So sánh Canon EOS R50 và R10 – lựa chọn tuyệt vời trong tầm giá

Trong bài đánh giá này, chúng mình sẽ so sánh Canon EOS R50 và R10, hai chiếc máy ảnh mirrorless có mức giá phải chăng đến từ nhà Canon. Trong khi chiếc Canon EOS R50 được ra mắt với thị trường vào năm 2023, R10 lại được ra mắt vào năm 2022. Với khoảng cách 1 năm tuổi, hãy cùng so sánh những điểm khác biệt lớn nhất của hai chiếc máy nhé!

Thông số kĩ thuật của Canon EOS R50 và R10

Trước khi đến với so sánh chi tiết chúng mình hãy cùng điểm qua thông số kĩ thuật của hai chiếc máy ảnh đến từ nhà Canon này nhé.

Canon EOS R50 Canon EOS R10
Trọng lượng 328g (chỉ thân máy), 375g (cả pin và thẻ nhớ) 382g (chỉ thân máy), 429g (cả pin và thẻ nhớ)
Kích thước 116.3 x 85.5 x 68.8mm 122.5 x 87.8 x 83.4mm
Pin LP-E17 Lithium Polymer LP-E17 Lithium-Ion
Thẻ nhớ Khe lưu trữ đơn hỗ trợ 1 thẻ: SD/SDHC/SDXC Khe lưu trữ đơn hỗ trợ 1 thẻ: SD/SDHC/SDXC
Màn hình 3 inch – 2,36 triệu điểm ảnh 3 inch – 2,36 triệu điểm ảnh
Kính ngắm 2,36 triệu điểm ảnh 2,36 triệu điểm ảnh
Hệ thống lấy nét Dual Pixel AF II Dual Pixel Cmos AF II
Bộ xử lí 24.2MP 24.2MP
Cảm biến APS-C CMOS APS-C CMOS
ISO 100 – 32000 100 – 32000
IBIS
Chụp liên tiếp 12 khung hình/giây 15 khung hình/giây
Độ phân giả video UHD 4K  UHD 4K

So sánh Canon EOS R50 và R10 – ngôn ngữ thiết kế

Trọng lượng và kích thước

  • Canon EOS R50: 328g | 116.3 x 85.5 x 68.8mm
  • Canon EOS R10: 382g | 122.5 x 87.8 x 83.4mm

Kích thước và trọng lượng của một chiếc máy ảnh sẽ là yếu tố đầu tiên để bạn quyết định xem đây mới là chiếc máy ảnh phù hợp với bản thân. Chính vì vậy, đầu tiên hãy cùng chúng mình so sánh trọng lượng và kích thước của hai chiếc máy này.

So sánh Canon EOS R50 và R10
So sánh thiết kế của hai chiếc máy ảnh

Bởi lẽ thiết kế thân máy bằng nhựa cao cấp, R50 sở hữu trọng lượng nhẹ hơn người anh R10 của mình, tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc cảm giác cầm nắm trên chiếc R50 bị giảm thiểu đi rất nhiều. Theo bọn mình, nếu bạn là một người có bàn tay to, trải nghiệm cầm nắm trên chiếc R50 sẽ khá bất tiện và R10 sẽ là một lựa chọn tốt hơn rất nhiều bởi cảm giác cầm nắm chắc chắn của mình.

Hệ thống nút bấm

Chính vì thiết kế của mình, Canon EOS R50 sở hữu hệ thống nút bấm đơn giản và sẽ phụ thuộc chính vào việc điều khiển thông qua màn hình cảm ứng. Điều này khác xa với R10 bởi lẽ chiếc máy ảnh này sở hữu hệ thống nút bấm vô cùng đa dạng giúp người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh việc chụp ảnh mà không cần sử dụng đến màn hình cảm ứng. Đối với mình, trải nghiệm điều chỉnh chế độ trên chiếc R50 sẽ thiên về việc tiếp cận với người mới – những người mà chưa thể sử dụng nút bấm trên máy ảnh – giúp họ dễ dàng tiếp cận hơn với nhiếp ảnh.

So sánh Canon EOS R50 và R10
Hệ thống nút bấm trên R10 và R50

So sánh Canon EOS R50 và R10 – Màn hình và kính ngắm

  • Canon EOS R50: Màn hình LCD 3 inch – Kính ngắm 2,36 triệu điểm ảnh
  • Canon EOS R10: màn hình LCD 3 inch – Kính ngắm 2,36 triệu điểm ảnh

Cả chiếc R50 lẫn R10 đều được trang bị màn hình LCD 3 inch tuy nhiên R50 lại cho chúng ta một độ phân giải tốt hơn với 1,62 triệu điểm ảnh trong khi R10 chỉ cho 1,04 triệu. Điều này được thể hiện rất rõ khi màn hình của Canon EOS R50 hiển thị đẹp hơn khá nhiều so với EOS R10. Một điểm khác biệt nữa là bản lề của chiếc R10 có khả năng lật theo mọi góc trong khi R50 chỉ cho người dùng lật 180 độ.

So sánh Canon EOS R50 và R10
Màn hình tuyệt đẹp trên EOS R50

Cả hai chiếc máy đều được trang bị kính ngắm giống hệt nhau với 2,36 triệu điều ảnh, độ phóng đại 1.15x và tốc độ làm mới là 120fps. Điều này giúp việc tái tạo hình ảnh ở kính ngắm trở nên chân thực hơn giúp kiểm soát hình ảnh một cách hiệu quả

Khả năng kết nối

Cả R50 lần R10 đều có khả năng kết nối và truyền tải tệp tin thông qua Bluetooth và Wi-fi đến điện thoại thông qua ứng dụng Canon Camera Connect. Tuy nhiên, ra mắt sau 1 năm, R50 hỗ trợ những phương thức kết nối mới như Wifi 2.4Ghz và 5Ghz không như R10. Điều này có tạo ra sự khác biệt về mặt tốc độ khi truyền tệp của hai chiếc máy nhưng không đáng kể. Ngoài ra, hai chiếc máy ảnh đều sở hữu khả năng kết nối thông qua cổng Micro-HDMI, 1 cổng type C và một cổng 3.5mm để kết nối mic.

So sánh Canon EOS R50 và R10
Kết nối không dây thông qua Canon Camera Connect

So sánh Canon EOS R50 và R10 – khả năng chụp ảnh

Cảm biến và bộ xử lí

Cả hai chiếc máy ảnh đều sử dụng cùng cảm biến APS-C CMOS vì vậy chất lượng hình ảnh trên hai chiếc máy là hoàn toàn giống nhau đối với cả ảnh tĩnh và quay video.

Dài ISO

Cả hai chiếc máy ảnh đều cung cấp cho người dùng dải ISO 100-32,000. Bởi lẽ cả hai chiếc ảnh đều sở hữu cùng cảm biến và bộ xử lí, Canon EOS R10 và R50 đều có thể giữ được độ chi tiết và màu sắc tốt cho đến mức ISO 3200. Bắt đầu từ những mức ISO cao hơn, chất lượng hình ảnh của hai chiếc máy sẽ bắt đầu giảm xuống, xuất hiện nhiễu và việc xử lí hình ảnh trở nên khó khăn hơn nhiều.

Khả năng chụp ảnh liên tiếp

Canon EOS R50 là một chiếc ảnh khá nhanh với khả năng chụp liên tục với 15fps khi sử dụng màn trập điện tử. Tuy nhiên, chiếc máy ảnh này không có màn trập cơ học như chiếc R10, và chiếc máy này có thể chụp 15fps với màn trập cơ học và 23fps khi sử dụng màn trập điện tử.

So sánh Canon EOS R50 và R10
Khả năng chụp ảnh liên tiếp trên Canon EOS R10

Nếu so sánh khả năng chụp liên tục của chiếc R10 với R50, R50 tỏ ra lép vế rất nhiều khi mà chỉ có thể chụp tối đa 42 ảnh JPEG hoặc 7 ảnh Raw trong một lần chụp trước khi phải nghỉ trong khi con số của R10 lên đến 460 ảnh JPEG hoặc 29 ảnh Raw. Điều này khiến cho R10 sẽ nhỉnh hơn một chút trong khả năng chụp những chủ thể động chuyển động nhanh như chụp thể thao, hành động hay động vật hoang dã.

Khả năng lấy nét tự động và nhận diện chủ thể

Khả năng lấy nét tự động đều là thế mạnh của EOS R50 và R10 bởi lẽ cả hai chiếc máy đều có 651 điểm lấy nét tự động và 4503 điểm lấy nét bằng tay cho ra những bức ảnh vô cùng sắc nét. Ngoài ra, cả hai chiếc máy đều có khả năng nhận diện chủ thể là người kể cả khi đeo khẩu trang, đội mũ hay đeo kính. Hơn nữa, khả năng nhận diện cũng có thể xác định được chó, chim, mèo, xe máy và ô tô. Lấy nét tự động trên EOS R50 và R10 gần như không có độ trễ và khóa chủ thể rất tốt kể cả khi chúng chuyển động trên quỹ đạo khó đoán. Nhìn chung, lấy nét tự động trên EOS R50 và R10 là một điểm sáng bởi độ nhanh và chính xác đối với cả chủ thể tĩnh lẫn động.

So sánh Canon EOS R50 và R10
Công nghệ Dual Pixel CMOS được tích hợp

So sánh Canon EOS R50 và R10 – Khả năng quay video

Chất lượng hình ảnh và tốc độ khung hình

Khả năng quay video là một trong những điểm sáng của hai chiếc máy ảnh này bởi lẽ cả hai đều có khả năng cho ra những thước phim ở 4K/30fps với tự động điều lấy nét và điều chỉnh ánh sáng. Tuy nhiên, khác với R50, R10 còn hỗ trợ quay video với 4K/60fps tuy nhiên ảnh sẽ bị phóng to 64%. Màu sắc trên R50 và R10 khá tương đồng khi đều sử dụng hệ màu 10-bit vô cùng sinh động. Vì vậy, việc lựa chọn giữa hai chiếc máy này sẽ phụ thuộc vào bạn muốn ưu tiên  quay toàn màn hình hay quay hình bị crop với tốc độ khung hình cao hơn.

Lưu ý rằng, Canon EOS R50 chỉ có khả năng quay liên tục trong vòng 1 tiếng, thời lượng này thấp hơn 1 tiếng so với thời lượng 2 tiếng của R10. 

Các chế độ và tính năng quay video

Đối với chụp ảnh slow-motion, cả R50 và R10 đều hỗ trợ tối đa 1080p/120fps cùng khả năng lấy nét tự động. Tuy nhiên, khi quay video slow-motion ở độ phân giải 1080p, âm thanh sẽ không được ghi lại và bắt buộc phải hạ xuống 720p để có âm thanh.

Ngoài ra, khác với R10, R50 mang đến cho người dùng khá nhiều chế độ giúp trải nghiệm quay video trở nên dễ dàng hơn với người dùng. “Movie for close-up demos” sẽ cho phép máy ảnh tự động bắt nét vào sản phẩm và làm mờ hậu cảnh khi đưa sản phẩm lại gần ống kính và chế độ này thực sự hoạt động một cách vô cùng mượt mà. Điều này có thể giúp ích rất nhiều cho việc sáng tạo nội dung hay review sản phẩm.

So sánh Canon EOS R50 và R10
Chế độ close-up demo trên EOS R50

Hơn nữa, R50 còn sở hữu chế độ ổn định hình ảnh khi quay video “Enhanced” giúp những thước phim được quay bằng tay mà không sử dụng chân máy được sắc nét hơn.

Để sử dụng như một chiếc webcam, EOS R50 chỉ yêu cầu kết nối với máy tính thông qua cổng USB trong khi ứng dụng EOS Webcam Utility phải được cài đặt để sử dụng R10 như một chiếc webcam.

So sánh Canon EOS R50 và R10 – Pin và thẻ nhớ

So sánh Canon EOS R50 và R10 – Pin

Cả EOS R50 và R10 đều sở hữu cùng một mẫu pin là LP – E17, tuy nhiên thời lượng sử dụng sẽ khác nhau. R50 có khả năng chụp khoảng 440 lần sử dụng màn LCD và 310 lần sử dụng kính ngắm trong khi R10 chỉ chụp được 430 lần với LCD và 260 lần với kinh ngắm.

So sánh Canon EOS R50 và R10
Pin LP-E17 trên Canon EOS R50

Thẻ nhớ

EOS R10 hỗ trợ một thẻ nhớ UHS-II SD trong khi R50 cũng hỗ trợ một thẻ nhớ, nhưng dòng chậm hơn là UHS-I. Với việc sử dụng thẻ chậm hơn, Canon EOS R50 nhằm mục đích hướng tới người mới làm quen với nhiếp ảnh.

So sánh Canon EOS R50 và R10 – Mức giá và phiên bản

Canon EOS R50 đang được bán ở với mức giá khoảng 16 triệu đối với thân máy và 17,3 triệu đối với thân máy và lens. Chiếc máy này còn sở hữu hai phiên bản là trắng và đen.

So sánh Canon EOS R50 và R10
Hai phiên bản của EOS R50

Canon EOS R10 sở hữu mức giá khoảng 20 triệu đối với thân máy và 21 triệu đối với thân máy và lens. EOS R10 chỉ sở hữu một phiên bản màu đen với mức giá nhỉnh hơn EOS R50 một chút.

So sánh Canon EOS R50 và R10
Phiên bản màu đen của EOS R10

Tổng kết

Nói chung, cả hai chiếc máy đều cho ra một hiệu suất chụp ảnh vô cùng ấn tượng đối với cả quay video lẫn chụp ảnh. EOS R50 và R10 đều mang đến cùng một chất lượng hình ảnh, quay video và khả năng tự động lấy nét nhưng EOS R50 lại mang đến rất nhiều tính năng tiên tiến giúp việc chụp ảnh trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, ra mắt sau 1 năm, R50 sở hữu mức giá rẻ hơn R10 vào khoảng 3 triệu.

Ý kiến của bạn thế nào? Bạn sẽ chọn Canon EOS R50 hay EOS R10? Hãy cho chúng mình biết ý kiến của bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *