Drone là thiết bị không còn xa lạ hiện nay, nhất là đối với những người yêu công nghệ. Tuy nhiên, drone là gì? Có bao nhiêu loại drone tính đến thời điểm hiện tại? Nguyên lý hoạt động của drone ra sao? Cùng Tokyo Camera giải mã về drone và các thiết bị bay điều khiển từ xa trong bài viết này quý vị và các bạn nhé.
Khái niệm về drone, drone là gì?
Drone là tên gọi chung chỉ các thiết bị bay được điều khiển từ xa hoặc tự động hóa. Các thiết bị bay không người lái (flycam, UAV) này không có người lái hay điều khiển trực tiếp bên trong mà thường được vận hành nhờ hệ thống, phần mềm được lập trình tự động hoặc có người vận hành, điều khiển từ xa, ở khu vực an toàn hơn. (Tham khảo và chuyển thể thông tin từ Cục quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA)).
Cấu tạo của drone
Drone thường được cấu tạo với các thành phần chính, bao gồm:
- Động cơ
- Bảng mạch và các bộ vi xử lý trung tâm
- Các chi tiết khác như cánh quạt (với flycam, UAV)
- Các bộ phận để gá thiết bị như khung, giá đỡ, gimbal
- Nguồn cấp năng lượng hoạt động cho drone thường là pin công suất lớn.
Vật liệu chế tạo drone
Vật liệu chế tạo drone thường sử dụng các vật liệu đảm bảo tính chất nhẹ, độ bền cao, nhằm đảm bảo các đặc tính yêu cầu như:
- Tính thông dụng (dễ dàng chế tạo thay thế),
- Độ cơ động (vật liệu nhẹ giúp giảm trọng lượng của drone, đảm bảo thời lượng bay).
- Thiết thực (giá cả phù hợp)
- Hoạt động hiệu quả (thích nghi với nhiều điều kiện môi trường và thời tiết, khí hậu khác nhau).
Một số loại vật liệu chế tạo drone phổ biến hiện này có thể kể tên như:
- Compozit (composite) dạng sợi thủy tinh (GPRP);
- Compozit (composite) dạng sợi carbon (CFRP);
- Compozit (composite) dạng sợi aramid (AFRP).
- Compozit (composite) sợi gốm liên tục (CFCC);
Điều khiển và điều hướng drone
Người điều khiển, vận hành có thể điều khiển drone ở khoảng cách xa và lập trình drone bay theo lộ trình dựa trên hệ thống định vị GPS hay xác lập bản đồ tự động từ điểm xuất phát (với những loại drone cao cấp có công nghệ tự động lập bản đồ trong quá trình bay tính từ điểm xuất phát).
Bộ điều khiển drone
Các loại drone và flycam thường được trang bị những bộ điều khiển có tần số sóng 2.4GHz trở lên. Bộ điều khiển thường có ăng-ten (có thể gập lại), có hai nút xoay 360 độ, các nút chức năng khác (với các dòng flycam và drone cao cấp).
Một số loại drone còn trang bị điều khiển sử dụng công nghệ đường truyền sóng riêng, cho khả năng bay xa và trần bay cao (như các flycam của DJI). Hoặc sử dụng các tín hiệu truyền sóng thông qua tín hiệu Wifi (chỉ sử dụng ở cự ly và phạm vi hoạt động ngắn, thường thấy ở các dòng flycam giá rẻ).
Một số loại tay điều khiển từ xa phổ biến cho flycam DJITham khảo: Chi tiết về các bộ điều khiển flycam phổ biến
Nguyên lý hoạt động và cơ chế vận hành
Các loại drone thông thường được trang bị cánh quạt, sử dụng nguồn năng lượng cấp từ pin. Cá biệt, những dòng drone UAV (drone kích thước lớn) trang bị động cơ phản lực có thể bay với tốc độ lên tới 800km/h và phạm vi hoạt động lên tới 15km.
Một số loại drone có thể tự động hoạt động và bay theo lộ trình (được người dùng thiết lập) hoặc có thể điều khiển thủ công (trực tiếp do người điều khiển).
Hiện nay có những loại drone nào?
Phân loại drone theo cơ chế hoạt động
Hiện nay, những loại drone và flycam phổ thông có kích thước và trọng lượng vừa và nhỏ thường trang bị hai cơ chế cánh quạt chủ yếu, gồm:
Drone cánh cố định
loại drone này có phần cánh dài, thường cần một khoảng đường băng dài để lấy đà cất cánh (một số loại kích thước vừa có thể sử dụng máy, bệ phóng di động).
Ưu điểm của drone loại này thường có thời gian bay lâu, trần bay và phạm vi hoạt động xa. Cho phép thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt, như do thám, khảo sát, trinh sát.
Drone cánh quạt
Loại drone này sử dụng cơ chế cánh quạt tương tự như máy bay trực thăng. Chính vì vậy, chúng có thể cất cánh tại chỗ hoặc những khu vực cất cánh nhỏ. Thường những loại drone này có kích thước vừa và nhỏ nên được sử dụng phục vụ cho các hoạt động quay phim, chụp hình, khảo sát địa hình.
Ngoài ra, cá biệt có nguyên mẫu drone hiện nay đang được nghiên cứu được thiết kế như không có cánh quạt. Mời quý vị và các bạn tham khảo thêm tại đây.
Ứng dụng của drone sản xuất và đời sống
Quân sự, an ninh
Ban đầu, những mẫu drone kích thước lớn (UAV) xuất hiện phổ biến trong các hoạt động quân sự với vai trò như một thiết bị trinh sát, do thám địa hình hoặc có thể tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao (nếu được vũ trang).
Các hoạt động dự báo thời tiết, khí tượng
Sau này, nhận thấy tiềm năng của drone, các lĩnh vực khác cũng lần lượt thử nghiệm và áp dụng drone. Chẳng hạn, trong hoạt động dự báo thời tiết (thu thập các thông tin, hình ảnh từ độ cao), nhằm giúp chuyên gia phân tích hình thái thời tiết để đưa ra những dự báo.
Drone phục vụ dân sự và doanh nghiệp
Nhờ hoạt động nghiên cứu và phát triển, các loại drone kích thước vừa và nhỏ được trang bị các loại camera khác nhau phục vụ các nhu cầu dân sự cũng từ đó lần lượt ra đời và phổ biến ngày nay trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, như:
Nhiếp ảnh, làm phim (không ảnh)
Các loại drone phục vụ nhiếp ảnh trên không (không ảnh) được trang bị camera được gọi là flycam. Camera của flycam có độ phân giải và chất lượng hình ảnh sắc nét cao (những loại drone cao cấp có thể được trang bị camera quay phim 4K), cho phép thực hiện quay phim và chụp hình từ phạm vi và trần bay ở tầm trung (dưới 1000m). Tùy theo giá thành và mục đích sử dụng, các loại flycam này còn được chia ra thành flycam phục vụ nhiếp ảnh nghiệp dư hay nhiếp ảnh chuyên nghiệp.
Khảo sát địa hình và thiêt lập bản đồ
Những loại drone và flycam phục vụ hoạt động khả sát, thiết lập bản đồ thực địa thường trang bị module LIDAR hay RTK hỗ trợ quá trình quét và chụp ảnh, thiết lập bản đồ địa hình. Đặc biệt là bản đồ 3D mô phỏng.
Quý vị và các bạn có thể tham khảo chi tiết về thông số cơ bản và so sánh tính năng những mẫu drone thiết lập bản đồ chính xác đến từng centimet của DJI trong bài so sánh tổng quan: DJI Mavic 3 Enterprise vs Phantom 4 RTK và M300RTK P1
Sản xuất nông nghiệp
Các loại drone phục vụ nông nghiệp hiện nay chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ như: rải phân bón, phun thuốc trừ sâu, và gieo hạt giống. Cá biệt một số dòng drone cao cấp trang bị camera đa quang phổ giúp thu thập, phân tích dữ liệu biến đổi của mặt đất, cây trồng, khu vực canh tác. Có thể kể đến như Mavic 3M hay Phantom 4M. Chi tiết về hai mẫu drone này, mời quý vị và các bạn tham khảo trong bài so sánh Mavic 3 Multispectral và Phantom 4M cơ bản dựa trên các thông số và tính năng được nhà sản xuất công bố.
Công nghiệp
Hiện nay, một số loại drone phục vụ công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, chẳng hạn như:
– Drone giám sát đường dây truyền tải điện, phát hiện những điểm bất thường trên đường dây truyền tải điện nhờ trang bị camera ảnh nhiệt, xử lý các vật thể lạ tiếp cận hay vướng vào đường dây truyền tải điện.
Một số lĩnh vực khác như dầu khí, cũng sử dụng những ứng dụng của drone tương tự.
Giao nhận, logistics
Hiện nay, một số công ty và tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, logistics và vận tải ở khắp nơi trên thế giới đã và đang thử nghiệp, sử dụng drone như là một phương tiện giao hàng tự đông trong đời sống, đặc biệt là trong và sau đại dịch Covid-19 diễn ra. Tầm quan trọng của drone trong việc duy trì chuỗi cung ứng ngày càng được nhìn nhận một cách nghiêm túc và xúc tiến hơn.
Tìm kiếm cứu nạn
Các loại drone phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn cũng có thể trang bị camera ảnh nhiệt, giúp tìm kiếm người gặp nạn (theo tín hiệu nhiệt độ phát ra từ cơ thể nạn nhân). Hay xác định nguồn gây ra các vụ cháy (dựa theo chênh lệch về vùng nhiệt độ) để có phương án dập tắt nguồn gây cháy, giảm thiệt hại ở mức tối đa.
Thương hiệu drone nào uy tín hiện nay?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất drone và máy bay không người lái. Tuy nhiên, một trong những nhà sản xuất drone phục vụ các lĩnh vực dân sự đa dạng, với các tính năng ứng dụng thực tế và chính sách bảo hành hậu mãi tốt hiện nay chỉ có thể là DJI.
DJI là nhà sản xuất drone dân dụng và công nghiệp hàng đầu thế giới năm trong những năm gần đây. Mới đây nhất, DJI được xác định là một trong những tập đoàn sản xuất drone dân dụng hàng đầu trên thế giới bởi các tổ chức quốc tế khảo sát và thống kê.
Chính sách bảo hành quốc tế của DJI
DJI có chính sách bảo hành với các sản phẩm chính hãng của mình trên phạm vi toàn cầu. Đây là một trong những chính sách giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm của DJI trên phạm vi toàn cầu.
Quý vị và các bạn khi gặp phải các vấn đề kỹ thuật với các sản phẩm của DJI có thể mang sản phẩm bị lỗi, gặp sự cố tới các trung tâm bảo hành chính hãng của DJI để được hỗ trợ ngay.
Trung tâm bảo hành DJI tại Việt Nam
Trung tâm bảo hành ủy quyền của DJI tại Việt Nam (DJI Authorized Service Center – DJI ASC) được DJI ủy quyền cho Tokyo Camera/Tokyo Shop, DJI ASC Việt Nam hiện đã có mặt trên 3 miền cả nước, cụ thể:
TRUNG TÂM BẢO HÀNH DJI MIỀN BẮC – DJI ASC MIỀN BẮC
TT Bảo Hành ASC Hà Nội
Địa Chỉ: 162 Kim Ngưu, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
Chức năng: tiếp nhận thông tin, sản phẩm và sửa chữa trực tiếp
HOTLINE: 0925.268.286
Chỉ đường
TRUNG TÂM BẢO HÀNH DJI MIỀN TRUNG – DJI ASC MIỀN TRUNG
Địa Chỉ: 165 Hàm Nghi, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Chức năng: tiếp nhận thông tin, sản phẩm và KHÔNG sửa chữa
HOTLINE: 0588.268.286
Chỉ đường
TRUNG TÂM BẢO HÀNH DJI MIỀN NAM – DJI ASC MIỀN NAM
Địa chỉ: 520 Lý Thái Tổ, P.10, Q. 10, TP. HCM
Chức năng: tiếp nhận thông tin, sản phẩm và sửa chữa trực tiếp
HOTLINE: 0528.268.286 – 0855.268.286
Chỉ đường