Review Sony A7C II – Sự Thay Thế Hoàn Hảo Cho Sony A7C

A7C II được đánh giá là có sức mạnh ngang ngửa với A7 IV. Hãy cùng Tokyo Camera review Sony A7C II xem chiếc máy ảnh nhỏ gọn này có thực sự đáng mưa không nhé! Dòng máy ảnh mirrorless Sony – Sony A7C là một minh chứng rõ ràng cho thấy Sony đang cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa sức mạnh của những chiếc máy flagship vào một thiết kế nhỏ gọn.

Sony A7C là sản phẩm đầu tay mà hãng cố gắng cân giữa sức mạnh và thiết kế tiện lợi, chiếc máy này cũng đã làm mưa làm gió vào thời điểm nó ra mắt. Và vào cuối tháng 8 vừa rồi, Sony cho ra mắt A7C thế hệ thứ 2, với chữ “C” trong tên sản phẩm tượng trưng cho từ “Compact”.

Giới thiệu Sony A7C II

Ưu – Nhược điểm của Sony A7C II

Ưu Điểm Nhược Điểm
Cảm biến full-frame ổn định Sử dụng khe cắm thẻ nhớ đơn
Kiểu dáng nhỏ gọn, tiện lợi Màn trập cơ học có một số hạn chế
Khung máy magie giúp chống nước và bụi Kính ngắm nhỏ
Hệ thống lấy nét tự động tân tiến nhất
Pin tốt

Thông số kỹ thuật của Sony A7C II

  • Ngày ra mắt: 29.08.2023
  • Ngàm ống kính: Sony E
  • Cảm biến: BSI CMOS 33MP
  • Tốc độ màn trập cơ học tối đa: 1/4000
  • Tốc độ màn trập điện tử tối đa: 1/8000
  • Chụp liên tiếp: 10 khung hình/giây
  • ISO:100–51200
  • Số điểm lấy nét: 759 điểm
  • Kiểu lấy nét: Lấy nét tự động và thủ công
  • Chống rung: 5 trục
  • Tỷ lệ khung hình: 3:2
  • Định dạng tệp: HEIF, JPEG, RAW
  • Độ phân giải video tối đa: 4K
  • Màn hình LCD 3 inch | 1,036 triệu điểm ảnh | bản lề nghiêng
  • Kính ngắm OLED 0,39 inch | 2,36 triệu điểm | 0,7x
  • Lưu trữ: Khe cắm đơn: SD/SDHC/SDXC (UHS-II)
  • Pin: NP-FZ100
  • Thời lượng pin: 530 bức ảnh
  • Kích thước: 124 x 71,1 x 63,4mm
  • Trọng lượng: 429g (Chỉ thân máy) | 514g (Pin,thẻ nhớ)

Review Sony A7C II – Ngôn ngữ thiết kế

Trọng lượng và kích thước

Thời điểm chiếc Sony A7C ra mắt vào năm 2020, ngay lập tức nó đã gây ấn tượng là chiếc máy ảnh không gương lật sử dụng cảm ứng full-frame nhỏ có kích thước nhỏ nhất. Và Sony vẫn giữ vững điểm cộng đó trên chiếc A7C thế hệ thứ 2. Cụ thể thì chiếc Sony A7C II sở hữu kích thước 124 × 71,1 x 63,4mm và nặng 525g đã bao gồm cả pin và thẻ nhớ.

Hệ thống nút bấm

Nếu nhìn thoáng qua thì Sony A7C II có thiết kế giống hệt người tiền nhiệm A7C. Tuy nhiên, có một số thay đổi nhỏ nhưng rất quan trọng trên thân máy. Và rõ ràng nhất chính là việc Sony đã bổ sung thêm phần nút xoay phía trước để điều chỉnh khẩu độ và nút xoay phía sau để điều chỉnh tốc độ màn trập. Chúng mình đánh giá rất cao sự bổ sung này của Sony bởi sẽ giúp ích rất nhiều cho người dùng.

review sony a7c ii
Sony A7C II bổ sung thêm nút xoay ở phía trước máy ảnh

Một bổ sung mới nữa đó là nút tùy chỉnh “C1” mới bên cạnh nút menu ở phía trên màn hình phía sau. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có một công tắc trên nút xoay chế độ phơi sáng giúp chuyển đổi nhanh giữa việc chụp ảnh, quay video và chế độ quay S&Q.

Màn hình và kính ngắm

Sony A7C II sử dụng màn hình có kích thước 3 inch và có độ phân giải khá khiêm tốn chỉ 1,04 triệu điểm ảnh. Mặc dù độ phân giải không quá lớn nhưng chất lượng hiển thị hình ảnh ở màn hình vào những ngày nắng vẫn rất ổn định nhờ cài đặt Sunny Weather. Nhìn chung thì phần màn hình có độ phân giải không cao đã là một “truyền thống” của Sony rồi nên mình cũng không quá lạ lẫm với độ phân giải của màn hình A7C II.

sony a7c ii
Sony A7C II sử dụng màn hình có kích thước 3 inch và có độ phân giải khá khiêm tốn chỉ 1,04 triệu điểm ảnh

Kính ngắm điện tử trên A7C II cũng không phải là nổi bật ở phân khúc này. Nhưng nếu so với kính ngắm trên A7C có độ phân giải 2,04 triệu điểm và độ phóng đại 0,59x. Thì kính ngắm 2,4 triệu điểm ảnh cùng độ phóng đại 0,7x và tốc độ làm mới có thể lựa chọn từ 60 hoặc 120 khung hình/giây trên A7C II là một nâng cấp đáng kể.

Pin, kết nối và lưu trữ

Sony A7C II sử dụng pin NP-FZ100, loại pin đã chứng minh được độ bền trên các mẫu máy ảnh trước đây. Cụ thể thì sau mỗi lần sạc đầy thì bạn có thể chụp liên tiếp được khoảng 530 bức ảnh hoặc quay video trong 165 phút. Đây là một con số khá ấn tượng nên bạn có thể yên tâm sử dụng chiếc máy ảnh này suốt cả ngày mà không cần lo lắng về pin. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng Sony cũng đang “bảo vệ môi trường” nên khi mua A7C II bạn sẽ không nhận được cáp sạc và bộ đổi nguồn AC.

Sony A7C II sử dụng pin NP-FZ100
Sony A7C II sử dụng pin NP-FZ100

Cổng USB cũng vô cùng hữu ích để bạn có thể phát trực tiếp, A7C II hỗ trợ phát trực tuyến plug-and-play UAC/UVC, do đó bạn không cần phần mềm bổ sung để sử dụng a7C II làm webcam.

Ngoài cổng USB-C thì A7C II cũng vẫn được trang bị jack tai nghe và mic 3.5mm, cùng với cổng HDMI hỗ trợ đầu ra 4: 2: 2 để bạn có thể kết nối với các phụ kiện chuyên hỗ trợ ghi hình như Atomos Ninja V nếu muốn.

Về kết nối không dây thì A7C II cũng sẽ có đầy đủ  Bluetooth và WIFI tần số kép để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc kết nối máy ảnh với smartphone. Ứng dụng Sony Creators‘ sẽ giúp bạn có thể truyền file không dây hoặc điều khiển máy ảnh từ xa đơn giản hơn.

Đáng tiếc, Sony chỉ trang bị cho A7C II một khe cắm thẻ UHS-II SDXC duy nhất. Điều này sẽ khá đáng ngại với những anh em quay chụp sự kiện, và A7 IV hỗ trợ khe thẻ nhớ kém hỗ trợ thẻ CFe nhanh hơn nhiều so với SDXC.

Review Sony A7C II – Chất lượng hình ảnh

Cảm biến BSI CMOS 33MP

Chúng mình đã khá bất ngờ khi Sony đã trang bị cho A7C II cảm biến BSI CMOS 33MP giống với A7 IV nhưng bộ xử lý Bionz XR thế hệ mới hơn. Điều này cũng có thể báo hiệu cho sự kết thúc của tiêu chuẩn cảm biến full-frame 24MP mà chúng ta đã thấy trên các máy ảnh nhỏ gọn của Sony xuyên suốt 1 thập kỷ qua. Tất nhiên, hãy loại trừ các mẫu máy hướng tới việc quay video nhiều hơn như ZV-E1FX3.

Với cảm biến BSI CMOS 33MP bạn sẽ có thể chụp được những bức ảnh rõ ràng và sắc nét ngay cả ở trong điều kiện ánh sáng yếu.

Sony A7C II có cảm biến BSI CMOS 33MP giống với Sony A7 IV
A7C II có cảm biến BSI CMOS 33MP giống với A7 IV

Hệ thống lấy nét tự động thông minh, tân tiến

A7C II sử dụng hệ thống lấy nét tự động tân tiến nhất mà Sony đã trang bị lên siêu phẩm Sony A7R V ra mắt vào năm ngoái. Về cơ bản thì đây là phiên bản cập nhật của hệ thống Real Time Tracking từ A7 IV nhưng được hỗ trợ từ bộ xử lý AI chuyên dụng. Việc sử dụng thuật toán AI ở đây giúp đem đến hiệu suất lấy nét tuyệt vời cho A7C II chứ không chỉ mang tính chất truyền thông.

Hệ thống lấy nét tự động này đem đến khả năng nhận dạng chỉ ánh mặt và khuôn mặt mà còn có thể nhận dạng được con người thông qua cơ thể. Bên cạnh đó thì A7C II cũng có thể nhận dạng khác như: Động vật, các loài chim, côn trùng, ô tô, tàu hỏa và máy bay. Ngoài những khả năng nhận dạng mới thì khả năng bắt nét vào ánh mắt cho động vật cũng hoạt động tốt hơn.

Sony A7C II sở hữu hệ thống lấy nét tân tiến
A7C II sử dụng hệ thống lấy nét tự động tân tiến nhất mà Sony đã trang bị lên siêu phẩm A7R V

Như đã đề cập ở bài review Sony A7CR thì hệ thống lấy nét của A7C II cũng gặp hiện tượng gần như tương tự người anh em ra mắt cùng ngày. Sony A7C II sẽ gặp khó khăn khi bắt nét vào các chủ thể bị bụi rậm che khuất hoặc khi chụp các môn thể thao tập thể như đá bóng. Tất nhiên, tuy bị làm khó nhưng A7C II vẫn có thể chụp được những bức ảnh ấn tượng tại các bối cảnh này.

Review chụp liên tiếp của Sony A7C II

Sony A7C II có thể chụp liên tiếp ở tốc 10 khung hình/giây với ảnh JPG hoặc RAW nhưng sẽ giảm xuống ở mức 6 khung hình/giây với định dạng Uncompressed hoặc Lossless RAW. Khi thử nghiệm với thẻ SDXC Sony Tough 299Mbps, A7C II có thể chụp liên tiếp được khoảng 24 ảnh RAW không nén, 50 ảnh RAW125 ảnh JPG, Đây là con số khá ấn tượng và ngang ngửa với Sony A7 IV nhưng kém hơn một chút do A7 IV hỗ trợ thẻ CFe của nó có nghĩa là bạn không phải đối mặt với các giới hạn về bộ đệm.

Sony A7C II có thể chụp liên tiếp ở tốc 10 khung hình/giây với ảnh JPG hoặc RAW
Sony A7C II có thể chụp liên tiếp ở tốc 10 khung hình/giây với ảnh JPG hoặc RAW

Dải ISO

Sony A7C II có phạm vi ISO rộng từ 100-51200 theo mặc định và có thể mở rộng đến ISO 50-204800. Nếu bạn chụp ảnh JPG hoặc HEIF, A7C II sẽ cho ra chất lượng hình ảnh ấn tượng ở mức ISO 1600. Hình ảnh ở mức ISO 25600 nhìn cũng không đến nỗi quá tệ nhưng độ tương phản sẽ bị giảm nhẹ. Và tất nhiên là mức ISO 51200 và 102400 là mức mà bạn không nên sử dụng khi không cần thiết bởi hình ảnh ở ISO mức này sẽ vô cùng nhiễu, bất chấp bộ xử lý BIONZ XR có làm việc tốt đến như thế nào.

Cấu hình màu

Sony A7C II sẽ được trang bị một số cấu hình màu hoặc giao diện sáng tạo (Creative Looks) nhưng chỉ áp dụng với ảnh JPG hoặc HEIF. Khi bạn bắt đầu sử dụng A7C II, máy sẽ mặc định ở cài đặt tiêu chuẩn (St) nhưng cũng có các tùy chọn như chân dung (Pt), tự nhiên (Nt), sống động (VV và VV2), nâu đỏ (Se) và đen trắng (BW). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay đổi chế độ với giao diện film Instax (In), chụp phong cảnh nhưng làm nổi bật màu xanh lá cây (FI) và soft look (Sh). Nếu bạn là một người dùng không thích chỉnh sửa ảnh nhiều thì những hiệu ứng này sẽ là công cụ vô cùng hữu ích.

Nếu như bạn là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp muốn can thiệp và chỉnh sửa nhiều hơn trong một bức hình thì lựa chọn ảnh RAW sẽ vô cùng phù hợp với bạn.

Review Sony A7C II – Chất lượng quay video

Review video 4K với màu 4:2:2 trên Sony A7C II

Sony A7C II là một chiếc máy ảnh có khả năng quay video ấn tượng. A7C II có thể quay 4K/30fps với toàn bộ chiều rộng của cảm biến, độ sâu màu 10-bit 4:2:2. Bạn cũng có thể quay video 4K/60fps với độ crop Super35 (APS-C). Ngoài ra, A7C II cũng có thể quay 4K/120fps nhưng sẽ bị cắt xén, quay chậm và nhanh (S&Q) bạn cũng có tốc độ khung hình lên tới 60fps. Độ sâu màu 10 bit giúp cho A7C II có thể đặt ngang hàng với Canon EOS R6 II và Panasonic S5 II. Bạn có thể sử dụng bất kỳ cấu hình Creative Look nào cho các cảnh quay, HLG và S-Cinetone để chỉnh màu giống như phim hoặc S-Log2 và S-Log3 để có giao diện thân thiện hơn ở giai đoạn hậu kỳ.

Video 4K trên Sony A7C II

Hệ thống lấy nét tự động và auto-framing

Hệ thống lấy nét tự động khi quay video hoạt động gần như tương tự với khi bạn chụp ảnh tĩnh. Mặc dù, Sony không có ý định hướng chiếc A7C II tới các vlogger nhưng nó vẫn sẽ có tính năng auto-framing giống như Sony ZV-E1.

review sony a7c ii
Hiệu suất lấy nét trên video ngang với ảnh tĩnh

Review chất lượng cảnh quay trên Sony A7C II

Về cơ bản, thì chất lượng video trên A7C II rất tốt. Các cảnh quay 4K sắc nét và cảm biến lẫn hệ thống chống rung cao cấp giúp giảm thiểu hiện tượng giật khung hình khi quay video bằng tay không. Tuy nhiên, trên A7C II lại có hiện tượng rolling shutter khiến những cảnh quay bằng tay không xuất hiện những hiệu ứng nhòe khi ghi hình các đối tượng đang di chuyển.

Nhưng A7C II lại có khả năng khắc phục hiện tượng focus breathing (hiện tượng máy ảnh hoặc ống kính lấy nét vào 1 đối tượng sau đó lại tự chuyển sang bắt nét 1 đối tượng khác). Cụ thể thì A7C II sẽ có thể khắc phục được hiện tượng này với một số ống kính Sony nhất định.

sony a7c ii
Sony A7C II là một chiếc máy ảnh nhỏ gọn nhưng đầy sức mạnh

 

Thời gian sử dụng cũng là một điểm cộng với A7C II. Chúng mình đã có thể quay liên tục khoảng hơn 90 phút ở tốc độ 100Mbps và độ phân giải 4K60p mà không hề thấy hiện tượng quá nhiệt. Micro được tích hợp bên trong máy ảnh hoạt động khá tốt nhưng nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung video chuyên nghiệp thì bạn nên đầu tư mic rời nữa để âm thanh được chất lượng hơn.

Tổng kết

Với sự ra mắt của A7C II, Sony vẫn khẳng định được vị trí độc tôn của mình trong việc sản xuất ra những chiếc máy ảnh nhỏ gọn nhưng đầy sức mạnh. Hệ thống lấy nét tự động hỗ trợ bởi AI của A7C II thậm chí còn tốt hơn A7 IV. Cảm biến 33MP đem đến chất lượng ảnh tĩnh tuyệt vời, thiết kế chắc chắn và thời lượng pin dài là những ưu điểm khác của A7C II.

Nhìn chung, Sony A7C II xứng đáng là người thay thế hoàn hảo cho người đàn anh A7C đã ra mắt từ 2 năm trước. Trên đây là bài review Sony A7C II của Tokyo Camera, bạn nghĩ sao về chiếc máy ảnh nhỏ gọn đầy sức mạnh này? Hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!

Theo dõi Tokyo Camera và cập nhật tin tức trên các nền tảng khác như:

Facebook: Tokyo Camera

Youtube: Tokyo Camera

Tin Tức Liên Quan

Review Sony A7CR – Phiên Bản Mini Của Siêu Phẩm A7RV

Sony là một hãng máy ảnh luôn cố gắng đưa ra thị trường những chiếc [...]

Review Sony Cybershot HX90V – Chiếc Máy Ảnh Compact Nhỏ Nhưng Mạnh Mẽ

Sony Cybershot HX90V là chiếc máy ảnh compact siêu nhỏ gọn có khả năng zoom [...]

Review Sony Cybershot DSC W830 – Siêu Nhẹ Siêu Tiện Lợi

Sony Cybershot DSC W830 là máy ảnh compact sở hữu khả zoom quang học 8x [...]

Review Máy Ảnh Sony Cybershot DSC H400 – Rẻ Mà Không Ngon

Ra mắt từ tháng 2 năm 2014, Sony Cyber-shot DSC H400 là chiếc máy ảnh [...]

Những Dòng Máy Ảnh Kỹ Thuật Số Sony Cybershot Nhỏ Gọn

Làn sóng sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh compact nhỏ gọn, máy [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *