nghị sử dụng ống kính Schneider hoặc Rodenstock, nhưng các ống kính khổ lớn khác như Nikkor và Fuji cũng có thể được sử dụng mà không bị hạn chế.

6. Ricoh GXR (2009) – top máy ảnh kỹ thuật số độc đáo

Vào tháng 11 năm 2009, Ricoh công bố một chiếc máy ảnh kỹ thuật số cực kỳ độc đáo mang tên GRX. Như chúng ta đã biết, tất cả các ILC định dạng không phải trung bình trên thị trường đều có cảm biến cố định và ống kính có thể thay thế được. Nhưng Ricoh lại có thiết kế khá kỳ lạ khi bạn hoàn toàn có thể thay thế cả cụm cảm biến + ống kính chứ không đơn thuần chỉ là thay thế lens như trên những chiếc máy ảnh mirrorless và DSLR.

Máy ảnh Ricoh GXR là một chiếc máy ảnh kỹ thuật số vô cùng độc đáo
Máy ảnh Ricoh GXR là một chiếc máy ảnh kỹ thuật số vô cùng độc đáo

Với tư cách là một người dùng máy ảnh, mình không khỏi ngưỡng mộ Ricoh với cách mà họ đã chế tạo ra dòng GXR vô cùng độc đáo, mặc dù nó không thực sự mang đến lợi ích cho công ty.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *