Downsampling Trong Video Là Gì? Cách Sử Dụng Hiệu Quả Nhất

Nếu bạn đã từng quay video trên máy ảnh thì có lẽ thuật ngữ Downsampling không còn quá xa lạ nữa, nhưng bạn đã thật sự biết nó là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết này của TokyoCamera nhé.

Chúng ta đang ở thời đại mà có rất nhiều mẫu máy ảnh hay thậm chí là cả action camera (Insta360 Ace Pro) sở hữu khả năng quay 8K. Nhưng vấn đề của việc quay 8K là nó thường không đạt được tốc độ khung hình đáp ứng được nhu cầu cần thiết của bạn. Vì vậy các hãng máy ảnh đã đưa ra một giải pháp mang tên Downsampling hay còn được biết là lấy mẫu hình ảnh từ 8K qua đó giúp các cảnh quay 4K của bạn vừa có độ mượt nhất định và vẫn có độ sắc nét cực cao.

Downsampling trong quay video là gì?

Các bạn có thể hiểu đơn giản Downsampling trong quay video đó là quá trình giảm kích thước của tệp video kỹ thuật số xuống thông qua cách giảm độ phân giải và số lượng khung hình.

Downsampling thường các nhà làm phim, sáng tạo nội dung video sử dụng nhằm giảm kích thước của video qua đó giúp việc quản lý và lưu trữ dễ dàng hơn. Ví dụ: Bạn đang quay một video ở chất lượng 8K và Downsampling cảnh quay của bạn xuống 4K để có thể dễ dàng hơn lưu trữ cũng như đăng tải lên các nền tảng chia sẻ video phổ thông.

Downsampling trong quay video là gì
Downsampling trong quay video đó là quá trình giảm kích thước của tệp video kỹ thuật số xuống thông qua cách giảm độ phân giải và số lượng khung hình

Một lý do nữa khiến nhiều người dùng ưa thích tính năng Downsampling đó là độ sắc nét của 8K bao giờ cũng tốt hơn, ngay cả khi bạn lấy mẫu từ 8K xuống 4K thì thước phim đó vẫn đảm bảo được chất lượng cao hơn những thước phim 4K thông thường. Video 8K có độ phân giải 7680×4320, trong khi video 4K có độ phân giải 3840×2160. Điều này có nghĩa là video 8K chứa số pixel nhiều hơn gấp 4 lần so với video 4K.

Xem thêm:

Ưu điểm của việc sử dụng Downsampling khi quay video là gì?

  • Giảm kích thước tệp video, giúp bạn có thể dễ dàng lưu trữ và chia sẻ video lên các nền tảng mạng xã hội.
  • Tăng tốc độ khung hình video qua đó cải thiện trải nghiệm xem.
  • Cải thiện khả năng tương thích với các thiết bị và nền tảng khác nhau bằng cách giảm kích thước tệp.

Nhược điểm của Downsampling trong khi quay video là gì?

  • Mất một số chi tiết trong cảnh quay do đã loại bỏ một số dữ liệu dư thừa
  • Mất một số màu sắc và độ tương phản do đã loại bỏ dữ liệu dư thừa
  • Chất lượng video sẽ giảm so với cảnh quay 8K gốc

Cách để sử dụng Downsampling hiệu quả

Việc sử dụng Downsampling tương đối đơn giản và có thể được thực hiện cực kỳ đơn giản chỉ với 4 bước như sau:

  1. Đầu tiên, hãy mở file video trong ứng dụng chỉnh sửa video.
  2. Tiếp theo, chọn video bạn muốn Downsampling xuống
  3. Sau đó, vào cài đặt và chọn độ phân giải bạn muốn hạ xuống
  4. Cuối cùng, xuất video ở độ phân giải mới.

Tuy nhiên, có một điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải lưu ý khi sử dụng tính năng Downsampling đó là có khả năng dẫn đến việc giảm chất lượng do độ phân giải đã bị giảm xuống. Vì vậy, điều quan trọng là chọn độ phân giải phù hợp cho video. Độ phân giải tốt nhất để lựa chọn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như nền tảng xem (ví dụ: TV, màn hình máy tính, v.v.) và mức độ chi tiết mong muốn.

Nhìn chung, downsampling là một cách hữu ích để giảm kích thước tệp video mà không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng. Bằng cách quay phim ở 8K và giảm tần số lấy mẫu xuống 4K, ai đó có thể tạo phiên bản video có chất lượng hình ảnh cao hơn so với phiên bản gốc được quay ở 4K. Điều tương tự cũng đúng khi quay phim ở 4K và giảm tần số lấy mẫu xuống Full HD so với quay phim ban đầu ở Full HD.

Liệu có thể sử dụng Downsampling ở hình ảnh tĩnh?

Tất nhiên, bạn cũng có thể giảm kích thước tệp đối với ảnh tĩnh. Những ưu điểm và nhược điểm tương tự như khi bạn làm với video. Tuy nhiên, việc sử dụng Downsampling ở hình ảnh tĩnh thường không cần thiết bởi kích thước ảnh tĩnh nhỏ hơn rất nhiều so với video 8K.

Xem Thêm:

Content Protection by DMCA.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook (8h-23h)
Chat Zalo (8h-23h)
Hotline Tư Vấn (8h-21h)