Canon Cho Phép Sigma Và Tamron Sản Xuất Ống Kính Ngàm RF

Sau nhiều năm cấm cửa các hãng sản xuất ống kính bên thứ ba, cuối cùng Canon đã cho phép Sigma và Tamron chế tạo ống kính ngàm RF – Một trong những hệ thống ngàm ống kính độc quyền của Canon.

Thông tin về việc Canon cho phép Sigma và Tamron sản xuất ống kính ngàm RF

Canon đã thực hiện đúng như những gì mà họ đã tuyên bố từ đầu năm nay, khi họ cho biết rằng đang tích cực làm việc với các hãng sản xuất ống kính bên thứ ba để đưa ngàm RF phổ biến hơn đến người dùng. Và 2 hãng ống kính bên thứ ba mà Canon “chọn mặt gửi vàng” ngàm RF độc quyền của họ đó là Tamron và Sigma.

Sigma và Tamron sản xuất ống kính ngàm RF
Ống kính Sigma ngàm Canon RF

Sigma sẽ chế tạo các ống kính ngàm RF với 6 ống kính bao gồm: 18-50mm f/2.8 DC DN, 10-18mm f/2.8 DC DN, 16mm f /1.4 DC DN, 23mm f/1.4 DC DN, 30mm f/1.4 DC DN56mm f/1.4 DC DN.

Sigma và Tamron sản xuất ống kính ngàm RF
Ống kính Sigma ngàm RF

Sigma cho biết rằng những chiếc ống kính trên sẽ hỗ trợ đầy đủ với ngàm Canon RF. Các ống kính của họ sẽ bao gồm một thuật toán điều khiển cho hệ thống lấy nét tự động và tối ưu hóa tốc độ liên lạc, mà Sigma cho biết đã được phát triển đặc biệt cho các ống kính có thể hoán đổi cho nhau của Canon RF Mount.

Sigma cũng cho biết thêm “Ngoài khả năng lấy nét tự động tốc độ cao, ống kính này còn hỗ trợ AF-C (AF liên tục), hiệu chỉnh quang sai trong máy ảnh và chống rung quang học trong máy ảnh. Những chiếc ống kính này sẽ được trang bị khả năng chống chịu thời tiết để đảm bảo việc làm việc ở nhiều môi trường khác nhau.”

Đối với Tamron, họ cũng bắt đầu cho phát hành ống kính ngàm RF với dòng 11-20mm F/2.8 Di III-A RXD (Model B060).

Ống kính 11-20mm f/2.8 được mô tả là ống kính zoom khẩu độ nhanh, nhỏ gọn, nhẹ, dành cho máy ảnh APS-C (nó hiện có sẵn cho ngàm Sony E và Fujifilm X). Dự kiến phiên bản ống kính này sẽ được Tamron ra mắt trong năm 2024.

Sigma và Tamron sản xuất ống kính ngàm RF
Ống kính Tamron ngàm RF dự kiến trong tương lai

Mặc dù Canon dường như chỉ cấp phép quyền truy cập vào ngàm RF để hỗ trợ máy ảnh APS-C chứ không phải các tùy chọn máy ảnh cảm biến full-frame phổ biến hơn nhiều, nhưng ít nhất đây cũng là một bước tiến lớn trong việc phổ thông hơn ngàm RF có mức giá khá cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *